Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Ba Mươi Sáu - Kinh Khoét Mắt ông Tiên
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Tăng Già Tư Na, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Tiêu Tề Cầu Na Tỳ Địa
PHẬT THUYẾT KINH BÁCH DỤ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Tăng Già Tư Na, Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Tiêu Tề Cầu Na Tỳ Địa
KINH THỨ BA MƯƠI SÁU
KINH KHOÉT MẮT ÔNG TIÊN
Xưa có người vào núi học đạo thành tiên, được năm phép thần thông, có Thiên nhãn trông suốt tất cả, thấy được hết thảy của báu chôn dưới đất.
Có ông Vua nghe biết, vui mừng, bảo Quần Thần: Làm sao mời được Vị Tiên ấy về ở luôn trong nước ta, không đi đâu, làm cho kho tàng nước ta được nhiều của báu.
Khi ấy, có một viên quan ngu si, đến chỗ Vị Tiên ở, tìm phương tiện khoét hai con mắt của Vị Tiên ấy mang về, tâu Vua: Bầy tôi khoét mắt của Vị Tiên ấy đem về đây, mục đích là để vị ấy ở luôn trong nước, không đi đâu nữa.
Nhà Vua bảo: Ta sở dĩ mong được Vị Tiên ấy ở luôn trong nước là vì vị ấy thấy được những châu báu chôn dưới đất, nay ngươi khoét mắt còn làm gì được.
Người đời, thấy người ta làm hạnh Đầu Đà khổ hạnh, nằm nơi núi rừng, đồng vắng, mồ mả, gốc cây …, tu tứ ý đoạn và: Bất tịnh quán quán sát thân thể không trong sạch, bèn cưỡng bách đem về nhà cúng dàng mọi thứ, hủy mất pháp lành của người ta, khiến đạo quả của người ta không thành.
Mất mát đạo nhãn, mất mát thiện lợi, hoàn toàn không được gì như viên quan ngu kia, hủy mất Vị Tiên vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Tập Những điều Bồ Tát Hư Không Tạng Hỏi Phật - Phần Hai
Phật Thuyết Chú Cam Lộ đà La Ni
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Một Trăm Bốn Mươi Mốt
Phật Thuyết Kinh Sinh - đức Phật Thuyết Giảng Về Kinh Bát Kiếp Tiên Nhân
Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Bốn Mươi Bốn
Phật Thuyết Kinh Sinh - đức Phật Thuyết Giảng Về Chuyện ông Phạm Chí Quang Hoa
Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Dũng Vương - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Sanh Tử Lưu Chuyển - Phần Hai