Phật Thuyết Kinh Ba Pháp Quán Bảy Xứ - Kinh Số Mười Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH

BA PHÁP QUÁN BẢY XỨ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

KINH SỐ MƯỜI MỘT  

Nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở tại vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ.

Đức Phật bảo Tỳ Kheo. Có bốn xả.

Thế nào là bốn?

1. Xả xả.

2. Thủ xả.

3. Hộ xả.

4. Hành xả.

Thế nào là xả xả?

Khi niệm về niệm phát sinh, không nhận lấy, không làm theo, xả bỏ mọi ràng buộc, tránh xa. Nếu sân hận từ phiền não nổi lên thì cũng không quan tâm, xả bỏ mọi ràng buộc, tránh xa. Đó gọi là xả xả.

Thế nào là thủ xả?

Mắt thấy sắc không nhận lấy tướng chung, không quán sát tướng riêng. Như từ nhân duyên thấy nên ác sinh ra.

Như từ nhân duyên thấy nên si sinh ra. Như từ nhân duyên thấy nên không vừa ý sinh ra. Hoặc vì nhân duyên thấy nên tệ ác sinh ra, tất cả nên liền tự chế ngự cảm thọ, hành động yên ổn. Chế ngự mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý, là đúng như pháp, không ghi nhận tướng chung, như nói ở trên. Đó gọi là thủ xả.

Thế nào là hộ xả?

Ở đây, này Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo đối với tướng thiện đã sinh, không phải một loại, như thây chết sình trướng lên chảy nước màu hồng, hoặc bị chôn chó ăn một nữa, hoặc máu chảy màu đỏ, hoặc hư nát màu xanh bầm đen, hoặc xương trắng, hoặc đầu lâu, quán sát kỹ, khéo léo hộ trì ý, không cho quên mất thiện tướng ấy. Đó gọi là hộ xả.

Những gì là hành xả?

Ở đây, này Tỳ Kheo, vị Tỳ Kheo tu tập giác ý, thực hành viễn ly, phân biệt pháp, viễn ly từng phần, như vậy cho đến khi nhận rõ giác ý. Đây gọi là hành xả.

Thủ xả, xả xả, hành xả, hộ xả là bốn xả.

Đức Phật dạy.

Hiền Giả nào thực hành không dừng lại nữa chừng, thì dứt tận các khổ, đắc đạo.

Đức Phật thuyết giảng như vậy, các đệ tử đứng dậy lạy Phật, vâng làm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần