Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Năm - Thiên đại Phẩm - Chương Mười Một - Tương ưng Dự Lưu - Phẩm Một Ngàn, Hay Vườn Vua - Phần Bảy - Bạn Bè Thân Hữu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TƯƠNG ƯNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

TẬP NĂM

THIÊN ĐẠI PHẨM  

CHƯƠNG MƯỜI MỘT

TƯƠNG ƯNG DỰ LƯU  

PHẨM MỘT NGÀN, HAY VƯỜN VUA  

PHẦN BẢY

BẠN BÈ THÂN HỮU  

Những ai, này các Tỳ Kheo, các ông có lòng từ mẫn, những ai mà các ông nghĩ rằng cần phải nghe theo, các bạn bè, thân hữu, hay bà con, hay cùng một huyết thống. Các người ấy cần phải được các ông khuyến khích, áp đặt, an trú trong bốn Dự Lưu phần.

Thế nào là bốn?

Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú trong tịnh tín bất động đối với Phật: Ðây là bậc Ứng Cúng, Phật, Thế Tôn.

Dầu cho, này các Tỳ Kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác, nhưng nhất định không có thay đổi trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với Đức Phật.

Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là: Một Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động như vậy sẽ sanh vào địa ngục, hay vào loài bàng sanh, hay vào hàng ngạ quỷ. Sự kiện như vậy không xảy ra.

Đối với Pháp, đối với Tăng. Cần phải khuyến khích, cần phải áp đặt, cần phải an trú vào các giới được các Bậc Thánh ái kính. Dầu cho, này các Tỳ Kheo, bốn đại chủng địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại có đổi khác.

Nhưng nhất định không có sự đổi khác trong vị Thánh đệ tử đã thành tựu tịnh tín bất động đối với các giới được các bậc Thánh ái kính.

Ở đây, sự đổi khác có nghĩa là vị Thánh đệ tử thành tựu các giới được các Bậc Thánh ái kính, sẽ sanh vào địa ngục, hay các loài bàng sanh, hay các ngạ quỷ. Sự kiện như vậy không xảy ra. Những ai mà các ông có lòng từ mẫn, này các Tỳ Kheo, an trú trong bốn Dự Lưu phần.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần