Phật Thuyết Kinh Bất Không Quyến Sách đà La Ni - Bất Không Quyến Sách Minh Chủ Chú Vương - Phẩm Mười Ba - Phẩm Vào đàn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Lý Vô Siểm
PHẬT THUYẾT KINH
BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng
Pháp Sư Lý Vô Siểm
BẤT KHÔNG QUYẾN SÁCH
MINH CHỦ CHÚ VƯƠNG PHẨM MƯỜI BA
PHẨM VÀO ĐÀN
Tiếp theo, nói Bất Không Quyến Sách Đàn Pháp. Người muốn được nhiếp nhận tất cả Bồ Tát, thấy Đại Thừa thì cần phải quán nhìn Đức Quán Tự Tại Bồ Tát, nên thấy như Đức Phật ngang bằng, không có hai tướng sai biệt.
Vì muốn nhiếp nhận Đà La Ni, vì muốn hay chặt đứt sự sợ hãi rơi vào đường ác, vì muốn hoàn thành cả hai điều lợi mình, lợi người khác… được con đường hiền thiện kuśala mārga: Thiện Đạo cho nên siêng năng cầu ứng, y như pháp làm Đàn cúng dường lớn.
Người Trì Chú ấy vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, mặc áo giáp tinh tiến, đừng không thông pháp ấy, y theo nghĩa của văn, tử tế dạy bày. Đừng sinh tâm tham lam, đừng ôm giữ sự lừa dối, thường nên chánh niệm, tâm hành phương tiện khéo léo bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, đừng có tâm lười biếng cao ngạo, đừng đấu tranh kiện tụng, thường trì Tịnh Giới, mỗi ngày tắm gội.
Đàn có ba loại: Một là Vương Đàn, hai là Đại Thần Đàn, ba là Nhất Thiết Phàm Thứ Dân Đàn Vương Đàn thì đặt bày rộng lớn, Thần Đàn thì đặt bày bậc trung. Nếu nhất Thiết Phàm Thứ Dân Đàn thì tùy theo sức bày biện như ứng mà làm.
Nếu vì Vua làm thì chẳng dùng pháp bậc giữa trung pháp. Nếu vì thần quan chức làm thì chẳng dùng pháp bậc dưới hạ pháp, vì người phàm làm thì dùng pháp không có thêm bớt vô tăng giảm pháp mỗi mỗi đều y theo pháp làm thì tốt.
Chẳng y theo Bản Pháp ắt sinh tai vạ lỗi lầm Vua làm Thượng Phẩm, Thần làm Trung Phẩm, dân thường làm Hạ Phẩm… tùy theo nơi nên làm Đàn Pháp ấy, chẳng thích hợp điên đảo.
Nếu khi kết Đàn thời trước tiên, người Trì Chú nên chọn màu sắc của đất ấy để biết tướng tốt xấu, nên dò hỏi qua. Nếu đất ấy ở bên bờ sông, hoặc ở núi, rừng, hoặc ở vườn hoa, vườn thú… thì đất ấy là nơi cát tường đáng yêu, ngay phương sở ấy nên làm Đàn Pháp.
Đào sâu xuống đất trừ bỏ: Gai góc, gạch, ngói, xương, loại bỏ đất cũ ấy rồi đem đất sạch ở chỗ khác lấp xuống chỗ đã đào khiến cho đầy tràn rồi chèn nện cho ngay ngắn, rất tinh diệu, thật bằng phẳng như lòng bàn tay, như cái gương không có dơ bẩn, khiến cho đất nhỏ mịn nhẵn bóng. Sửa trị đất xong thì làm Đàn ở bên trong.
Nếu vì nhà Vua làm, thì rộng dài đúng bằng ba mươi hai khuỷu tay. Dùng nhóm ngọc Ma Ni làm thành bột, hòa chung với nhau, làm Đàn ấy theo quy giới giới hạn theo khuôn phép.
Lại lấy năm màu của nhóm: Xanh Nīla, vàng Pīta, đỏ Lohita, trắng Avadāta, đen Kṛṣṇa làm năm giới đạo lối đi làm giới hạn. Đàn mở bốn cửa, lại nên mở làm bốn cửa Cát Tường, dùng các cành cây rồi làm vòng hoa an trí vòng khắp.
Hai bên cửa Đông làm hai vị Thần Vương thủ hộ cửa. Bên phải nên làm Hộ Quốc Thần Vương Dṛḍha rāṣṭra, bên trái nên làm Tăng Trưởng Thần Vương Virūḍhaka với thân mặc áo giáp, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, mắt đỏ, mặt giẫn dữ, tay cầm cây kích. Vị Hộ Quốc kia có tay cầm cái chày tròn đầu.
Hai bên cửa Nam làm hai vị Thần Vương, một vị tên là Xú Mục Virū pākṣa, một vị tên là Xích Nhãn Lohita netre dùng vật nghiêm sức bằng vàng, trang nghiêm thân ấy.
Thân mặc áo giáp, cầm: Đao, cung, tên. Một vị màu trắng vàng, một vị có thân màu đỏ Xú Mục ở bên trái, Xích Nhãn ở bên phải.
Hai bên cửa Tây làm hai vị Thần Vương, vị thứ nhất tên là Ma Ni Bạt Đà Maṇibhadra: Bảo Hiền, vị thứ hai tên là Phú Na Bạt Đà Pūrṇa bhadra: Mãn Hiền với hình dạng đều tự trì giữ quần áo của mình.
Thân mặc áo giáp, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, cầm: Sợi dây, cây búa.
Hai bên cửa Bắc làm hai vị Thần Vương, một vị tên là Tỳ Sa Môn Vaiśravaṇa, một vị tên là Chấp Kim Cương Vajra dhāra đều có hình trạng trì giữ quần áo của mình, dùng tất cả vật nghiêm sức để trang nghiêm, cầm nắm khí trượng.
Ở Chánh giữa Đàn ấy, làm Quán Tự Tại Avalokiteśvara đầu đội mão Trời, tóc xanh biếc rũ xuống, tất cả vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, ngay trên đầu làm tượng Phật A Di Đà Amitābha. Làm Bồ Tát có màu thủy tinh có bốn cánh tay.
Bên trái: Tay bên trên cầm bình hoa sen Bảo Táo Quán, tay bên dưới tác thí vô úy.
Bên phải: Tay bên trên cầm tràng hạt, tay bên dưới tác thí vô úy… đoan chánh thù diệu mọi tâm ưa thích. Làm dạng vui vẻ có hào quang tròn vây quanh, dùng ánh sáng, hơi thơm của Cõi Trời trang nghiêm. Ngay giữa ngực làm chữ Vạn chữ của Tây Quốc Ấn Độ, mắt như cúi nhìn, đứng trên tòa của đài hoa sen.
Ở bên trái vị ấy Quán Tự Tại làm Đại Thế Chí Bồ Tát Sthāma prāpta với hình tượng, dung nhi vắng lặng đáng ra nói là: Mão Trời… đã lược trong văn dùng vật dũng nghiêm sức của Cõi Trời trang nghiêm thân ấy, khoác áo màu nhiệm của Cõi Trời tung bay, hở vai bên phải, chắp tay đứng đối phía trước Quán Tự Tại.
Bên trái nên làm Phổ Hiền Bồ Tát Samanta bhadra với thân tướng đoan nghiêm như màu hoa sen, đội mão Trời qúy báu bảo thiên quan, tóc xanh biếc rũ xuống, tất cả vật nghiêm sức trang nghiêm thân ấy, có hai cánh tay, dáng mạo vui vẻ, hở vai bên phải, chắp tay đứng đối ngay phía trước Quán Tự Tại.
Ở ngay bên dưới Phổ Hiền, làm Ma Ni Kê Thần Māṇikī với Kim Cương Thần Vajra ceṭāka: Kim Cương Sứ đều cong hai đầu gối trụ dính trên mặt đất.
Ở ngay bên dưới Thế Chí Bồ Tát, làm Đa La Thần Tārā với Tỳ Câu Trí Bhṛkuṭī mặc áo màu nhiệm cũa Cõi Trời, với Anh Lạc cũa Cõi Trời, vật dụng nghiêm thân. Thân màu trắng vàng, dung nhan vui vẻ, dáng vẻ vắng lặng.
Đa La Thần ấy mặc áo trắng, Tỳ Câu Trí mặc áo có mọi loại màu sắc, Ma Ni Kê với Kim Cương Sứ Thần cũng đồng mặc áo có mọi loại màu sắc, đều cùng chắp tay, quỳ hai gối sát đất, chiêm ngưỡng khuôn mặt của Quán Tự Tại.
Ở ngay bên dưới Quán Tự Tại, làm Bất Không Quyến Sách Chú Vương Amogha pāśa mantra rāja thân màu táo đậm, bốn cánh tay, bốn răng nanh, mặc áo đỏ, có ba con mắt, mắt ấy màu đỏ như phóng ánh sáng đỏ, toàn thân dùng Anh Lạc để trang nghiêm, quỳ hai gối sát đất, chắp tay chiêm ngưỡng, đối nhìn mặt của Quán Tự Tại Bồ Tát, dung nhan vui vẻ, mày mắt rõ ràng, vòng đeo tai thù diệu, tâm ấy nhất định, hơi khom lưng, như dáng bay nhảy.
Hai bên Bồ Tát làm Phạm Thiên Brahma kèm Phạm Phụ Thiên Brahmapurohita. Làm Tự Tại Thiên Īśvara, Đại Tự Tại Thiên Maheśvara cùng với quyến thuộc Parivāra… mỗi mỗi vị đều cầm quần áo đủ mọi màu, vật dụng trang nghiêm, hướng về mặt của Bồ Tát, chắp tay mà trụ.
Ở bốn phương ấy làm bốn vị Long Vương Nāga rāja:
Một là Sa Già La Long Vương Sāgara.
Hai là A Na Bạt Đáp Đa Long Vương Anavatapta.
Ba là Nan Đà Long Vương Nanda.
Bốn là bạt Nan Đà Long Vương Upananda Phương Bắc làm.
Bốn vị A Tu La vương Asura rāja: Một là Tỳ Lô Giá Na Vương Vairocana.
Hai là La Hầu La Vương Rāhula.
Ba là Tỳ Ma Chất Đa La Vương Vimacitra.
Bốn là Bà Trĩ Vương Balina, hay Bandhi, hay Balin.
Như vậy trong Đàn làm tất cả Ấn, tất cả khí trượng, loa, bánh xe, hoa sen, Nan Đề Ca Bà Tất Đẩ Ca, cây gậy có đầu tròn trịa, cây kích ba chia tam xoa kích, sợi dây, Thích Chỉ Đế Đô, Mạt La, Thất Lợi Bạt Ta, vòng hoa, phướng… hoa Phân Đà Lợi Puṇḍarīka gom chung làm dù lọng.
Nên dùng hương Uất Kim, Ngưu Hoàng, Hùng Hoàng, vàng ròng và Chu Sa. Chẳng được đem keo nấu bằng gia thú hòa với màu sắc để vẽ. Nên cho Thầy vẽ học sư thọ nhận tám Giới Trai.
Vòng khắp bốn mặt của Đàn, treo phan, các phan màu xanh, vàng, đỏ, trắng, giăng trướng màu trắng. Nên dùng bát, bình hoặc bằng vàng, bạc hoặc bằng đồng đỏ. Ở trong nhóm bát, bình chứa đầy nước sạch.
Trong nước để các nhóm hương nổi tiếng: Đàn Hương, Trầm Hương, Long Não, Uất Kim… hòa chung với tất cả hạt giống cho đầy xong, lấy cành cây có hoa quả cắm trong bình ấy. Dùng mọi vòng hoa cột buộc ở cổ bình ấy.
Phân chia các hoa đã bày, chỉnh tề xen kẽ nhau nghiêm sức xếp xen kẽ vòng hoa, hoa bên trên…: Bốn cái bình hương, bốn lò hương, bốn bình chứa bơ, bốn bình chứa Mật, bốn bình chứa sữa, bốn bình chứa váng sữa đặc lạc… an trí mọi loại hoa quả, thức ăn uống thảy đều tràn đầy.
Nên dùng đường cát hòa làm các thức ăn uống với dùng hòa chung với nước đường cát hòa với nước làm nước tương vậy. Làm cháo mè, cháo Đại Mạch, thức ăn uống thơm tho đẹp mắt. Chỉ trừ rượu, thịt, ngũ tân… ngoài ra đều đặt bày tất cả. Rải mọi loại hoa, đốt mọi loại hương với nhóm vòng hoa duyên với vật cần thiết trong Đàn, giáp vòng bày khắp.
Giáp vòng bốn mặt của Đàn ấy, làm bức tường hoặc giăng màn che, an các vật khí vui thích… đều khiến như pháp.
Lại ở bốn phương đều an một người làm người Thủ Hộ.
Lại ở bốn mặt, trong mười dặm an đầy người đi bộ, voi, ngựa, xe cộ, bốn binh thủ hộ.
Vị Vua ấy vì muốn trừ Tai Chướng cho nên làm việc Cát Tường này xong, sau đó khiến nhà Vua đi vào Đàn. Nến dùng Thủ Ấn ấn vào cái Đàn ấy. Ấṇ Đàn xong, đưa cho cành liễu, thanh tịnh mặc áo trắng sạch, khiến trì Trai Giới, giao phó cho người đáng tin cậy, hoặc là quyến thuộc, hoặc anh em với nhóm con cái… nếu muốn vào Đàn đều cho Quán Đỉnh.
Ở trên bàn tay của mọi người: Trao cho hạt cải, kèm cho cành liễu khiến trì trai giới, y theo pháp vào Đàn, khéo nói an ủi. Liền khiến vào Đàn cầu thầy, cầu Thần Thần là Thần Thánh. Đem hoa, hương, đèn, thức ăn uống cúng dường, lễ Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Nên Chú vào hạt cải rải Trai Phương ấy dùng Chú thứ mười tám vậy.
Chú thứ mười tám là: Án a mô già bát la để ha đá bàn đà, bàn đà la xoa, la xoa hiền la nhược, tát bà tát đỏa nam hổ hồng cú lung am phán tra toa ha liền thành Kết Giới.
OṂ. AMOGHA APRATIHATA BANDHA BANDHA RAKṢA RAKṢA.
BHADRA RĀJA SARVA SATVĀNĀṂ HŪṂ HŪṂ KURU AṂ PHAṬ SVĀHĀ.
Chú thứ mười chín là: Án đế lễ lộ kế dã tỳ xã gia a mô già ba xa sa ma la sa ma gia địa sư tra nam ma ha sa ma gia bát la bạt đá hổ hồng phán tra.
OṂ. TRAILOKYA VIJAYA AMOGHA PĀŚA SMARA SAMAYA.
ADHIṢṬHANAṂ MAHĀ SAMAYA PRĀPTA HŪṂ PHAṬ.
Đây là Kết Đàn Chú.
Chú thứ hai mươi là:
Án a một già la xoa la xoa hổ hồng phán tra.
OṂ. AMOGHA RAKṢA RAKṢA HŪṂ PHAṬ.
Đây là Hộ Tự Thân Chú.
Chú thứ hai mươi mốt là:
Án ha mộ già đà ma đà ma bát la để dộ bà xà ma Tỳ lam bà toa ha.
OṂ. AMOGHA DHAMA DHAMA PRATIDHŪPYA MAVILAMBA.
SVĀHĀ.
Đây gọi là Chú Hương Thiêu Chú.
Chú thứ hai mươi hai là:
Án a mô già a ha la bố sa ba đà bà, tỳ ma na già lợi ni hổ hồng phán tra.
OṂ. ĀHARA PUṢPA DHAVA VIMANA CĀRIN HŪṂ PHAṬ.
Nên dùng Chú này chú vào hương hoa, cúng dường.
Chú thứ hai mươi ba là:
Án a mô già la xà, bát la để xa la già ma địa xà cật liễu hổnoa, cật liễu hổ noa ma lâm toa ha.
OṂ. AMOGHA RĀJA PRATĪCCHA ARGHAM ĀḌHYA GṚHṆA.
GṚHṆA BALIṂ SVĀHĀ.
Nên dùng Chú này chú vào thức ăn uống, gạo tẻ sống… cúng dường.
Chú thứ hai mươi bốn là:
Án a mô già ô ba tì xá hổ hồng phán tra.
OṂ. AMOGHA UPA VEŚA HŪṂ PHAṬ.
Chú này chú vào chỗ ngồi. Khi người Trì Chú tác Liên Hoa Ấn, ngồi Kiết Già, tụng Bất Không Quyến Sách Tâm Chú chẳng được đứt đoạn.
Đợi ỡ trong Đàn, nghe tiếng Sám Hối với tiếng búng ngón tay, với tiếng Lành thay! Cho đến rải hoa… nên biết Đàn ấy đã được gia trì, nay đúng là lúc có thể vào Đàn.
Người Trì Chú có thể đứng dậy lễ bái, Chú Thần liền xuất ra, cầm tay phải của vị Vua, dùng lụa trắng che mắt lại, khiến Vua ay lễ bái Chư Phật Bồ Tát với Chú Thần ấy, kèm các hàng Thần, Đa La, Tỳ Câu Chi, Ma Ma Kê Māmaki, Kim Cương Sứ Giả Vajra ceṭaka với Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát…
Tầm thường sám hối, phát nguyện, tâm ý vui vẻ hính tin, cầm goa trong tay đi vào, ở trước Đàn vung tay ném hoa lên hư không, thấy hoa rơi xuống, trên vị Thần nào liến được vị Thần ấy hay cho thành tựu, lễ bái, chắp tay, trì giới.
Rồi nói lời này: Từ nay về sau, con chẳng uống rượu, ăn thịt với năm thứ tanh hôi ngũ tân. Cũng chẳng quy y, lễ bái vị Thần khác. Thường sẽ biết ơn, báo ơn. Quy Y Phật, Pháp, Bồ Tát, Bậc Thánh. Cần phải một lòng nhớ A Xà Lê với các Bồ Tát, Thiện Thần được pháp, hàng Minh Chú Thần đều biết, chứng minh.
Từ ngày nay về sau, con bố thí cho tất cả chúng sinh không có sợ hãi, khiến cho họ Luật Nghi của Bồ Tát, phát tâm Bồ Đề cũng khiến cho bền chắc.
Cho đến vì mạng sống cũng chẳng dám làm điều ác, tạo các nghiệp tội. Chẳng phụ rẫy tất cả chúng sinh, khiến cho họ quy y, tin kính.
Cuối cùng chẳng nói dối, thường nên nói thật, chẳng hành tà hạnh, chánh kiến y theo sự trống rỗng Śūnya: Không chẳng giữ lấy tướng.
Không có Ngã Ātma saṃjña: Vọng tưởng thật có ta, có cái của ta.
Nhân Pudgalasaṃjña: Vọng tưởng mệnh căn của hiện tại nối tiếp nhau là có cái ta.
Chúng Sinh Sattva saṃjña: Chúng sinh vọng tưởng thân nối tiếp nhau mà có ở đời.
Thọ Giả Jīva saṃjña: Vọng tưởng mệnh căn luân hồi trong sáu đường.
Như vậy nói ba lần. Dùng Thiện Nguyện này, con được thành Phật Lưỡng Túc Thánh Tôn. Các bệnh phiền não của tất cả chúng sinh đều vì họ chữa trị hết, đều nguyện đồng hạnh này.
Phát Nguyện đó xang, nên bày cho vị Vua ay Ấn bí mật, Bất Không Xứ Đà La Ni. Thọ pháp xong, quay trởi lại, ra khỏi Đàn. Khoảng thời gian ngắn thì cho các quyến thuộc ấy vào Đàn. Dự theo pháp ở trên, cùng đi vào cùng đi ra.
Vị Vua ay liền nên làm bố thí lớn cho vị Thầy Trì Chú Trì Chú Sư, bố thí rộng lớn xong thì quay về cung của mình. Đây gọi là Pháp Vua vào Đại Đàn.
Nếu vì quan lại thần: Bề tôi của Vua làm thì Đàn ấy dài rộng mười sáu khuỷu tay, như bên trên nên làm tất cả Chú Thần, dùng mầu sắc của người phàm vẽ Giới Đàn, cũng nên chọn lựa sửa trị đất cho tốt. Chẳng cần dùng màu sắc của nhóm vàng, bạc, vật báu.
Tùy theo sức mà bày biện vật cúng dường, thức ăn uống ấy. Cũng nên dựng lập phướng, phan, bốn cái bình sữa, tất cả hương, hoa, hương, hương đốt… cúng dường.
Như điều ấy mới kham làm Pháp Quán Đỉnh Abhiṣeka.
Đây là Pháp Trung Đàn của quan lại.
Đàn của người phàm, dài rộng tám khuỷu tay. Trong đó làm Ấn với tượng Quán Tự Tại Bồ Tát và các Chú Thần, chẳng được đồng với pháp của vị Vua và quan lại.
Ở trên Đàn ấy bày ba lối đi giới hạn Giới Đạo: Một là màu trắng, hai là màu đỏ, ba là màu vàng. Nên dùng vật khí bằng sành sứ, đồng, bạc cũng được, tùy theo sức mà bày biện.
Tùy theo niềm tin, dùng hoa, hương, hương đốt, vòng hoa, phan, phướng, tất cả vật dụng nghiêm sức thảy đều nên làm. Cũng đem mọi loại thức ăn uống cúng dường. Trở lại nên như pháp cho người ấy Quán Đỉnh rồi cùng ra, vào Đàn y như pháp bên trên.
Phương tiện khéo léo của Đức Thế Tôn vì muốn hóa độ chúng sinh cho nên hiện mọi loại hình độ thoát chúng sinh. Người nên dùng Thanh Văn Thừa Śrāvaka yāna được độ thì hiện thân hình Thanh Văn Śrāvaka giáo hóa.
Người nên dùng Duyên Giác Thừa Pratyeka buddha yāna được độ thì hiện thân hình Duyên Giác Pratyekabuddha giáo hóa. Người nên dùng Đại Thừa Mahā yāna được độ thì hiện thân hình Bồ Tát Bodhi satva giáo hóa.
Người nên dùng Chú Pháp để được độ liền vì họ nói pháp khiến trụ con đường hiền thiện Kuśala mārga: Thiện Đạo. Đồi với Thật Tướng của Trung Đạo Madhyamā pratipad đừng sinh nghi ngờ. Hoặc Đức Phật đã nói.
Hoặc Bồ Tát đã nói Pháp Đà La Ni Dhāraṇī: Tổng Trì với pháp thọ Trì Chú, quả Tu Đà Hoàn Srotāpanna phala, quả Tư Đà Hàm Sukṛtāgami phala, quả A Na Hàm Anāgāmi phala, quả A La Hán Arahanta phala, quả Bích Chi Phật Pratyekabuddha phala cho đến chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề Agra bodhi.
Do đó nên biết người được vào Đàn, được nhóm quả báu của phước đức lớn. Bồ Tát vào Đàn được nơi trí tuệ.
Nơi sinh ra được túc mệnh trí purvanivasānusmṛitijñānaṃ với được thần thông ṛddhi, được chẳng chuyển lùi avaivartika: Bất thoái chuyển, được lên mười Địa Daśa bhūmi, vượt qua cảnh giới của Ma Māraviṣaya không gì có thể hơn được.
Tất cả oán thù, tất cả nghiệp chướng đều được tiêu diệt. Năm tội vô gián mau được tiêu diệt. Được công đức như vậy lại được vô lượng các nhóm công đức.
Đã nói xong Phẩm vào Đàn thứ mười ba.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bi đại ái - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Biết Bản Hạnh Của Chúng Sinh
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hiềm Trách
Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Mười Một - Phân Biệt Các Bộ
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Bảy - Bát Nhã Ba La Mật đa đại Tâm Kinh - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Hai Mươi - Phẩm Thiên đế Thích