Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Mười - Tương ưng Không Thuyết - Phần Mười - Ananda hay Sự Có Mặt Của Ngã

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP BỐN

THIÊN SÁU SỨ  

CHƯƠNG MƯỜI

TƯƠNG ƯNG KHÔNG THUYẾT  

PHẦN MƯỜI

ANANDA HAY SỰ CÓ MẶT CỦA NGÃ  

Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn.

Sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn: Thưa Tôn Giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

Thưa Tôn Giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn Giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn Giả Ananda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

Này Ananda, nếu được hỏi: Có tự ngã không?

Và ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: Có tự ngã, như vậy, này Ananda, thuộc về phái các Sa Môn, Bà La Môn chấp thường kiến.

Và này Ananda, nếu được hỏi: Có phải không có tự ngã?

Và ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: Không có tự ngã, như vậy, này Ananda, là thuộc về phái các Sa Môn, Bà La Môn chấp đoạn kiến.

Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: Có tự ngã không?

Và ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: Có tự ngã, như vậy, câu trả lời của ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: Tất cả các pháp là vô ngã?

Thưa không, bạch Thế Tôn!

Lại nữa, này Ananda, nếu được hỏi: Có phải không có tự ngã?

Và ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: Không có tự ngã, như vậy, này Ananda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần