Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Ba - Tương ưng Niệm Xứ - Phẩm Nalanda - Phần Tám - Phạm Thiên

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

THIÊN ĐẠI PHẨM  

CHƯƠNG BA

TƯƠNG ƯNG NIỆM XỨ  

PHẨM NÀLANDA  

PHẦN TÁM

PHẠM THIÊN  

Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, tại cây bàng ajapàla, sau khi mới giác ngộ.

Trong khi Thế Tôn độc cư thiền tịnh, tâm niệm tư tưởng như sau được khởi lên: Ðây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ đau, chứng đạt chánh lý này, chứng ngộ Niết Bàn. Tức là bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn?

Này Tỳ Kheo, hãy trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời trú, quán thọ trên các thọ trú, quán tâm trên tâm trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ở đời.

Ðây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Tức là bốn niệm xứ.

Rồi Phạm Thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm ý Thế Tôn, ví như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm Thiên Giới, hiện ra trước mặt Thế Tôn.

Rồi Phạm Thiên Sahampati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn: Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ!

Bạch Thế Tôn, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Tức là bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn?

Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỳ Kheo trú, quán thọ trên các cảm thọ, Tỳ Kheo trú, quán tâm trên tâm, Tỳ Kheo trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Bạch Thế Tôn, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho các chúng sanh, vượt qua sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Tức là bốn niệm xứ. Phạm Thiên Sahampati thuyết như vậy.

Nói như vậy xong, Phạm Thiên Sahampati lại nói thêm:

Thấy con đường độc nhất,

Ðưa đến đoạn tận sanh.

Bậc lân mẫn chúng sanh,

Biết được con đường ấy.

Chính với con đường này,

Trước đã từng vượt qua,

Tương lai sẽ vượt qua,

Nay vượt khỏi bộc lưu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần