Phật Thuyết Kinh Con đường Tu Hành - Phẩm Bốn - Phân Biệt Năm ấm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH CON ĐƯỜNG TU HÀNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
PHẨM BỐN
PHÂN BIỆT NĂM ẤM
Phải dùng cam lồ diệt lửa mạnh
Tiêu trừ gốc khổ của năm ấm
Tuệ Ngài chiếu sáng như mặt trời
Ba Cõi quy phụng, con cũng vậy
Phật, Đấng Năng Nhân, sức tuệ sâu
Hiểu rõ, thông tuệ, trí thanh tịnh
Theo điều hiểu biết mà chỉ nghĩa
Chọn giáo pháp Phật tùy cơ nói
Nên phân biệt nghe hiểu bài giảng
Nay đây dẫn dắt theo chủ ý
Phân biệt chỗ khởi goc năm ấm
Dẫn rộng nhiều nghĩa, khéo suy tư.
Người tu hành phải phân biệt rõ nguồn gốc của năm ấm.
Sao gọi là hiểu rõ gốc của năm ấm?
Ví như ở ngã tư đường, có xâu trân châu bị đánh rơi, có người thấy, trong lòng vui mừng muốn đến lượm. Người ấy mắt thấy xâu trân châu gọi là sắc ấm. Ưa thích vừa ý gọi là thống ấm. Vừa thấy mà biết xâu trân châu gọi là tưởng ấm.
Người ấy sinh tâm muốn lượm xâu trân châu gọi là hành ấm. Phân biệt xâu trân châu là thức ấm. Năm ấm như vậy, như xâu trân châu một khi cùng vận hành, tạo ra bao nhiêu sự vận hành khác. Nếu từ tâm xuất hiện, như xâu trân châu, năm ấm cùng lúc cùng hưng khởi và tiêu diệt.
Tất cả mọi người cũng giống như thế, khi mắt thấy sắc, năm ấm đều khởi. Tai nghe tiếng. Mũi ngửi mùi. Lưỡi nếm vị. Thân cảm thọ. Tâm tưởng pháp cũng như vậy. Bốn ấm thuộc tâm, không phải sắc ấm. Như vậy là nguồn gốc của năm ấm riêng biệt.
Bài tụng rằng:
Đấng đức vô cùng phân biệt nói
Như Ngài đã giảng nghĩa trong Kinh
Kẻ tham dục mê chẳng thọ giáo
Con nay thuận pháp giảng theo Ngài.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phóng Quang Bát Nhã - Phẩm Tám Mươi Bảy - Phẩm Các Pháp Như Hóa
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Ba Mươi Hai - Phẩm Sa Môn - Tập Hai
MÁU SANH LINH KHÔNG RỬA SẠCH LỖI CON NGƯỜI
Phật Thuyết Kinh Những điều Trái Nghịch Của Ma - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Phật độ Nghiêm Tịnh - Phần Hai