Phật Thuyết Kinh Chư Pháp Tập Yếu - Phẩm Hai Mươi - Nghiệp Báo đói Khát

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Giảng giải: Tôn Giả Quán Vô Úy

PHẬT THUYẾT

KINH CHƯ PHÁP TẬP YẾU

Giảng giải: Tôn Giả Quán Vô Úy

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nhật Xứng, Đời Triệu Tống  

PHẨM HAI MƯƠI

NGHIỆP BÁO ĐÓI KHÁT  

Thích làm việc vô ích

Sai sử các chúng sinh

Chịu nhân khổ hèn hạ

Chẳng khác gì kẻ đói.

Kêu la tìm ăn uống

Tự thân phát ra lửa

Đốt chúng sinh tạo tội

Như đốt những cây khô.

Lửa này lan khắp nơi

Đến đâu cũng theo đốt

Giả sử trăm ngàn kiếp

Không ăn, chẳng thể sống.

Lửa thế gian tuy bùng

Lửa đói còn bùng hơn

Giong ruổi trong ba cõi

Tìm ăn không có được

Hữu tình ở thế gian

Thường gây nhiều tội lỗi.

Vì nhân duyên ăn uống

Chìm trong biển ba cõi

Ở trong biển ba cõi

Theo nghiệp bị kéo lôi

Mãi mãi chịu đau khổ

Khổ này sao nói hết?

Nằm ở trong bào thai

Lăn trong phân nhơ uế

Bị nhiệt não bức bách

Khổ này sao nói hết?

Tham đắm những cảnh dục

Thích trang sức đẹp đẽ

Tham cầu chịu gian khổ

Khổ này sao nói hết?

Thường đến nhà người khác

Xin y phục uống ăn

Bị mọi người khinh rẻ

Khổ này sao nói hết?

Vì ái độc sai sử

Lao nhọc để tìm cầu

Cho đến lúc lâm chung

Khổ này sao nói hết?

Tự tham cảnh dục lạc

Giặc oán tìm chỗ hở

Tâm, luôn sinh sợ sệt

Khổ này sao nói hết?

Chính vì vợ và con

Nên sinh nhiều sầu lo

Đây là giặc cừu oán

Khổ này sao nói hết?

Hao phí các châu báu

Bị bạn bè chê trách

Do đó sinh sầu não

Khổ này sao nói hết?

Than thể bị già suy

Đi phải nương cây gậy

Sắc lực đều suy kém

Khổ này sao nói hết?

Những gì mình yêu thương

Lâm chung phải xa bỏ

Độc hành không chỗ tựa

Khổ này sao nói hết?

Kẻ ngu tạo tội ác

Đọa vào trong đường ác

Đều là do uống ăn

Người trí phải cẩn thận

Hiểu rõ nghiệp báo ấy

Hãy sinh tâm lo sợ

Thích tu thí và giới

Trang sức bằng pháp thiện.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần