Phật Thuyết Kinh Cựu Tạp Thí Dụ - Phần Bốn Mươi Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT
KINH CỰU TẠP THÍ DỤ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Khương Tăng Hội, Đời Ngô
PHẦN BỐN MƯƠI NĂM
Ngày xưa có một Phạm Chí đã một trăm hai mươi tuổi. Thời trai trẻ không cưới vợ, không tham dục. Ông vào trong núi sâu, nơi không có người lui tới, dùng cỏ che một am tranh, lấy cỏ bồng làm giường nằm, uống nước trái cây thay cơm, không chứa tiền của, vật báu. Dù được Quốc Vương mời vị ấy cũng không đến. Tâm ý vị ấy thanh tịnh, thường được vô vi an lạc.
Ở tu trong núi hơn ngàn năm, hàng ngày vui chơi với các loài cầm thú, mà trong số đó có bốn con thú thân cận nhất: Một là con chồn, hai là con khỉ, ba là con rái cá và bốn là một con thỏ. Bốn con thú này hằng ngày theo Đạo Nhân để nghe dạy giới, Kinh.
Như vậy, trải qua một thời gian, đến lúc các loại trái cây đều bị khan hiếm, Đạo Nhân có ý muốn rời khỏi chỗ ấy ra đi.
Bốn con thú biết vậy sầu lo không vui, cùng nhau luận bàn: Chúng ta cùng nhau đi tìm vật thực để cúng dường Đạo Nhân.
Chú khỉ đi đến núi khác hái được mấy quả cam, đem đến dâng cúng Đạo Nhân, trong tâm nguyện mong thầy đừng đi.
Chú chồn hóa thành người đi xin đồ ăn, được một bao bún khô, mang đến dâng lên Đạo Nhân để có thể cung cấp đồ ăn một tháng, mong thầy trở lại.
Rái cá cũng lặn lội trong suối nước bắt được một con cá lớn, mang đến dâng lên Đạo Nhân và nguyện tiếp tục cung cấp đồ ăn một tháng, xin ngài chớ đi.
Còn chú thỏ, tự suy nghĩ: Ta cúng dường Đạo Nhân như thế nào đây?
Suy đi, nghĩ lại, chỉ có cách là đem thân cúng dường Đạo Nhân là hơn cả, thỏ liền đi lấy củi, đốt lửa thành một đống than hồng.
Rồi thỏ đến thưa với Đạo Nhân: Tôi làm thỏ, thân phận nhỏ bé, nay xin nhảy vào lửa thiêu nướng, nguyện đem thân này dâng lên Đạo Nhân để cung cấp lương thực một ngày.
Nói xong, thỏ liền nhảy vào trong lửa, nhưng lửa không cháy.
Thấy sự hy sinh quá nhân nghĩa của thỏ, Đạo Nhân trong lòng rất cảm kích nên đổi ý, nguyện ở lại đây không đi đâu nữa.
Đức Phật dạy: Vị Phạm Chí thời ấy là Đức Phật Đề hòa kiệt. Thỏ là tiền thân của ta. Khỉ là tiền thân của Xá Lợi Phất. Chồn là tiền thân của A Nan. Rái cá là tiền thân của Mục Kiền Liên.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Hai Mươi Hai - Bồ Tát Diệu Hống
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bốn - Phẩm Ngạ Quỷ - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Bi - Phẩm Mười Hai - Phẩm Các Thí Dụ Phụ Thuộc Chánh Pháp
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Chín Mươi Bốn - Kinh Lỗ Hổng Ma Ni
Phật Thuyết Kinh Dần đủ Tất Cả Trí đức - Phẩm Một - Trụ Duyệt Dự Sơ Phát ý - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Thiên đế - Phần Một