Phật Thuyết Kinh đại Bát Nê Hoàn - Phẩm Bảy - Phẩm Thọ Trì
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Hiển, Đời Đông Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH ĐẠI BÁT NÊ HOÀN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Pháp Hiển, Đời Đông Tấn
PHẨM BẢY
PHẨM THỌ TRÌ
Lại nữa, thiện nam! Nay ta sẽ nói, công đức trọ trì Khế Kinh thậm thâm. Nếu có chúng sinh nghe được Kinh này đời đời không đọa trong bốn đường ác, sinh ở chỗ nào cũng thường gặp Phật.
Bồ Tát Ca Diếp bạch Đức Phật rằng: Kinh này tên gì, phụng trì thế nào?
Phật bảo Ca Diếp: Kinh này tên là Đại Bát Nê Hoàn, đoạn đầu cũng thiện, đoạn giữa cũng thiện, đoạn cuối cũng thiện. Nghĩa thiện vị thiện, thuần một vị thiện. Bảo Tạng Kim Cang nay ta đã thuyết.
Này thiện nam tử! Như Diêm Phù Đề có tám sông lớn đều chảy ra biển. Nước trong biển đó thật vô cùng tận. Đại Bát Nê Hoàn cũng lại như vậy, diệt trừ phiền não, hàng phục chúng ma, xoay lưng sinh tử, xả bỏ hóa thân, nên gọi Nê Hoàn. Hết thảy Chư Phật là diệu pháp này, không gì cao bằng.
Lại như thầy thuốc có pháp thuật hay, vi diệu bí mật, bao nhiêu phương thuốc đều ở ông ấy nên gọi đại y. Pháp tạng bí mật Như Lai đã thuyết cũng lại như vậy, chín Bộ Kinh Điển nằm trong Kinh này, cho nên gọi là Đại Bát Nê Hoàn.
Thí như mùa hạ cày ruộng gieo hạt thường nuôi hy vọng, khi thu hoạch xong mọi hy vọng ấy cũng đều chấm dứt. Hành giả cũng vậy, đối với các Kinh tu tập thiền định thường có hy vọng, đến khi học được Kinh này xong rồi mau thành giải thoát, siêu việt ba cõi.
Lại nữa thiện nam! Như người bệnh nặng, trước uống đề hồ, rồi dần uống đến loại thuốc tám vị là loại tốt nhất trong tất cả thuốc. Chúng sinh cũng vậy, đối với giáo pháp bí mật của Phật có bệnh mê lầm, tạm dùng Kinh Điển đại thừa giáo hóa, sau cùng mới nói pháp dược tám vị Đại Bát Nê Hoàn.
Tám vị đó là: Thường trụ, tịch diệt, không già, không chết, thanh lương, hư thông, bất động, khoái lạc. Tám vị này là Đại Bát Nê Hoàn.
Nếu có Bồ Tát an trú ở nơi Đại Bát Nê Hoàn thì thường có thể ở khắp mọi nơi thị hiện Nê Hoàn, vì thế gọi là Đại Bát Nê Hoàn.
Nếu có thiện nam muốn ở nơi Pháp Đại Bát Nê Hoàn mà Bát Nê Hoàn phải học như vậy: Như Lai thường trụ, Pháp, Tăng cũng vậy. Nếu có thiện nam hoặc người thiện nữ hành trì Kinh Đại Bát Nê Hoàn này thì đối Như Lai học pháp thường trụ.
Bồ Tát Ca Diếp bạch với Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn! Pháp thân Như Lai chẳng thể nghĩ bàn. Diệu Pháp Ngài thuyết chẳng thể nghĩ bàn. Công đức Chúng Tăng chẳng thể nghĩ bàn. Và Kinh này cũng chẳng thể nghĩ bàn. Từ nay con sẽ vì mọi chúng sinh có tâm cang cường, diệt trừ vô minh, đêm dài sinh tử tối tăm cho họ.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Năm - Kinh Tập - Chương Bốn - Phẩm Tám - Kinh Về Dục
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Ba - Phẩm Lợi Dưỡng - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Phổ Diệu - Phẩm Bảy - Phẩm Thị Hiện Học Chữ
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Mười - Phẩm Nam Cư Sĩ - Phần Ba - Kiến
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Thủ Bồ Tát Hàng Phục Nhất Thiết Bộ đa đại Giáo Vương - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Công đức Thâm Sâu - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Vô Nhi Bình đẳng Tối Thượng Du Già đại Giáo Vương - Phần Mười Tám
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN - NGHI THỨC KHAI KINH
Phật Thuyết Kinh Tam Mạn đà Bạt đà La Bồ Tát - Phẩm Hai - Phẩm Sám Hối Lỗi Lầm