Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Vi Mật Trì - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH
VÔ LƯỢNG MÔN VI MẬT TRÌ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẦN HAI
Lại Xá Lợi Phất! Bồ Tát có bốn pháp hạnh mau được trì đó.
Nhóm nào là bốn?
Đã chán ghét nơi ái dục.
Tự mình không có gây hại cho chúng sinh.
Đem tất cả điều có được để làm bố thí.
Không có mệt mỏi chán nản, ngày đêm vui với pháp.
Lại có bốn pháp hạnh mau được trì đó.
Nhóm nào là bốn?
Hay quen ở trong ao đầm, núi non.
Hành pháp nhẫn thâm sâu chẳng hâm mộ lợi dưỡng ấy.
Hành vô lượng thí.
Chẳng tiếc thân mệnh.
Lại có bốn pháp hạnh mau được trì đó.
Nhóm nào là bốn?
1. Vào nghĩa của tám chữ.
2. Tụng, nói thường đã điều ý.
3. Tính bên trong nội tính hợp với pháp yếu đó.
4. Khuyên hành hạnh của đạo lớn.
Bồ Tát như đây làm sẽ mau được trì.
Khi ấy Đức Phật nói kệ là:
Nên vứt dục khổ hạnh
Mau buông địa ngu si
Không tự ý làm ác
Ác khiến đoạ ác đạo nẻo ác
Là chẳng làm cận thiển cận ấy
Chẳng biết việc lợi danh
Ái nhãn mắt yêu thương nhìn mọi người
Đều quý như được sắc sắc đẹp
Mọi người có chỗ tranh
Đều do tham làm gốc
Nên gấp rút dứt hết
Vứt điều đó, được trì
Người muốn pháp, ngày đêm
Buông việc khác, cầu đạo
Được trì rồi tâm hướng
Đấy đã thường thấy Kinh
Nhàn rỗi tập Phật Giáo
Trụ đây thử chẳng biết đấy bỉ
Kham nhẫn không phóng dật
Thường như cứu đầu cháy
Cái đầu bị bốc cháy
Pháp chẳng dựa biết Lợi
Cũng chẳng có thân cầu
Thấy, mất nên vứt lợi
Nhân dùng lợi làm hạnh
Thích thay! Được Phật Giáo
Kính Phật Pháp làm trí
Kẻ Trí chẳng tham lợi
Huống chi người hành pháp
Phật từ lâu đã thành
Cho nên buông lợi cầu
Nên nghĩ nghĩa tám chữ
Khéo viết giữ Kinh này
Thường tụng dùng điều hoà
Cũng dùng khai hoá người
Được ngồi đại trí
Thự dinh thự đại trí
Tất cả thấy mười phương
Vô lượng Phật trước mặt
Khuyên thành đạo dục ấy.
Lại Xá Lợi Phất! Bồ Tát có bốn đức làm trì đó.
Nhóm nào là bốn?
1. Thường niệm Chư Phật.
2. Chẳng có hạnh tà.
3. Mau trừ hành cái ngăn che.
4. Được vào trì của vô lượng môn vi mật.
Này Xá Lợi Phất! Xưa kia, cách nay vô ương số chẳng thể tính kiếp.
Lúc đó có Đức Phật tên là Bảo Thủ Diệu Vương, hiệu là Như Lai Chí Chân Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Thành Vi Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Đạo Pháp Ngư Thiên Nhân Sư Vi Phật Chúng Hữu độ vô lượng người. Lúc sắp diệt độ thời có vị Chuyển Luân Vương tên là Quang Bỉnh. Thái Tử của vị ấy tên là Vô Niệm Đức Thủ đã một ngàn tám trăm tuổi, theo Phật được nghe Trì này, rồi liền phụng hành.
Lại bảy ngàn năm chưa từng nằm ngủ. Lại bảy ngàn năm chưa từng khởi thân yêu. Lại bảy ngàn năm chưa từng nghĩ đến tài lợi. Lại bảy ngàn năm một lòng nhớ hành chưa từng nghiêng dựa. Lúc đó liền thấy chín mươi ức Phật, đều nghe nói pháp, đều theo thọ trì.
Liền làm Sa Môn trong chín vạn năm, dùng trì của vô lượng môn vi mật đó, giải nói cho mọi người ở trong một đời, thành tựu tám mươi ức người, khiến hành đạo của vô thượng chính chân, dụ tiến khiến xuất gia, lập địa bất thoái chuyển.
Khi ấy trong Chúng có vị Tôn Giả Tử tên là Nguyệt Hạnh nghe pháp yếu đó, tận tâm nguyện ưa thích. Dùng gốc của đức đó, gặp bảy mươi ức Phật, đều từ trì được bên trên đạt được vô lượng biện của các Bồ Tát.
Sau đó ba kiếp đều thấy Chư Phật, khi ba kiếp hết thởi Nguyệt Hạnh được thành Phật tên là Đĩnh Quang, hiệu là Như Lai Chí Chân Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Thành Vi Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngư, Thiên Nhân Sư, Vi Phật Chúng Hữu.
Lại Thái Tử Vô Niệm Đức Thủ ấy, bậc giảng nói pháp tức ngày nay là Đức Phật Vô Lượng Thọ ở phương Tây.
Các Bồ Tát trong đời hiền kiếp này, nghe pháp đó, nguyện vui thích đều trừ bỏ được hành sinh tử trong bốn mươi vạn kiếp sau.
Lại người học đó muốn mau thành Phật. Nếu được Kinh đó, như có nguyện vui thích ý của đạo hạnh. Tức người đó sẽ đứng ở địa bất thoái chuyển, đều là đạo của vô thượng chính chân huống chi là viết, trì tụng, hành. Tất cả người dân chẳng thể đo lường, nói được phước ấy.
Khi ấy Đức Phật nói kệ là:
Người thường tu niệm Phật
Chúng tà chẳng thể hại
Hành cái che đậy dùng mau trừ
Được diệu vô lượng trì
Nghe Kinh, tâm nguyện vui
Viết, giữ, kính, phúng tụng
Trời người chẳng thể tính
Phước rộng không có lượng
Sinh ra, liền thấy Phật
Tin hướng, chẳng lay động
Thể giải thâm kinh yếu
Điều thiết yếu của Kinh thâm sâu
Mau hiểu thượng đạo này
Được trì, chặt nẻo ác
Chẳng mất định, đại tài
Sắc đẹp thường thấy Phật
Liền đến Giác Thượng Đạo
Tôn Giả Tử nghe giữ
Liền truy biết túc mệnh
Thấy Phật chín mươi ức
Được đạo, như nguyện ấy
Nếu muốn mau thành Phật
Đao lực giáng chúng ma
Muốn mãn trăm tướng phước
Hành đây, chẳng có khó
Cọi đầy như sông Hằng
Gom báu đem bố thí
So phước viết trì này
Chẳng thể nào sánh được.
Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát hành Trì đó có tám vị Đại Thần ở trong núi Tuyết cùng nhau nhìn giúp.
Tên các vị ấy là: Dũng Quyết Thần, Quả Cường Thần, Nhiêu Dụ Thần, Hùng Mãnh Thần, Thể Hạnh Thần, Thanh Khiết Thần, Nan Thắng Thần, Đa An Thần. Các vị Thần này đều đến, thường nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo, màu sắc chính, kinh hành. Thương nhớ từ niệm chúng sinh, nghĩ pháp yếu đó, thần diện khuôn mặt của vị thần chẳng xa, đều an định tụng.
Lại có tám vị Bồ Tát, nay ở tại Cõi Trời Dục Hạnh, thường nên giữ nhớ.
Tên các vị ấy là: Vô Ái Thiên, Duyệt Khả Thiên, Trí Quang Thiên, Hoài Kim Thiên, Tích Tập Thiên, Nguyện Mãn Thiên, Tinh Vương Thiên, Hạnh Thẩm Thiên đều sáng suốt hành trì này. Cần chân thật duy trì mà thường cung kính như ứng hành Vi Diệu Pháp Nhẫn không được xem nhẹ, thử dùng.
Lúc nói pháp đó thời hằng hà sa đẳng Bồ Tát đều được trì đó mà chẳng thoái chuyển, sáu mươi vạn vạn Trời và người chưa phát ý đạo, nay đều phát khởi đạo của vô thượng chính chân.
Hiền Giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Nên dùng tên nào gọi Kinh này?
Đức Phật nói: Thiết yếu của pháp đó gọi là vô lượng môn vi mật chi trì. Một tên gọi là Thành Đạo Giáng Ma được nhất thiết trí. Các ông nên phụng trì Đức Phật nói điều đó xong thời hết thảy đều vui vẻ thọ nhận.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tập Pháp Môn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tất Lăng Già Quỷ
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh La Hầu La - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Ba - Pháp Vẽ Tượng Nhất Thiết Phật đảnh - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh Pháp Tập Yếu Tụng - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tâm ý
Phật Thuyết Kinh Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Tối Thượng Bí Mật đại Giáo Vương - Phần Tám