Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Mười Hai - Pháp Hội Bồ Tát Tạng - Phẩm Thứ Mười Một - Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phần Hai

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI BẢO TÍCH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Nan Liên Đề Gia Xá, Đời Cao Tế  

PHÁP HỘI THỨ MƯỜI HAI

PHÁP HỘI BỒ TÁT TẠNG  

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

PHẨM BÁT NHÃ BA LA MẬT  

PHẦN HAI  

Này Xá Lợi Phất!

Nếu Đại Bồ Tát ở trong đây biết rõ như thiệt, thì gọi là giới pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Ngã giới cùng Pháp Giới bình đẳng. Hữu tình giới cùng Pháp Giới bình đẳng. Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới cùng Pháp Giới bình đẳng. Sanh tử giới Niết Bàn giới cùng Pháp Giới bình đẳng. Nhẫn đến hư không giới cùng Pháp Giới bình đẳng.

Này Xá Lợi Phất!

Do nghĩa gì mà được bình đẳng?

Nghĩa là do không bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng. Do vô biến dị bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng.

Này Xá Lợi Phật!

Nếu tuyên nói hữu vi giới chứng nhập, vô vi giới chứng nhập thì có vô lượng vô biên. Nếu chư Đại Bồ Tát quan sát chứng nhập Pháp Giới thì gọi là giới pháp thiện xảo.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba La Mật, phải nên siêng tu giới pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La.

Mật nên thông đạt được xứ pháp thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Nhãn là không, không có ngã ngã sở, Đại Bồ Tát biết rõ nhãn tánh như vậy. Nhẫn đến ý là không, không có ngã ngã sở, Đại Bồ Tát biết rõ ý tánh như vậy. Đại Bồ Tát dầu ở nơi các xứ pháp chẳng chứa họp bất thiện mà chứa họp thiện, nhưng ở trong thiện và bất thiện chẳng phát khởi hai tướng. Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát ở nơi nhãn xứ sắc xứ hay thông đạt thiện xảo biết rõ?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ở nơi nhãn sắc quan sát thấy ly dục, nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng tác chứng. Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

Ở nơi nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc và ý pháp, Đại Bồ Tát quan sát thấy ly dục, nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng

Tác chứng. Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

 Lại này Xá Lợi Phất!

Chư Phật Như Lai nói pháp vi diệu, hoặc nói thánh xứ, hoặc nói phi thánh xứ. Thánh xứ là kham thọ đạo pháp. Phi thánh xứ là rời xa đạo pháp. Đại Bồ Tát an trụ nơi đạo, đối với các chúng sanh xa rời đạo, Đại Bồ Tát được đạo xứ đại bi chẳng bỏ chúng sanh. Nếu biết rõ khéo thông đạt như vậy thì gọi là Đại Bồ Tát xứ pháp thiện xảo.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba La Mật phải nên siêng tu học xứ pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật mà hay thông đạt đế pháp thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Nên biết Đại Bồ Tát có bốn thứ hạnh nhập vào đế pháp thiện xảo. Đó là khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.

Thế nào là khổ trí đến đạo trí?

Nơi các uẩn vốn vô sanh. Trí ấy gọi là khổ trí. Nơi nhiễm ái vĩnh viễn đoạn diệt. Trí ấy gọi là tập trí. Nơi tất cả vô sanh vô diệt. Trí ấy gọi là diệt trí. Nơi tất cả thời gian đối với các pháp sở duyên không tổn ích. Trí

ấy gọi là đạo trí Đại Bồ Tát ở nơi tứ đế ấy dùng các trí huệ như vậy biết rõ như thiệt, dầu thông đạt nhưng chẳng tác chứng.

Tại sao?

Vì muốn thành thục các chúng sanh vậy. Đầy đủ như vậy thì gọi là đế thiện xảo. Lại có ba thứ đế thiện xảo. Đó là thế tục đế, thắng nghĩa đế và tướng đế. Thế gian có bao nhiêu văn tự ngữ ngôn âm thanh giả thuyết v.v…gọi là thế tục đế. Ở chỗ ấy còn chẳng phải tâm hành huống là văn tự mà có thể trình bày nói lên được. Các pháp như vậy gọi là thắng nghĩa đế. Các tướng tức là nhứt tướng. Nhứt tướng ấy tức là vô tướng. Đây gọi là tướng đế.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ở nơi thế tục đế, vì chúng sanh nên giảng nói không nhàm mỏi. Ở nơi thắng nghĩa đế tác chứng không lui mất. Nơi tướng đế, sâu đạt bổn tánh biết rõ vô tướng. Đây gọi là Đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát chuyên cần tu học đế thiện xảo phải biết lại có một đế không có đế thứ hai, đó là điệt đế. Chư Phật Như Lai ở nơi đế duy nhứt ấy thông đạt rõ ràng không có tăng ích. Thông đạt rồi vì muốn thông ích cho các chúng sanh mà tuyên nói đế duy nhứt ấy khiến họ tu học tỏ ngộ không tăng ích. Đại Bồ Tát biết rõ như vậy thì gọi là đế pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đế thiện xảo là khéo thông đạt các thánh đế.

Thế nào là thông đạt thánh đế?

Này Xá Lợi Phất!

Khổ thánh đế là nói ngũ uẩn tánh nó thiệt khổ nên gọi là khổ đế. Ở trong đế này, Đại Bồ Tát thông đạt năm uẩn đều là tướng khổ. Luận về tướng khổ tức là tướng không, đây gọi là khổ thánh đế.

Này Xá Lợi Phất!

Tập thánh đế là nói tùy miên ái kiến làm nhơn cho năm uẩn, đây gọi là tập đế. Ở trong nhơn tập này, hoặc ái hoặc kiến, Đại Bồ Tát không có tăng ích hoặc lấy hoặc mê mà thông đạt rõ ràng, đây gọi là Tập thánh đế.

Này Xá Lợi Phất!

Diệt thánh đế là nói năm uẩn cứu cánh dứt hết, đây gọi là diệt đế. Đại Bồ Tát quan sát đế ấy, tiền tế chẳng sanh, hậu tế chẳng đến, hiện tại chẳng trụ, thông đạt rõ ràng như vậy thì gọi là diệt thánh đế.

Này Xá Lợi Phất!

Đạo thánh đế là y cứ đạo ấy mà chứng được khổ trí tập trí và diệt trí không có trí nào khác, đây gọi là đạo đế. Ở nơi đế ấy, Đại Bồ Tát thông đạt rõ ràng không có phân biệt, đây gọi là Đạo thánh đế.

Này Xá Lợi Phất!

Nơi đế này, Đại Bồ Tát dung trí quan sát cùng khiến chúng sanh quan sát hiểu rõ. Đây gọi là Đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đối với đế ấy, Đại Bồ Tát lại phải quan sát biết bốn đế như vầy: 

Nơi tất cả năng thọ sở thọ đều là khổ đế. Trong ấy phải khéo biết rõ, chính trí tánh khéo biết rõ ấy thông đạt rõ ràng thì gọi là Bồ Tát khổ thánh đế. Từ nơi nhơn ấy mà các uẩn tập họp phát khởi, đây đều là tập đế. Nơi nhơn ấy biết rõ như thiệt thì gọi là Bồ Tát khổ tập thánh đế. Các thọ dứt hẳn không chỗ giác thọ, đây gọi là diệt đế. Dầu quan

sát thọ diệt mà chẳng tác chứng, thông đạt như vậy thì gọi là Bồ Tát khổ diệt thánh đế. Khéo tu hành thánh đạo rời lìa thọ, đây gọi là đạo đế. Ví như thuyền bè, chẳng lấy cầu nơi thọ cũng chẳng lấy cầu nơi đạo thì gọi là Bồ Tát khổ diệt đạo thánh đế.

Này Xá Lợi Phất!

Nếu có Đại Bồ Tát hiện quán như vậy, y cứ chánh định tịch tĩnh phát khởi bốn chánh kiến, mà ở nơi bốn chánh kiến ấy cũng chẳng tác chứng. Thông đạt được pháp ấy thì gọi là Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát thiện xảo thông đạt nơi đế pháp ấy, nếu chúng diệt đế thì khổ chẳng sanh, trí quán vô sanh thì gọi là khổ trí.

Này Xá Lợi Phất!

Hữu là sanh duyên. Quan sát hữu ấy chẳng có chẳng không, trí này gọi là tập trí.

Này Xá Lợi Phất!

Tất cả sanh đều là vô sanh, đã vô sanh thì đều vô diệt. Trí vô diệt ấy gọi là tận diệt trí.

Này Xá Lợi Phất! 

Thánh đạo ấy không chỗ cân lường, không chỗ lấy tìm, không chỗ quan sát, đây gọi là trí quảng đại. Trí ấy gọi là đạo trí.

Này Xá Lợi Phất!

Nơi đế pháp ấy Đại Bồ Tát khéo kiến lập được, mà ở nơi đế trí không chỗ trụ trước. Đây gọi là Đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát do  u hành Bát Nhã Ba La Mật, nên được vô ngại giải thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu học đầy đủ Bát Nhã Ba La Mật nên được bốn thứ vô chướng ngại giải. Đó là nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải và biện vô ngại giải.

Này Xá Lợi Phất!

Những gì là nghĩa vô ngại giải?

Chư Đại Bồ Tát y cứ Bát Nhã Ba La Mật nên được nghĩa vô ngại giải. Đó là nhứt thiết pháp thắng nghĩa xứ trí. Quan sát trí ấy tức là nghĩa vô ngại giải. Như là những giác trí, nhơn trí, duyên trí, hòa hiệp trí, biến tùy hành trí, quãng đại duyên sanh trí, pháp tánh vô tạp trí, Như Lai tùy nhập trí, an trụ thiết tế tạp chí. 

Như Lai tùy nhập trí, an trụ thiệt tế trí ở trong

pháp không tùy giác quán trí, ở trong pháp vô tướng như sở quán trí, ở trong pháp vô nguyện khởi nguyện hành trí, ở nơi không gia hạnh khởi gia hành trí, nơi không gia hạnh khởi gia hạnh trí, nơi lý thú nhứt quán nhập chứng trí. 

Nơi không hữu tình quán nhập chứng trí, nơi không ngã pháp quán nhập chứng trí, nơi hông thọ mạng nhứt hướng nhập trí, nơi không sát thủ thú quán thắng nghĩa trí, nơi quá khứ thế quán vô ngại trí, nơi vị lai thế quán vô biên trí, nơi hiện tại thế quán nhứt thiết xứ trí.

 Nơi các uẩn pháp quán như ảo hóa trí, nơi các giới pháp quán đồng độc xà trí, nơi các xứ pháp quán như hư không trí, nơi các nội pháp quán tịch tĩnh trí, nơi các ngoại pháp quán vô sở hành trí, nơi các cảnh giới quán vô sở hữu trí, nơi các niệm trụquán an trụ trí, nơi các thú đạo quán tùy hành trí. Nơi các duyên khởi quán hiện kiến trí, nơi các đế pháp quán thông đạt trí, nơi tất cả khổ quán vô sanh trí, nơi tất cả tập quán

không gia hạnh trí, nơi tất cả diệt quán ly tướng trí, nơi tất cả đạo quán cứu tế trí, ở trong tất cả pháp, quán phân tích trí, nơi các căn pháp quán chứng nhập trí. Nơi các lực pháp quán không khuất phục trí, nơi xa ma

tha quán sở y xứ trí, nơi tỳ bát xá na quán minh chiếu trí, nơi các ảo sự quán hư tập trí, nơi các dương diệm quán mê loạn trí, nơi các mộng sự quán hư kiến trí, nơi tiếng vang quán duyên hiệp trí, nơi bóng sáng quán vô động trí.

 Nơi tướng sai biệt quán nhứt tướng trí, nơi các hệ phược quán ly phược trí, nơi các tương tục quán không tương tục trí, nơi trí Thanh Văn quán tùy thanh nhập trí, nơi trí Độc Giác quán duyên sanh rộng lớn nhập nhứt cảnh trí, nơi Phật Đại thừa quán biết tất cả thiện căn tư lương hay tích tập trí. Tất cả các quán trí như vậy gọi là Đại Bồ Tát nghĩa vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có nghĩa vô ngại giải. Đó là nghĩa y thú nơi lý thú, vì là chỗ y thú của các pháp tánh.

Tại sao?

Vì tất cả pháp đều là không, nghĩa tánh không gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp đều vô tướng, nghĩa vô tướng gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp đều vô nguyện, nghĩa vô nguyện gọi là nghĩa.

Vì tất cả pháp đều viễn ly, nghĩa viễn ly gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp không hữu tình không thọ mạng không sát thủ thú, nghĩa không hữu tình thọ mạng sát thủ thú gọi là nghĩa. Đại Bồ Tát tùy nhập được nghĩa tướng như vậy thì gọi là nghĩa vô ngại giải.

Này Xá Lợi Phất!

Nếu có Bồ Tát nói nghĩa như vậy, nên biết đó là nói pháp vô trụ, nói pháp vô tận, là nói tất cả chỗ được nói rõ, là nói những nghĩa của bực nhứt thiết trí dung vô ngại giải đã biết rõ. Nên biết Bồ Tát được sự ấn khả tùy hỉ của chư Phật Thế Tôn. Nên biết trí ấy là chơn huệ, là thiệt huệ là vô dị huệ, là vô ngại huệ. Đại Bồ Tát biết rõ như vậy thì gọi là nghĩa vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát pháp vô ngại giải?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên được pháp vô ngại giải. Đó là ở trong các pháp, tùy chứng nhập trí.

Những gì gọi là tùy chứng nhập trí?

Đó là ở trong các pháp có chỗ chứng nhập.

Những pháp gì?

Đó là những pháp:

Thiện bất thiện, hữu tội vô tội, hữu lậu vô lậu, thế gian xuất thế gian, hữu vi vô vi, nhiễm ô thanh tịnh, sanh tử Niết Bàn. Ở trong các pháp ấy theo đó có thể chứng nhập pháp tánh bình đẳng, Bồ Đề bình đẳng. Trí tánh như vậy gọi là pháp vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Pháp vô ngại giải là:

Đại Bồ Tát dùng pháp vô ngại giải ấy, tâm trí chứng nhập tham hành như vầy. Nhập chứng giả lập tham hành, phương tiện tham hành, kiên cố tham hành, vi bạc tham hành, phi xứ tham hành, doanh cầu tham hành, túc thế tham hành, vô biên dị tướng tham hành, hiện tại chúng duyên tham hành. Tất cả tướng tham hành ấy đều chứng nhập.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát rõ biết những tướng tham của các hữu tình:

Hoặc có chúng sanh nội tham chẳng phải ngoại tham, hoặc ngoại tham chẳng phải nội tham, hoặc nội ngoại tham.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham thanh, hoặc tham thanh chẳng tham sắc, hoặc tham sắc thanh.

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham hương, hoặc tham hương chẳng tham sắc, hoặc tham sắc hương. Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc, hoặc tham sắc vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc, hoặc tham sắc xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham hương, hoặc tham hương chẳng tham thanh, hoặc tham thanh hương.

Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham thanh, hoặc tham thanh vị.

Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham thanh, hoặc tham thanh xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham hương, hoặc tham hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham hương, hoặc tham hương xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham vị, hoặc tham vị xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham hương, hoặc tham hương chẳng tham sắc thanh, hoặc tham sắc thanh hương.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc thanh, hoặc tham sắc thanh vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh, hoặc tham sắc thanh xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham thanh hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham thanh hương, hoặc tham thanh hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham thanh hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham thanh hương, hoặc tham thanh hương xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham hương vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham hương vị, hoặc tham hương vị xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc thanh hương, hoặc tham sắc thanh hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh hương, hoặc tham sắc thanh hương xúc.

Lại này Xá lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham thanh hương vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh hương vị, hoặc tham thanh hương vị xúc.

Lại này Xá Lợi Phất!

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương vị chẳng tham xúc, hoặc xúc chẳng tham sắc thanh hươngvị, hoặc tham sắc thanh hương vị xúc.

Này Xá Lợi Phất!

Vô lượng chúng sanh ấy đều riêng phát khởi vô lượng tướng tham nhập vào tham hành, Đại Bồ Tát do chứng nhập pháp vô ngại giải nên nhập vào hai vạn một ngàn tham hành, hai vạn một ngàn sân hành, hai vạn một ngàn si hành, hai vạn một ngàn đẳng phần hành phiền não của chúng sanh.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát chứng nhập tám vạn bốn ngàn phiền não hành môn ấy, nên biết Đại Bồ Tát Này đầy đủ thành tựu tâm quảng đại trí, tùy hành thuyết trí, bất tăng bất giảm thuyết trí, bất quá thời thuyết trí, căn khí sai biệt trí, lập ngôn bất hư thuyết trí.

Này Xá Lợi Phất!

Vì Đại Bồ Tát có đủ những trí thù thắng như vậy, nên gọi là Đại Bồ Tát pháp vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát từ vô ngại giải?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên có đủ từ vô ngại giải. Đó là trí chứng nhập các ngôn từ. Được trí Này rồi thì hay biết rõ ngôn từ của chư Thiên chư Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhơn và ngôn từ của các Phi nhơn, nhẫn đến tất cả hữu tình trong ngũ đạo có bao nhiêu ngôn từ âm thanh nói bàn, Đại Bồ Tát đều dùng trí ấy chứng nhập, lại có thể dung các ngôn từ âm thanh ấy tùy theo các hữu tình mà nói pháp. Đây gọi là Bồ Tát từ vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Chư Đại Bồ Tát khéo biết rõ ngôn từ ấy chỉ nên hiển bày pháp ấy, ngôn từ ấy chỉ nên tùy biện pháp ấy, ngôn từ ấy nên dùng chữ ấy ẩn chứa pháp ấy. Đại Bồ Tát dùng trí ấy biết rõ là một danh ngôn, là hai danh ngôn,

là nhiều danh ngôn. Lại biết rõ là danh ngôn nữ danh ngôn nam, danh ngôn phi nam phi nữ. Lại biết rõ là danh ngôn lược danh ngôn rộng, danh ngôn tốt danh ngôn xấu. Lại biết rõ là danh ngôn quá khứ danh ngôn vị lai, danh ngôn hiện tại. Lại biết rõ các tướng như vậy một chữ tăng ích. Biết rõ như vậy thì gọi là Đại Bồ Tát từ vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Chư Đại Bồ Tát phát ra ngôn từ, đó là do vô lượng công đức họp lại thành.

Tại sao?

Vì ngôn từ được Đại Bồ Tát phát ra không nhỏ yếu, chính ngôn từ ấy rất khéo sắp đặt, không phiền trọng, không gấp mau, lời rất rõ ràng, văn nghĩa tròn đủ, thuận đẹp lòng đại chúng, các thứ mỹ diệu bày rõ thâm áo, trang nghiêm với những thế tục và thắng nghĩa, tự tâm trí kiến thông đạt vô ngại, chư Phật ấn khả, làm vui đẹp chúng sanh. Đầy đủ như vậy thì gọi là Đại Bồ Tát từ vô ngại giải.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào gọi là Đại Bồ Tát biện vô ngại giải?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên được ngôn từ vô ngại biện, biện nói ký biệt không trệ, biện nói tuyên dương không dứt, biện nhanh biện mau biện nhanh chóng.

Biện chẳng ai động được, biện chẳng vấp chậm, biện đáp theo lời hỏi, biện chẳng khiếp lui, biện chẳng tương vi, biện chẳng tranh luận, biện pháp đáng thích, biện an trụ sức nhẫn, biện vi diệu rất sâu, biện các thứ sai biệt, biện các thứ vi diệu, biện thế tục thắng nghĩa.

Biện nói xây dựng tất cả công hạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tĩnh lự Bát Nhã, biện nói xây dựng tất cả niệm trụ chánh cần thần túc căn lực giác phần chánh đạo xa ma tha và tỳ bát xá na, biện nói xây dựng tất cả tĩnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát để, biện quảng đại trí. 

Biện sở thừa của tất cả thánh nhơn, biện tâm hành của tất cả chúng sanh, biện nói không ngọng nghịu, biện nói không cứng nghẹn, biện nói không liến thoắng, biện nói không thô cộc, biện nói giọng nhuần mến, biện nói giọng trong sạch, biện nói giọng bàng bạc. 

Biện nói không chấp dính, biện nói dạy bảo, biện nói đại tự tại, biện nói diệu tương ưng, biện nói không khóa chặt, biện nói giọng mỹ diệu, biện nói giọng mềm trơn, biện nói không gây ra sự quở trách, biện nói được chư thánh khen ngợi.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát dùng bao nhiêu ngôn biện như vậy tuyên cáo khắp vô lượng vô biên quốc độ chư Phật mười phương. Ngôn âm được Đại Bồ Tát phát ra vượt hơn tất cả ngôn từ phạm âm. Ngôn âm ấy sáng tỏ trong sạch được sự ấn khả của chư Phật.

 Đại Bồ Tát có đủ tài biện, thương các hữu tình nên dùng ngôn âm ấy tuyên nói rộng Chánh Pháp vi diệu khiến họ xuất ly sanh tử hết hẳn các sự khổ. Đây gọi là Đại Bồ Tát vô ngại biện.

Này Xá Lợi Phất!

Như trên ấy gọi là vô ngại giải thiện xảo. Do vô ngại giải thiện xảo ấy mà Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật chuyên cần tu tập vô ngại giải thiện xảo vậy. 

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát y xu thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên khéo hay đầy đủ bốn thứ y xu. Đó là y xu nơi nghĩa mà chẳng y xu nơi văn, y xu nơi trí mà chẳng y xu nơi thức, y xu nơi kinh liễu nghĩa mà chẳng y xu nơi kinh chẳng liễu nghĩa, y xu nơi pháp mà chẳng y xu nơi nhơn.

Này Xá Lợi Phất!

Thế nào gọi là y xu nơi nghĩa mà chẳng y xu nơi văn?

Và những gì là văn là nghĩa?

Này Xá Lợi Phất!

Văn là nói văn từ truyền quen theo tác dụng của pháp thế gian. Nghĩa là nói chỗ thông đạt pháp xuất thế. Văn là ngôn từ tuyên bày bố thí điều thuận tịch tĩnh đáng ưa thích. Nghĩa là trí quyết định biết rõ sự bố thí điều thuận tịch tĩnh ấy.  

Văn là ngôn từ phân biệt quở trách sanh tử. Nghĩa là chẳng nhiễm sanh tử thấy suốt pháp tánh. Văn là ngôn từ ca ngợi công đức Niết Bàn. Nghĩa là pháp tánh Niết Bàn tánh không sai biệt.

Văn là tùy thuận các thừa mà kiến lập ngôn thuyết. Nghĩa là trí khéo thông đạt pháp nhứt lý. Văn là tuyên nói bỏ rời các pháp sở hữu. Nghĩa là tam luân ấy cứu cánh thanh tịnh.

Văn là tuyên nói luật nghi thân ngữ ý nghiệp thọ trì công đức học xứ đầu đà. Nghĩa là thân ngữ ý nghiệp đều bất khả đắc, chẳng do gia hạnh giới luật thanh tịnh.

Văn là tuyên nói nhịn chịu sân khuể bớt dứt giận kiêu mạn phóng dật, làm được hạnh nhẫn ấy gọi là thiện trượng phu. Nghĩa là khéo chứng được vô sanh pháp nhẫn. Văn là diễn tả các thiện căn phát khởi tinh tấn. Nghĩa là vô thủ Vô xả vô trụ tinh tấn. Văn là tuyên nói tĩnh lự giải thoát đẳng tri đẳng chí. Nghĩa là trí diệt tận định.

Văn là tất cả văn trì các huệ căn bổn. Nghĩa là nghĩa bất khả thuyết. Văn là hay khai thị ba mươi bảy phần trợ đạo thánh pháp. Nghĩa là chứng được quả của chánh hạnh Bồ Đề phần pháp.

Văn là hay khai thị phổ tập đạo đế. Nghĩa là tác chứng diệt đế. Văn là hay khai thị vô minh đến lão tử. Nghĩa là vô minh diệt đến lão tử diệt. Văn là tuyên nói Chánh Pháp chỉ quán tư lương. Nghĩa là sáng giải thoát trí. Văn là tuyên nói hành pháp tham sân si và đẳng phần. Nghĩa là tâm vô phân biệt trí giải thoát. 

Văn là khai thị tất cả pháp chướng ngại. Nghĩa là trí giải thoát vô chướng ngại. Văn là khai thị Tam Bảo ca ngợi công đức. Nghĩa là pháp tánh ly dục công đức chánh hạnh vô vi vô trước. 

Văn là tuyên nói công đức tu học phát khởi chánh hạnh của Bồ Tát sơ phát tâm đến ngồi đạo tràng. Nghĩa là sát na tâm tương ưng chứng nhập nhứt thiết chửng trí.

Này Xá Lợi Phất!

Tóm lại đức Như Lai diễn nói tám vạn bốn ngàn pháp tạng thanh giáo đều gọi là văn, lý thú tất cả thuyết rời lìa tất cả ngôn âm văn tự thì gọi là nghĩa. Đây gọi là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật y xu nghĩa chẳng y xu văn vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát y xu trí chẳng y xu thức?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên thiện xảo biết rõ bao nhiêu ngôn giáo văn nghĩa tất cả pháp theo sự phân biệt của tất cả hữu tình thì gọi là thức, Đại Bồ Tát chẳng nên y theo. Còn những ngôn giáo đúng nghĩa pháp tánh tức gọi là trí, Đại Bồ Tát phải y theo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Do hai pháp thiện xảo mà Đại Bồ Tát có thể tu hành Bát Nhã Ba La Mật. Đó là thức và trí.

Những gì là thức?

Những gì là trí?

Này Xá Lợi Phất!

Thức ấy là bốn chỗ thức an trụ: 

Một là sắc chỗ y chỉ của thức.

Hai là thọ, chỗ y chỉ của thức.

Ba là tưởng, chỗ y chỉ của thức. 

Bốn là hành, chỗ y chỉ của thức. Thức an trụ bốn chỗ như vậy thì gọi là thức, chẳng nên y theo.

Nơi năm thủ uẩn, thức chẳng an trụ, thức uẩn khắp ở nơi trí thì gọi là trí, phải y theo trí ấy. Thức là hay biết rõ địa giới thủy giới hỏa giới phong giới, biết rõ bốn giới ấy thì gọi là thức, chẳng nên y theo. Nơi bốn giới ấy thức chẳng an trụ thì gọi là thức pháp tánh. Nơi pháp tánh trí hẳng tạp loạn thì gọi là trí, nên y theo trí ấy. 

Thức là biết rõ sắc được nhãn biết, thanh được nhĩ biết, hương được tỷ biết, vị được thiệt biết, xúc được thân biết, pháp được ý biết. Biết rõ như vậy gọi là thức, chẳng nên y theo. Với nội xứ, tâm lự tịch tĩnh, với ngoại xứ tầm từ chẳng hành, chẳng sanh phân biệt nơi pháp, đây gọi là trí, nên y theo. 

Từ cảnh sở duyên mà sanh hay biết, từ các tác ý mà sanh hay biết, từ khắp phân biệt mà sanh hay biết, đây gọi là thức. Không thủ không chấp không duyên không phân biệt, đây gọi là trí. Nơi tất cả hành pháp hữu vi phân biệt biết rõ, đây gọi là thức. 

Nơi pháp vô vi không có thức duyên hành được, trí vô vi ấy gọi là trí. Thức hay biết có sanh có diệt có nơi an trụ thì gọi là thức, chẳng nên y theo. Không sanh không diệt không chỗ an trụ, đây gọi là trí, Đại Bồ Tát nên y theo trí ấy. Đây gọi là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật y xu trí chẳng y xu thức vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào gọi là Đại Bồ Tát chẳng y xu kinh chẳng liễu nghĩa mà y xu kinh điễn liễu nghĩa?

Này Xá Lợi Phất!

Chư Đại Bồ Tát hay khéo thông đạt văn rộng rãi như trước đã tuyên nói, đây gọi là kinh chẳng liễu nghĩa, chẳng nên y xu. Còn những nghĩa rộng rãi đã tuyên nói trước ấy, đây gọi là kinh liễu nghĩa, nên y xu. 

Những gì trong kinh mà cho là liễu nghĩa, hoặc chẳng liễu nghĩa?

Này Xá Lợi Phất!

Vì y Bát Nhã Ba La Mật nên Đại Bồ Tát khéo thông đạt phân biệt rõ.

Nếu trong kinh tuyên nói về đạo, ngôn giáo ấy gọi là chẳng liễu nghĩa.

Nếu nói về quả, ngôn giáo ấy gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong các kinh nói về thế tục đế, đây gọi là chẳng liễu nghĩa. 

Nếu nói về thắng nghĩa đế thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong các kinh nói về tác nghiệp phiền não hoặc nhiễm thì gọi là chẳng liễu nghĩa. 

Nếu nói phiền não nghiệp dứt hết thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong các kinh tuyên nói quở trách pháp nhiễm ô thì gọi là chẳng liễu nghĩa.

Nếu nói tu trị thanh tịnh thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong có kinh nói nhàm sanh tử ưa Niết Bàn thì gọi là chẳng liễu nghĩa.

Nếu nói sanh tử Niết Bàn không sai biệt thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong các kinh nói nhiều thứ văn cú sai biệt thì gọi là chẳng liễu nghĩa. 

Nếu nói thậm thâm khó thấy khó biết thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong các kinh văn cú rộng rãi hay khiến tâm ý chúng sanh hớn hở thì gọi là chẳng liễu nghĩa. 

Nếu nói văn cú và tâm ý đều đồng với tro tàn thì gọi là liễu nghĩa. 

Nếu trong kinh tuyên nói có ngã, hữu tình, mạng giả, dưỡng giả, sát thủ thú giả, ý sanh giả, tác giả, thọ giả, lại lập có các thứ thọ uẩn không có chủ thể, ngôn giáo như vậy thì gọi là chẳng liễu nghĩa, chẳng nên y xu.

Nếu nói không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô khởi, vô xuất hiện, vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô mạng giả, đây gọi là liễu nghĩa, nên y xu.

Này Xá Lợi Phất!

Đây gọi là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật y xu kinh liễu nghĩa, chẳng y xu kinh chẳng liễu nghĩa.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào gọi là Đại Bồ Tát y xu pháp mà chẳng y xu nhơn?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba La Mật nên ở nơi các Kinh Giáo khéo phân biệt được nếu là tuyên nói kinh chẳng liễu nghĩa tức là những nghĩa về các hữu tình, ngôn giáo ấy chẳng nên y xu. Còn các kinh liễu nghĩa tức như nghĩa pháp tánh, ngôn giáo ấy nên y xu.

Lại này Xá Lợi Phất!

Những gì gọi là pháp và thế nào gọi là nhơn?

Này Xá Lợi Phất!

Những pháp tướng sở duyên được hữu tình thấy biết thì gọi là nhơn. Còn pháp tánh mà các pháp tướng sở duyên ấy an trụ thì gọi là pháp vậy. Nói là nhơn ấy, đó là người phàm, người phàm thiện, người tùy tính hành, người tùy pháp hành, người đệ bát nhẫn, người Dự Lưu, người Nhứt Lai, người Bất Hoàn, người A La Hán, người Độc Giác, người Bồ Tát.

Này Xá Lợi Phất!

Lại còn có một người xuất hiện thế gian làm lợi ích an vui vô lượng chúng sanh, thương xót thế gian đem nghĩa lợi an lạc cho người cho trời. Người này là Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác.

Này Xá Lợi Phất!

Tất cả danh từ người như vậy, đức Như Lai y theo thế tục đế vì chúng sanh mà tuyên nói. Nếu có người ở nơi ngôn giáo ấy mà sanh khởi chấp lấy, thì chẳng nên y xu người ấy.

Tại sao?

Vì muốn Bồ Tát chánh y xu, nên đức Như Lai tuyên dạy rằng các ông nên y xu thiệt tánh của các pháp, chớ nên y xu nơi người ấy. Những gì là thiệt tánh của các pháp.

Này Xá Lợi Phất!

Những tướng:

Không biết dị, không tăng ích, không tác không bất tác, chẳng trụ không căn bổn, đây goị là pháp tánh.

Lại những tướng:

Tất cả xứ thông chiếu bình đẳng, trong các bình đẳng khéo trụ bình đẳng, trong bất bình đẳng hay khéo bình đẳng, đây gọi là pháp tánh. Pháp tánh ấy không có phân biệt, không có sở duyên, nơi tất cả pháp chứng được thể tướng cứu cánh quyết định, đây gọi là thiệt tánh của các pháp.

Này Xá Lợi Phất!

Nếu ai có y xu pháp tánh, thì các pháp tánh không có chẳng y xu. Chư Đại Bồ Tát do chứng nhập môn ấy nên ở nơi tất cả pháp y xu tất cả pháp tánh. Đây gọi là bốn thứ y xu của Đại Bồ Tát. Nếu Đại Bồ Tát thông đạt được nơi đây thì gọi là y xu thiện xảo vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào gọi là tư lương thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên khéo thông đạt được hai thứ tư lương. Đó là phước và trí.

Thế nào gọi là phước đức tư lương?

Này Xá Lợi Phất!

Thể tánh bố thí đem phước đến cho việc làm, thể tánh thi la đem phước đến cho việc làm, thể tánh các hạnh tu đem phước đến cho việc làm, đại từ tam muội, đại bi phương tiện đều gọi là phước đức tư lương. 

Đại Bồ Tát do làm những sự nghiệp phước đức nên ở nơi các thiện căn, hoặc tự hoặc tha, cố gắng phụng tu đều hưng khởi được phước đức ba đời, tất cả những pháp ác đều phát lộ. Ở nơi công đức của tất cả chúng sanh có, công đức của các bậc hữu học vô học có, công đức của bậc Độc Giác có, công đức của tất cả. 

Bồ Tát từ sơ phát tâm đến bất thối chuyển nhứt sanh bổ xứ có vô lượng vô biên, đều sanh lòng tùy hỉ khắp tất cả. Ở nơi chư Phật Thế Tôn quá khứ vị lai hiện tại có bao nhiêu thiện căn cũng đều sanh lòng tùy hỉ.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy lại hay khéo tùy hỉ sự nghiệp câu sanh phước. Lại có thể thỉnh Phật chuyển pháp luân vi diệu, cũng thỉnh chư Hiền Thánh diễn nói thắng pháp. Cũng khuyến cáo sự nghiệp câu sanh phước.

Lại hay đem các thiện căn hồi hướng vô thượng Bồ Đề, hồi hướng sự nghiệp vô sanh phước. Đại Bồ Tát ấy thấy người chưa phát Bồ Đề tâm thì phương tiện khuyên khiến phát. Với người đã phát Bồ Đề tâm thì thuyết pháp khai thị khiến thành thục. Với người nghèo cùng thì dung của vật nhiếp họ. 

Với người tật bịnh thì bố thí thuốc men ân cần săn sóc cung kính hầu hạ. Với kẻ bạo ác thì nhịn chịu. Với giới phẩm vị phạm thì chẳng phú tàng mà phát lộ các lỗi khéo trừ hết sạch. Với chư Phật Thế Tôn đã nhập Niết Bàn thì luôn luôn sắm đồ cúng dường. Với Hòa Thượng và A Xà Lê thì kính thờ như Phật. Với Chánh Pháp thì phát tinh tấn suy tìm thỉnh hỏi.

Với thuyết Pháp Sư thì kính mến tôn thờ như thờ Phật. Có hội thuyết pháp dầu cách xa trăm do tuần cũng phải đến đó nghe Chánh Pháp không nhàm mỏi. Hoặc có chúng sanh đến thưa hỏi chỗ nghi, thì dùng tâm vô nhiễm mà tuyên nói pháp thanh tịnh, với cha mẹ thì thờ kính cúng dường biết ơn, tỏ ơn không hề hối tiếc. 

Chứa họp tất cả những phước thanh tịnh tu hành xây dựng long không nhàm mỏi, dùng các giới luật phòng hộ thân mình, than không ngụy trá, phòng hộ nơi ngữ phát ngôn hòa nhã, phòng hộ nơi tâm lòng không xiểm cuống.

Vì muốn nhiếp các phước đức thanh tịnh nên xây dựng Tháp Miếu thờ Phật.

Vì muốn tướng trượng phu được viên mãn nên chứa họp pháp hội bố thí lớn vô giá. 

Vì muốn tùy hình hảo viên mãn nên chứa họp các thứ thiện căn tư lương.

Để trang nghiêm thân nên rời bỏ kiêu mạn. 

Để trang nghiêm ngữ nên rời các lỗi nơi ngữ.

Để trang nghiêm tâm nên xa rời tất cả ghét ganh giác quán. 

Vì đại trang nghiêm Phật quốc độ nên hóa hiện thần thông chuyển biến tự tại.

Vì muốn trang nghiêm các pháp tướng nên thành tựu diệu trí vô thượng thiện tánh thanh tịnh.

Vì muốn trang nghiêm pháp chúng nên rời xa tất cả ngữ ngôn ly gián thô ác phá hoại. 

Vì chẳng thủ trước tất cả pháp nên rời lìa hư vọng phân biệt.

Vì khiến người thuyết pháp không lo buồn nên hoan hỉ khen thiện tai.

Vì muốn người thuyết pháp không luống công nên trừ bỏ chướng cái mà cung kính nghe pháp. 

Vì muốn trang nghiêm Bồ Đề thọ nên phụng thí vườn rừng thanh tịnh cho chư Phật.

Vì muốn trang nghiêm Phật đạo tràng nên tu đủ các thiện căn không thối chuyển. 

Vì muốn trừ sạch pháp sanh tử nên chẳng nhiễm tất cảnghiệp phiền não.

Vì muốn được tay trân bửu nên bố thí tất cả trân bửu.

Vì muốn được của vô tận và tạng vô tận nên đem vật ái trọng bố thí trước. 

Vì muốn khiến các chúng sanh tạm thấy mình thì liền sanh lòng tin thanh tịnh nên vui vẻ hỏi thăm trước xa rời vẻ âu sầu.

Vì muốn được tướng bàn tay bằng phẳng nên đối với chúng sanh sự chiếu cố bình đẳng. 

Vì muốn phóng vô biên màn tia sáng nên đối với các chúng sanh không học thức lòng chẳng khinh miệt và chẳng bỏ rơi.

Vì muốn thọ sanh được thanh tịnh thường gìn chứa giới phước thanh tịnh.

Vì muốn thai tạng được thanh tịnh nên ở nơi các hủy phạm khéo có thể thanh tịnh.

Vì muốn sanh trong người trên trời nên tu tập thanh tịnh mườinghiệp đạo lành. 

Vì rời xa sự đi đứng qua lại vô tri, nên ở nơi các sự dạy bảo không vọng phân biệt.

Vì được pháp tài giàu dư tự tại nên đối với pháp thâm áo không giấu tiếc.

Vì muốn được thế gian chiêm ngưỡng nên sửa trau thanh tịnh dục giải tang thượng.

Vì muốn được pháp thắng giải quảng đại nên các hạnh vi diệu đều chứng cả. 

Vì muốn nhiếp thọ tất cả phước nên tâm hằng tư duy đấng nhứt thiết trí.

Vì muốn viên mãn bảy thánh tài nên ở nơi Phật Pháp chánh tín là tiền đạo.

Vì muốn nhiếp thọ các tịnh pháp nên đối với thân mạng mình không hề đoái đến.

Vì được thế gian ủy nhiệm nên có hứa điều gì quyết làm xong.

Vì muốn cho tất cả Phật diệu pháp được viên mãn tu tập tất cả Phật Pháp.

Này Xá Lợi Phất!

Nếu Đại Bồ Tát đầy đủ thành tựu những tướng ấy thì gọi là Đại Bồ Tát phước đức tư lương thiện xảo vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát trí đức tư lương thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, Đại Bồ Tát ấy vì an trụ các pháp nhơn duyên như vậy nên nhiếp thủ được trí, đây gọi là trí đức tư lương.

Này Xá Lợi Phất!

Nhiếp trí như vậy lấy pháp gì làm nhơn làm duyên?

Này Xá Lợi Phất!

Nên biết Đại Bồ Tát nguyện dục không nhàm mỏi, tinh tấn tìm cầu tánh trí tùy hành, gần gũi thiện hữu xu hướng Phật trí mà chẳng xu hướng trí Thanh Văn, Độc Giác.

Đối với thiện hữu ấy lòng không giải đãi khinh mạn mà cung kính mến trọng như bực Đại Sư. Bồ Tát biết thiện hữu ấy có đủ dục giải nên không có phần ít ngôn thuyết thuận trí nào mà chẳng thưa hỏi để học. 

Thiện hữu ấy lại biết Bồ Tát ấy là pháp khí liền tuyên nói không tạm gián đoạn. Bồ Tát nghe nói hạnh tương ưng với Chánh Pháp tư lương liền tinh tấn tầm tư phương tiện tu tập. Đây gọi là chánh hạnh tương ưng trí đức tư lương. 

Thế nào là chánh hạnh tương ưng Chánh Pháp tư lương?

Này Xá Lợi Phất!

Chánh Pháp tư lương là Đại Bồ Tát vì tu tập chánh hạnh nên với sự uống ăn khéo có thể tiết kiệm. Với các duyên sự khéo có thể giảm ước. Với chuyện trò đàm thoại khéo có thể xa rời. Với các âm thanh khéo có thể vứt bỏ. Đầu hôm cuối đêm không ngủ nghỉ mà siêng tu tập chánh hạnh tương ưng. Đại Bồ Tát ấy vì cân lường nghĩa lý trịnh trọng tầm tư nên long không uế trược.

Vì hiện trừ nghi hối nên không chỗ truy cầu.

Vì bền tu chánh hạnh nên tùy thuận Chánh Pháp xu hướng Chánh Pháp thích đến Chánh Pháp.

Vì nơi pháp dũng mãnh thường như cứu khăn đầu bị cháy nên siêng cầu diệu trí không tạm thôi nghỉ.

Vì chẳng ở hắc ám nên không lười biếng.

Vì chẳng bỏ việc lành nên xa rời ồn náo. Thường hay ở một mình nên ngồi lặng tư duy.

Vì thánh chủng trí đức nên chẳng bỏ những công đức đầu đà.

Vì yêu thích pháp lạc nên thường ưa tìm cầu pháp xuất thế mà chẳng nghĩ đến trân bửu.

Vì tùy thuận thế gian văn chương chúthuật nên thành tựu chánh niệm.

Vì chẳng quên mất chánh niệm nên đủ nghĩa thậm thâm.

Vì khéo tùy hành nghĩa thậm thâm nên có được diệu huệ.

Vì tùy thuận chánh đạo kiên cố nên dũng mãnh.

Vì phòng vệ ngoại duyên nên trong lòng hổ thẹn.

Vì trang nghiêm tàm úy nên làm theo Phật lý.

Vì rời lìa phi trí nên bỏ màn ngu si.

Vì huệ nhãn thanh tịnh khéo giác ngộ nên giác huệ rộng rãi.

Vì giác huệ ấy không hẹp kém nên dịu huệ sáng tỏ chứng hiện trí vậy.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy chỗ có công đức chẳng tùy theo người. Với tự công đức chẳng tăng thượng mạn. Với tha công đức chẳng ganh ghét chẳng chê bai, khéo tu hành nghiệp lành chẳng khinh nghiệp báo, vì thế nên đầy đủ thành mãn nghiệp thanh tịnh trí.

Này Xa Lợi Phất!

Đầy đủ thành mãn những tướng ấy thì gọi là trí đức tư lương thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có trí đức tư lương thiện xảo. Đó là có thể đầy đủ bốn pháp bố thí thì thành tựu được trí đức tư lương.

Những gì là bốn?

Đại Bồ Tát nếu thấy biên chép Kinh Điển này thì cung cấp giấy mực viết các vật cần dùng. Đây là pháp thí thứ nhứt.

Đại Bồ Tát thỉnh Pháp Sư diễn nói nghĩa thâm diệu. Đây là pháp thí thứ hai.

Đại Bồ Tát đem những lợi dưỡng cung kính danh văn tán tụng khen tặng dâng lên Pháp Sư. Đây là pháp thí thứ ba.

Đại Bồ Tát ở nơi Pháp Sư nhiếp thọ Chánh Pháp không siễm khúc. Khen tặng cho vui lòng mà nói thiện tai thiện tai. Đây là pháp thí thứ tư.

Đại Bồ Tát làm đủ bốn pháp thí ấy thì khéo có thể chứa họp trí đức tư lương thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ tích tập vô tận trí đức tư lương.

Những gì là bốn?

Một là Đại Bồ Tát khéo thủ hộ thân mạng Pháp Sư.

Hai là khéo thủ hộ những thiện pháp đã có.

Ba là khéo thủ hộ chỗ ở của Pháp Sư.

Bốn là khéo thủ hộ đồ chúng của Pháp Sư.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ nhiệm trì trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Đó là ở nơi Pháp Sư, Bồ Tát dùng pháp để nhiệm trì, dùng trí để nhiệm trì, dùng của vật để nhiệm trì và dùng công đức để nhiệm trì vậy.

Lại này Xá lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có năm thắng lực hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là năm?

Đó là Đại Bồ Tát có đủ tín lực để thành tựu tâm tín giải. Có đủ tấn lực để cầu thiện tri thức thành tựu đa văn. Có đủ niệm lực để tâm Bồ Đề không quên mất. Có đủ định lực để suy gẫm quan sát bình đẳng giác tánh. Có đủ huệ lực do vì từ lâu đã tu tập sức lực đa văn vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ thi la thanh tịnh hay tích tập trí đức tư lương.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát có thi la thích Chánh Pháp, có thi la cầu Chánh Pháp, có thi la quán Chánh Pháp và có thi la hồi hướng Bồ Đề vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ pháp nhẫn hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Một là lúc Đại Bồ Tát cần cầu Chánh Pháp, khéo nhẫn chịu được tất cả lời lẽ thô ác phi pháp.

Hai là lúc Đại Bồ Tát cần cầu Chánh Pháp, khéo nhẫn chịu được tất cả gió nắng rét nóng đói khát.

Ba là lúc Đại Bồ Tát cần cầu Chánh Pháp nơi hai Đại Sư Hòa Thượng và A Xà Lê có dạy bảo thì đều đảnh đới lãnh thọ.

Bốn là lúc Đại Bồ Tát cần cầu Chánh Pháp, khéo tin hiểu được pháp không, vô tướng, vô nguyện.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát lại còn có bốn thứ tinh tấn hay làm trí đức tư lương tinh tấn.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát kiên cố tinh tấn lắng nghe Chánh Pháp, kiên cố tinh tấn nhiệm trì Chánh Pháp, kiên cố tinh tấn diễn thuyết Chánh Pháp và kiên cố tinh tấn tu hành chánh hạnh vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ tĩnh lự tu tập Chánh Pháp hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát thường thích thực hành pháp viễn ly, thích ở một mình nơi bốn núi rừng yên tĩnh, thường thích tìm cầu thần thông tĩnh lự và thường siêng tu Phật trí quảng đại.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ Chánh Pháp trí huệ quang minh hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát tu hành trí huệ quang minh ấy:

Chẳng an trụ nơi đoạn, chẳng nói nơi thường, chẳng trái duyên khởi và tin hiểu vô ngã vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn thứ Chánh Pháp vô thượng phương tiện hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật mà tùy thuận thế gian, tùy thuận Kinh Điển, tùy thuận diệu pháp và tùy thuận tịnh trí vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát có thể tiến đến bốn thứ pháp đạo hay làm trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì là bốn?

Đó là Đại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba La Mật nên đầy đủ tu hành đạo đến bỉ ngạn, đạo thất giác phần, đạo bát chánh chi và đạo xu hướng nhất thiết chủng trí vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát còn có bốn pháp không chán đủ hay chứa họp trí đức tư lương thiện xảo.

Những gì la Bốn?

Đó là Đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La Mật nên phụng trì Chánh Pháp vô lượng nghe pháp không chán đủ, vì người thuyết pháp không chán đủ, quan sát lý nghĩa không chán đủ và trí huệ phương tiện không chán đủ vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát có trí đức tư lương thiện xảo như vậy liền vào khắp

tất cả chánh hạnh.

Này Xá Lợi Phất!

Nên biết rằng bố thí do trí tư lương mà thành tựu, trì giới nhẫn

tấn định huệ cũng đều do trí tư lương mà thành tựu vậy. Nhẫn

đến từ bi hỉ xả tất cả thiện pháp đều do trí đức tư lương mà thành tựu cả.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát phát khởi bao nhiêu chánh hạnh kiên cố đều y chỉ nơi trí. Tất cả chánh hạnh đều do trí làm tiền đạo. Vì Đại Bồ Tát có đại trí nên được các người vô trí quy về, tất cả ác ma không được dịệp tiện, chư Phật Như Lai đồng gia hộ, sẽ được xu nhập nhứt thiết chủng trí. 

Đây là Đại Bồ Tát trí đức tư lương thiện xảo vậy. Nếu chư Đại Bồ Tát có đủ hai thứ phước đức và trí đức tư lương thiện xảo, nên biết là do tu hành Bát Nhã Ba La Mật mà được công lực tư lương thiện xảo như vậy.

Lại này Xá Lợi Phất!

Thế nào là Đại Bồ Tát niệm trụ thiện xảo?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát y Bát Nhã Ba La Mật tu tập đầy đủ bốn thứ niệm trụ thì có thể thành tựu phương tiện thiện xảo.

Những gì là bốn?

Một là ở nơi thân theo thân quán sát tu tập niệm trụ. Hai là ở nơi thọ theo thọ quan sát tu tập niệm trụ. Ba là ở nơi tâm theo tâm quan sát tu tập niệm trụ. Bốn là ở nơi pháp theo pháp quan sát tu tập niệm trụ.

Này Xá Lợi Phất!

Tu hành Bát Nhã Ba La Mật, thế nào Đại Bồ Tát ở nơi thân theo thân quan sát tu tập niệm trụ?

Này Xá Lợi Phất!

Bồ Tát ở nơi thân trụ theo thân mà niệm, quan sát thân này từ tiền tế có tội lỗi.

Bồ Tát nghĩ rằng:

Thân Này do nghiệp điên đảo phát khởi từ nhơn duyên mà sanh không có chủ tế không chỗ nhiếp thọ. Như những cây cỏ kia từ nhơn duyên sanh không có chủ tế không chỗ nhiếp thọ. Thân thể này lại như nhà cửa dựng lên do cây gổ tường vách các duyên chung họp mà thành. Thân thể này cũng vậy, chỉ do uẩn xứ giới chung họp nhiếp trì mà bổn tánh nó vốn không ngã không ngã sở, không thường không hằng không ở bền, chẳng phải là pháp chẳng biến đổi.

Nay tôi chẳng nên ở nơi thân thể này mà vọng chấp. Nay tôi nên đem thân chẳng bền này đổi lấy thân bền chắc. Thân Như Lai là than bền chắc vậy. 

Tôi quan sát thân thể này rất là hư ngụy cần phải tạo nên thân Như Lai. Vì thân Như Lai là thân Pháp Giới, là thân kim cương, là thân chẳng bị hoại, là thân kiên cố, là thân tối thắng siêu tam giới. Thân thể tôi đây có vô lượng tội lỗi làm tạp nhiễm. Tôi phải cầu chứng thân Như Lai rời lìa tội lỗi tạp nhiễm.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy dùng các năng lực giác huệ quan sát than thể do tứ đại nhiếp trì, là hang ổ của các phiến não, vì thế nên nay tôi nên đem thân này cung cấp hầu hạ các chúng sanh.

Tại sao?

Ví như bốn đại chủng ngoài là địa thủy hỏa và phong vô lượng phương cách tư tài vật dụng sai biệt làm lợi ích dưỡng dục tất cả chúng sanh. Nay tôi cũng đem thân do tứ đại hiệp thành Này dùng nhiều phương tiện cảnh giới của cải cho chúng sanh thọ dụng.

Này Xá Lợi Phất!

Do y Bát Nhã Ba La Mật quan sát thân thể này có đại nghĩa dụng như vậy, nên Đại Bồ Tát dầu quan sát thân này thể tánh nó là khổ mà chẳng chán sợ thân khổ ấy, dầu quan sát than

Này tánh nó cứu cánh tận mà chẳng chán sợ lưu chuyển thọ sanh. Dầu quan sát thân này tánh nó vô ngã mà không chán mỏi với sự thành thục chúng sanh, dầu quan sát thân này tánh nó tịch diệt mà chẳng rơi vào chỗ bỏ rời vĩnh viễn tịch diệt, dầu quán sát thân này là không vô tướng viễn ly, mà chẳng rơi vào biên tế viễn ly.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ở nơi thân thể này an trụ pháp, quán nơi thân, quán sát thân ấy không thiệt không bền. Với nội thân thì an trụ pháp quán theo thân thấy biết ở trong chỗ chẳng dung thọ các phiền não, với ngoại thân an trụ pháp quán theo thân thấy biết ở ngoài chẳng cùng chung với phiền não.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy thành tựu thân niệm trụ rồi, thì thân thanh tịnh không có nhiễm ô, đầy đủ tất cả thân nghiệp thanh tịnh, được thân trang nghiêm với tướng thanh tịnh. Vì có thân trang nghiêm nên được trời người quy ngưỡng. Đây gọi là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật, nơi thân thể theo thân quan sát tu tập thân niệm trụ.

Lại này Xá Lợi Phất!

Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, thế nào là Đại Bồ Tát ở nơi thọ theo thọ quán sát tu tập thọ niệm trụ?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát nghĩ rằng bao nhiêu thọ đều là khổ. Nay tôi có năng lực giác huệ ở nơi thọ ấy nên khéo quan sát, dùng trí quan sát dùng huệ quan sát, dùng phương tiện quan sát. 

Vì có năng lực quan sát thù thắng như vậy nên Đại Bồ Tát ấy dầu thọ sự vui, đương lúc thọ vui liền đối với chúng sanh ở thiện đạo phát khởi tâm đại từ, chẳng bị phiền não tham dục làm não. 

Dầu thọ sự khổ, đương lúc thọ khổ liền đối với chúng sanh ở ác đạo phát khởi tâm đại bi, chẳng bị phiền não sân khuể làm não. Dầu thọ sự chẳng khổ chẳng vui, đương lúc thọ chẳng khổ vui ấy chẳng bị phiền não ngu si làm não.

Này Xá Lợi Phất!

Do y Bát Nhã Ba La Mật có đủ năng lực quan sát thấy biết như vậy, nên Đại Bồ Tát theo thọ mà quan sát tu tập niệm trụ, đương lúc cảm xúc các thọ:

Hoặc khổ hoặc vui hoặc chẳng khổ chẳng vui liền khéo quan sát được các thọ xuất ly, lại có thể làm cho chúng sanh chứng được pháp thọ biến trí tịch diệt. Đại Bồ Tát lại nghĩ rằng các chúng sanh ấy vì có đủ phiền não nên không có trí huệ chẳng biết được các thọ xuất ly. Lúc thọ vui họ sanh tham ái, lúc thọ khổ họ sanh sân khuể, lúc thọ chẳng vui chẳng khổ họ khởi ngu si. 

Chúng ta là hàng Bồ Tát có trí huệ, bao nhiêu lỗi lầm do thọ đều đã dứt diệt, há lại đương lúc cảm thọ mà sanh phiền não. Nay tôi phải phát khởi đủ phương tiện thiện xảo và đại bi để nhiếp các chúng sanh, cho họ dứt diệt các xúc thọ.

Này Xá Lợi Phất!

Các Bồ Tát ấy do nhơn duyên gì ở nơi các thọ mà nói chẳng thối đọa?

Này Xá Lợi Phất!

Đó là ở các thọ có trí huệ quan sát hay dẫn sanh vui mà chẳng dẫn sanh khổ.

Trí huệ quan sát thế nào?

Này Xá Lợi Phất!

Bồ Tát quan sát trong ấy không năng thọ mà chỉ có thọ, đó là chấp thọ, nhiếp thọ, thủ thọ, hữu đắc thọ, điên đảo thọ, phân biệt thọ, kiến phiền não thọ, chỉ có thọ do nhãn tưởng sanh, nhẫn đến thọ do ý tưởng sanh, thọ do sắc tưởng sanh, nhẫn đến thọ do pháp tưởng sanh, và các thứ nhãn xúc nhẫn đến ý xúc sanh ra thọ, hoặc nội pháp hoặc ngoại pháp nhẫn các xúc duyên sanh ra thọ, hoặc khổ hoặc lạc hoặc chẳng khổ chẳng lạc, các tướng như vậy thì gọi là thọ.

Lại này Xá Lợi Phất!

Chư Phật Như Lai phân biệt các thọ có vô lượng tướng.

Có lúc nói một thọ, đó là nhứt tâm liễu biệt các cảnh.

Hoặc nói hai thọ là nội và ngoại.

Hoặc nói ba thọ là quá khứ liễu biệt, vị lai liễu biệt và hiện tại liễu biệt.

Hoặc nói bốn thọ là địa thủy hỏa và phong liễu biệt sai khác.

Hoặc nói năm thọ là tư duy năm uẩn. Hoặc nói sáu thọ là phân biệt sáu xứ. Hoặc nói bảy thọ là bảy thức trụ. Hoặc nói tám thọ là tướng tám tà phương tiện. Hoặc nói chín thọ là chín chỗ ở của chúng sanh.

Hoặc nói mười thọ là mười nghiệp đạo lành. Như vậy nhẫn đến vô lượng tất cả các thọ. Theo cảnh sở duyên, theo chỗ tác ý có bao nhiêu thì có bấy nhiêu thọ. Nhưng chư Như Lai nói thọ vô lượng, tại sao, vì chúng sanh vô lượng. Tùy các chúng sanh đều riêng có vô lượng thọ như vậy. 

Đại Bồ Tát ở nơi thọ an trụ tùy thọ quán thế nào?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát dùng trí thanh tịnh phương tiện khéo nhiếp bao nhiêu thọ sanh trụ dị diệt của tất cả chúng sanh và khéo biết rõ bao nhiêu thọ trí của tất cả chúng sanh thiện và bất thiện. Nếu tùy quán như vậy thì gọi là quan sát đủ nơi thọ. Đây gọi là Đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La Mật ở nơi thọ theo thọ quan sát tu tập thọ niệm trụ.

Lại này Xá Lợi Phất!

Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, Đại Bồ Tát ở nơi tâm theo tâm quan sát tu tập tâm niệm trụ thế nào?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát không vọng niệm, phòng thủ giữ kín rời lìa tán loạn, quan sát nơi tâm sanh diệt tan hư niệm niệm chẳng dừng, ở trong ở ngoài chẳng trụ chẳng chuyển. Đây gọi là đại Bồ

Tát chánh quan sát nơi tâm.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi nhớ lúc tối sơ đã từng phát tâm, các tâm ấy phát sanh rồi liền diệt nó ly tán biến hoại chẳng biết được nó đến phương nào. Tôi lại có vô lượng tâm chứa họp thiện căn,

nó sanh rời liền diệt đi tán biến hoại không có phương sở. Tôi lại có vô lượng tâm tướng hồi hướng Bồ Đề mà tâm thể tướng chẳng tự biết được làm sao tâm ấy nghĩ được rằng tôi sẽ chứng vô thượng Bồ Đề.

Tại sao?

Vì tâm thể ấy chẳng biết được tâm chẳng quán được tâm chẳng thông đạt được tự tâm vậy.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng nếu tâm Bồ Đề do tâm thiện căn mà không mất, thì tâm thiện căn do tâm hồi hướng mà không mê mất, nếu tâm hồi hướng do Bồ Đề mà không mất thì vô thượng

Bồ Đề là không mất vậy.

Quan sát như vậy rồi, ở nơi mê mất, Đại Bồ Tát không e sợ và lại nghĩ rằng:

Pháp duyên khởi ấy nhơn quả chẳng hư hoại. Dầu tâm pháp tánh ấy không có tự tánh không có tác dụng, không có chủ thể, nhưng các pháp ấy y chỉ nhơn duyên mà được sanh khởi. Tôi phải tùy theo chí nguyện mà chứa họp thiện căn. Đã chứa họp rồi tu công hạnh tương ưng trọn chẳng bỏ rời tâm pháp tánh ấy.

Lại này Xá Lợi Phất!

tướng chứa họp trong ấy thế nào?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát quan sát tướng chứa họp như vầy: Bổn tánh tâm ấy như huyển hóa không có một pháp bố thí được mà tâm pháp tánh ấy hay bố thí cho tất cả chúng sanh hồi hướng chứa họp trang nghiêm Phật độ, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như cảnh mộng tướng nó tịch tĩnh mà tâm pháp tánh ấy hay gìn giữ thi la đều hồi hướng tác dụng thần thông, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như dương diệm cứu cánh tận diệt mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả năng lực nhẫn nhục đáng ưa thích hồi hướng trang nghiêm Bồ Đề, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như trăng trong nước cứu cánh xa rời tướng chứa họp mà tâm pháp tánh ấy phát khởi tất cả chánh cần hồi hướng thành thục vô lượng Phật Pháp, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy chẳng thủ đắc được chẳng quan kiến được, mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả tĩnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát đề hồi hướng chư Phật thắng tam ma địa, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Quan sát tâm tánh ấy vốn chẳng phải sắc tướng không kiến không đối chẳng rõ biết được, mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả huệ cú và trí thuyết sai biệt hồi hướng viên mãn chư Phật trí huệ, đây gọi là chứa họp thiện căn. 

Tâm không sở duyên không sanh không khởi, mà tâm pháp tánh ấy kiến lập được vô lượng thiện pháp nhiếp thọ sắc tướng, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm không sở nhơn cũng không sở sanh, mà tâm pháp tánh ấy hay nhiếp thọ giác phần pháp nhân, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm tánh xa rời sáu thứ cảnh giới cũng chẳng sanh khởi, mà tâm pháp tánh hay dẫn phát cảnh giới Bồ Đề làm nhơn sanh khởi tâm, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Đây gọi là Đại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba La Mật nên ở nơi tất cả tâm tùy theo tâm quan sát tu tập tâm niệm trụ.

Lại này Xá Lợi Phất!

Do y Bát Nhã Ba La Mật, nên Đại Bồ Tát ở nơi tất cả tâm trụ theo tâm quan sát, vì cầu chứng được thắng thần thông nên nhiếp cột tâm mình tu tập thông trí, được thần thông rồi chỉ dùng một tâm mà khéo biết được tất cả tâm tướng, đã biết rõ rồi y nơi tâm tự thể mà tuyên nói các pháp.

Này Xá Lợi Phất!

An trụ tùy tâm quán ấy, Đại Bồ Tát dùng sức đại bi chế ngự tâm mình để thành thục chúng sanh không hề nhàm mỏi.

Do Bồ Tát tùy tâm quán nên chẳng bị tâm tận chẳng bị tâm diệt mà an trụ nơi tâm, chỉ khiến tâm xa rời kiết phược sanh tử tương tục mà an trụ tâm.

Lại đem năng lực chư tâm niệm trí để an trụ nơi các pháp không sanh không khởi tánh chánh quyết định không thối đọa vào trong bực Thanh Văn, Độc Giác. 

Lại dùng năng lực niệm trí ấy giữ tâm tương tục đến thành mãn tất cả Phật Pháp, một sát na tâm tương ưng diệu huệ giác ngộ vô thượng Bồ Đề. Đây gọi là Đại Bồ Tát y Bát Nhã Ba La Mật ở nơi tất cả tâm theo tâm quan sát tu tập tâm nìệm trụ.

Lại này Xá Lợi Phất!

Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, Đại Bồ Tát ở nơi pháp tùy theo pháp quan sát tu tập pháp niệm trụ thế nào?

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát ấy dùng thánh huệ nhãn nhìn thấy các pháp nhẫn đến ngồi đạo tràng, chặng giữa không hề mê mất. Bồ Tát ấy ở nơi tất cả pháp an trụ theo pháp quan sát chẳng thấy chút pháp nào xa rời không vô tướng vô nguyện vô trụ vô khởi vô gia hạnh. Lại quan sát nữa chẳng thấy chút pháp nào xa rời duyên khởi. Đại Bồ Tát ấy do an trụ nơi tùy pháp quán ấy nên chẳng quán pháp và phi pháp.

Trong đây lấy gì làm pháp, đó là nghĩa vô nghĩa gọi là nghĩa của pháp, nghĩa không hữu tình không mạn giả không nhơn là nghĩa của pháp. Lại lấy những gì làm nghĩa phi pháp, đó là ngã kiến hữu tình kiến mạn giả kiến nhơn kiến là nghĩa của phi pháp, đoạn kiến thường kiến hữu kiến vô kiến gọi là phi pháp. 

Tóm lại mà nói, tất cả các pháp hoặc gọi là pháp, hoặc gọi là phi pháp. Nếu biết rõ được các pháp đều không vô tướng vô nguyện thì tất cả pháp đều gọi là pháp. Nếu kế chấp ngã và ngã sở cùng các kiến phiền não thì tất cả pháp đều gọi là phi pháp.

Này Xá Lợi Phất!

Đại Bồ Tát y Bát Nhã Ba La Mật an trụ tùy pháp quán rồi chẳng thấy một pháp nào là chẳng phải Phật Pháp là chẳng phải Phật, là chẳng phải đạo, là chẳng phải giải thoát, là chẳng phải xuất ly. Đã biết các pháp đều là xuất ly rồi, Đại Bồ Tát ấy lại được đại bi vô chướng quan sát bao nhiêu phiền não của các chúng sanh đều do vọng tưởng mà phát sanh, biết các phiền não thể tánh nó tự ly.

Tại sao?

Vì các phiền não đồng về nơi liễu nghĩa, không có chút phiền não nào tích được tập được, tùy quán như vậy thì Bồ Đề phiền não tánh là Bồ Đề tánh. Bồ Tát ấy dầu an trụ niệm mà không chỗ an trụ, chẳng nhớ chẳng quên mà biết rõ được chỗ an trụ của niệm.

Tại sao?

Chỗ an trụ niệm tức là Pháp Giới. Nếu an trụ Pháp Giới thì tức là an trụ hữu tình giới. Nếu an trụ hữu tình giới tức an trụ hư không giới. Do đây nên nói các pháp cùng hư không bình đẳng.

Này Xá Lợi Phất!

An trụ tùy pháp quán như vậy, Đại Bồ Tát do y xu Phật Pháp nên tin hiểu các pháp tức là Phật Pháp. Dầu lại phát khởi tận trí như vậy nhưng ở nơi pháp vô vi tận diệt có thể chẳng tác chứng. Dầu lại phát khởi trí vô sanh nhưng thương các chúng sanh mà thọ sanh vẫn chẳng rời bỏ thiệt tế vô sanh.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần