Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Ba - Tương ưng Niệm Xứ - Phẩm Nalanda - Phần Mười - Quốc độ hay Ekantaka

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

THIÊN ĐẠI PHẨM  

CHƯƠNG BA

TƯƠNG ƯNG NIỆM XỨ  

PHẨM NÀLANDA  

PHẦN MƯỜI

QUỐC ĐỘ HAY EKANTAKA  

Như vậy tôi nghe!

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sumbha, tại một thị trấn của dân chúng Sumbha tên là Sedaka.

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ Kheo.

Ví như một số đông quần chúng, này các Tỳ Kheo, tụ họp lại và nói: Cô gái hoa hậu của Quốc Độ. Cô gái hoa hậu của Quốc Độ!

Và người con gái hoa hậu Quốc Độ ấy với tất cả sự quyến rủ của mình, múa cho họ xem, với tất cả sự quyến rủ của mình, hát cho họ nghe.

Và một số quần chúng còn đông hơn tụ họp lại và nói: Cô gái hoa hậu của Quốc Độ múa và hát.

Rồi một người đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, họ nói với người ấy như sau: Này ông, hãy xem đây. Ðây là cái bát đầy dầu. Ông hãy mang bát dầu ấy và đi vòng quanh đám quần chúng lớn và người con gái hoa hậu của Quốc Độ.

Và một người với cây kiếm giơ cao sẽ đi theo sau lưng ông. Tại chỗ nào làm đổ một ít dầu, tại chỗ ấy, đầu ông bị rơi xuống.

Các ông nghĩ thế nào, này các Tỳ Kheo, người ấy có thể không tác ý đến bát dầu, phóng tâm hướng ngoại không?

Thưa không, bạch Thế Tôn!

Ví dụ này, này các Tỳ Kheo, Ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa. Và đây là ý nghĩa của nó. Này các Tỳ Kheo, cái bát đầy dầu là đồng nghĩa với thân hành niệm.

Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập như sau: Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành đất nền, làm cho tiếp tục an trú, làm cho tích tập, làm cho khéo có hiệu năng susamàraddhà. Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần