Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Bốn Mươi Tám - Phẩm Bồ Tát An Trụ - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần
HỘI ĐẦU
PHẨM BỐN MƯƠI TÁM
PHẨM BỒ TÁT AN TRỤ
PHẦN HAI
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự khởi pháp không quên mất, cũng khuyên người khác khởi pháp không quên mất, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp không quên mất, hoan hỷ khen ngợi người khởi pháp không quên mất.
Nên tự khởi tánh luôn luôn xả, cũng khuyên người khác khởi tánh luôn luôn xả, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp khởi tánh luôn luôn xả, hoan hỷ khen ngợi người khởi tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, cũng khuyên người khác nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp thọ tuổi thọ viên mãn.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự chuyển pháp luân, cũng khuyên người khác chuyển pháp luân, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp chuyển pháp luân, hoan hỷ khen ngợi người chuyển pháp luân.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì nên tự nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, cũng khuyên người khác nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, thường xuyên chính thức tuyên dương pháp nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại, hoan hỷ khen ngợi người nhiếp hộ khiến chánh pháp tồn tại.
Này Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thì lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên an trụ như vậy.
Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nên học phương tiện thiện xảo của bát nhã Ba la mật đa sâu xa như thế. Nếu học như vậy thì mới có khả năng an trụ pháp an trụ. Nếu học như vậy, an trụ như vậy, thì đối với sắc không bị chướng ngại, đối với thọ, tưởng, hành, thức không bị chướng ngại. Đối với nhãn xứ không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không bị chướng ngại.
Đối với sắc xứ không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ được không bị chướng ngại. Đối với nhãn giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới không bị chướng ngại.
Đối với sắc giới không bị chướng ngại, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp giới không bị chướng ngại. Đối với nhãn thức giới không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới không bị chướng ngại.
Đối với nhãn xúc không bị chướng ngại, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc không bị chướng ngại. Đối với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không bị chướng ngại, đối với các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra được không bị chướng ngại.
Đối với địa giới không bị chướng ngại, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới không bị chướng ngại. Đối với vô minh không bị chướng ngại, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử được không bị chướng ngại.
Đối với việc xa lìa sự sát hại sanh mạng không bị chướng ngại, đối với việc xa lìa sự không cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến không bị chướng ngại.
Đối với bốn tịnh lự không bị chướng ngại, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc không bị chướng ngại. Đối với bố thí Ba la mật đa không bị chướng ngại, đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa được không bị chướng ngại.
Đối với pháp không nội không bị chướng ngại, đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới.
Pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh không bị chướng ngại.
Đối với chân như Không bị chướng ngại, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không bị chướng ngại.
Đối với Bốn Niệm Trụ không bị chướng ngại, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh Đạo không bị chướng ngại. Đối với Thánh đế khổ không bị chướng ngại, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo được không bị chướng ngại.
Đối với tám giải thoát không bị chướng ngại, đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không bị chướng ngại. Đối với pháp môn giải thoát không không bị chướng ngại, đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện được không bị chướng ngại.
Đối với Bậc Cực Hỷ không bị chướng ngại, đối với Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân không bị chướng ngại.
Đối với năm loại mắt không bị chướng ngại, đối với sáu phép thần thông không bị chướng ngại. Đối với pháp môn Tam Ma Địa không bị chướng ngại, đối với pháp môn Đà La Ni được không bị chướng ngại.
Đối với mười lực Phật không bị chướng ngại, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng không bị chướng ngại. Đối với việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch không bị chướng ngại.
Đối với việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo không bị chướng ngại. Đối với quả Dự Lưu không bị chướng ngại, đối với quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán không bị chướng ngại.
Đối với quả vị Độc Giác không bị chướng ngại. Đối với địa vị nhập chánh tánh ly sanh của Bồ Tát không bị chướng ngại. Đối với việc nghiêm tịnh Cõi Phật không bị chướng ngại, đối với việc thành thục hữu tình không bị chướng ngại. Đối với việc khởi Thần Thông Bồ Tát không bị chướng ngại.
Đối với trí nhất thiết không bị chướng ngại, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không bị chướng ngại. Đối với việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục không bị chướng ngại.
Đối với pháp không quên mất không bị chướng ngại, đối với tánh luôn luôn xả không bị chướng ngại. Đối với tuổi thọ viên mãn không bị chướng ngại. Đối với việc chuyển pháp luân không bị chướng ngại. Đối với sự tồn tại của chánh pháp không bị chướng ngại.
Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ Tát ấy từ đời trước đến nay chẳng nhiếp thọ sắc, chẳng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng nhiếp thọ nhãn xứ, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Chẳng nhiếp thọ sắc xứ, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Chẳng nhiếp thọ nhãn giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Chẳng nhiếp thọ sắc giới, chẳng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Chẳng nhiếp thọ nhãn thức giới, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Chẳng nhiếp thọ nhãn xúc, chẳng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Chẳng nhiếp thọ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, chẳng nhiếp thọ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Chẳng nhiếp thọ địa giới, chẳng nhiếp thọ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Chẳng nhiếp thọ vô minh, chẳng nhiếp thọ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
Chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sát hại sanh mạng, chẳng nhiếp thọ việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh, lời nói hư dối, lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp, tham dục, sân giận, tà kiến.
Chẳng nhiếp thọ bốn tịnh lự, chẳng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Chẳng nhiếp thọ bố thí Ba la mật đa, chẳng nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Chẳng nhiếp thọ pháp không nội, chẳng nhiếp thọ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới.
Pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh.
Chẳng nhiếp thọ chân như, chẳng nhiếp thọ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Chẳng nhiếp thọ bốn niệm trụ, chẳng nhiếp thọ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh Đạo.
Chẳng nhiếp thọ Thánh đế khổ, chẳng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo. Chẳng nhiếp thọ tám giải thoát, chẳng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không, chẳng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Chẳng nhiếp thọ Bậc Cực Hỷ, chẳng nhiếp thọ Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân. Chẳng nhiếp thọ năm loại mắt, chẳng nhiếp thọ sáu phép Thần Thông.
Chẳng nhiếp thọ pháp môn Tam Ma Địa, chẳng nhiếp thọ pháp môn Đà La Ni. Chẳng nhiếp thọ mười lực Phật, chẳng nhiếp thọ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Chẳng nhiếp thọ việc quán mười hai chi duyên khởi theo chiều thuận, nghịch.
Chẳng nhiếp thọ việc biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Chẳng nhiếp thọ quả Dự Lưu, chẳng nhiếp thọ quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán. Chẳng nhiếp thọ quả vị Độc Giác.
Chẳng nhiếp thọ địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát. Chẳng nhiếp thọ việc nghiêm tịnh Cõi Phật, chẳng nhiếp thọ việc thành thục hữu tình, chẳng nhiếp thọ thần thông của Bồ Tát. Chẳng nhiếp thọ trí nhất thiết, chẳng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Chẳng nhiếp thọ việc đoạn trừ tất cả tập khí phiền não tương tục.
Chẳng nhiếp thọ pháp không quên mất, chẳng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả. Chẳng nhiếp thọ tuổi viên mãn, chẳng nhiếp thọ việc chuyển pháp luân, chẳng nhiếp thọ sự tồn tại của chánh pháp.
Vì sao?
Này Thiện Hiện! Vì sắc chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ, nếu thọ, tưởng, hành, thức chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.
Này Thiện Hiện! Nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xứ. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Này Thiện Hiện! Sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc xứ. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Này Thiện Hiện! Nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới.
Này Thiện Hiện! Sắc giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu sắc giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sắc giới. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp giới.
Này Thiện Hiện! Nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn thức giới. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới.
Này Thiện Hiện! Nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhãn xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhãn xúc. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ, nếu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc.
Này Thiện Hiện! Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ, nếu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra.
Này Thiện Hiện! Địa giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa giới. Thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ, nếu thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Này Thiện Hiện! Vô minh chẳng thể nhiếp thọ, nếu vô minh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là vô minh. Hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng thể nhiếp thọ, nếu hành cho đến lão tử chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là hành cho đến lão tử.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa giết hại sanh mạng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa giết hại sanh mạng. Việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ, nếu xa lìa việc chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sự chẳng cho mà lấy, dâm dục, tà hạnh.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa lời nói hư dối chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa lời nói hư dối. Việc xa lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc lìa lời nói thôi ác, lời nói chia rẽ, lời nói hỗn tạp.
Này Thiện Hiện! Việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa tham dục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa tham dục. Việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc xa lìa sân giận, tà kiến chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc xa lìa sân giận, tà kiến.
Này Thiện Hiện! Sơ thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu Sơ Thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Sơ Thiền. Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Thiền chẳng thể nhiếp thọ, nếu đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền.
Này Thiện Hiện! Từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu từ vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là từ vô lượng. Bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bi, hỉ, xả vô lượng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bi, hỉ, xả vô lượng.
Này Thiện Hiện! Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Không vô biên xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Không vô biên xứ. Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Này Thiện Hiện! Bố Thí Ba la mật đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu bố thí Ba la mật đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bố thí Ba la mật đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng thể nhiếp thọ, nếu tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Này Thiện Hiện! Pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không nội chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không nội. Pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo,
Pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh,
Pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh.
Này Thiện Hiện! Chân như chẳng thể nhiếp thọ, nếu chân như chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chân như. Pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp trụ, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Này Thiện Hiện! Bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn niệm trụ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn niệm trụ. Bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi Đẳng Giác, tám chi Thánh Đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh Đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi Thánh Đạo.
Này Thiện Hiện! Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế khổ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế khổ. Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo.
Này Thiện Hiện! Tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám giải thoát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám giải thoát. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ, nếu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Này Thiện Hiện! Pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát không chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát là không. Pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Này Thiện Hiện! Bậc Cực Hỷ chẳng thể nhiếp thọ, nếu Bậc Cực Hỷ chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Bậc Cực Hỷ. Bậc Ly Cấu, Bậc Phát Quang, Bậc Diệm Tuệ, Bậc Cực Nan Thắng, Bậc Hiện Tiền, Bậc Viễn Hành, Bậc Bất Động, Bậc Thiện Tuệ, Bậc Pháp Vân chẳng thể nhiếp thọ, nếu Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là Bậc Ly Cấu cho đến Bậc Pháp Vân.
Này Thiện Hiện! Năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ, nếu năm loại mắt chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là năm loại mắt. Sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ, nếu sáu phép thần thông chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là sáu phép Thần Thông.
Này Thiện Hiện! Pháp môn Tam Ma Địa chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Tam Ma Địa chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Tam Ma Địa. pháp môn Đà La Ni chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp môn Đà La Ni chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp môn Đà La Ni.
Này Thiện Hiện! Mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười lực Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười lực Phật. Bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ, nếu bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám Pháp Phật bất cộng.
Này Thiện Hiện! Mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ, nếu mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là mười hai chi duyên khởi quán theo chiều thuận, nghịch.
Này Thiện Hiện! Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng thể nhiếp thọ, nếu biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo chẳng có thể nhiếp thọ thời chẳng nên biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
Này Thiện Hiện! Quả Dự Lưu chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Dự Lưu chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Dự Lưu. Quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả Nhất Lai, Bất Hoàn, A La Hán.
Này Thiện Hiện! Quả vị Độc Giác chẳng thể nhiếp thọ, nếu quả vị Độc Giác chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là quả vị Độc Giác.
Này Thiện Hiện! Địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là địa vị nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát.
Này Thiện Hiện! Việc nghiêm tịnh Cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc nghiêm tịnh Cõi Phật chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc nghiêm tịnh Cõi Phật.
Này Thiện Hiện! Việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc thành thục hữu tình chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc thành thục hữu tình.
Này Thiện Hiện! Thần thông của Bồ Tát chẳng thể nhiếp thọ, nếu thần thông của Bồ Tát chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là thần thông của Bồ Tát.
Này Thiện Hiện! Trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí nhất thiết chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí nhất thiết. Trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ, nếu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Này Thiện Hiện! Việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ, nếu việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là việc đoạn tất cả tập khí phiền não tương tục.
Này Thiện Hiện! Pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ, nếu pháp không quên mất chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là pháp không quên mất. Tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ, nếu tánh luôn luôn xả chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả.
Này Thiện Hiện! Tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ, nếu tuổi thọ viên mãn chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là tuổi thọ viên mãn.
Này Thiện Hiện! Chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ, nếu chuyển pháp luân chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chuyển pháp luân.
Này Thiện Hiện! Chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ, nếu chánh pháp tồn tại chẳng thể nhiếp thọ thì chẳng phải là chánh pháp tồn tại.
Khi nói phẩm Bồ Tát an trụ ấy, có một vạn hai ngàn Đại Bồ Tát đắc vô sanh pháp nhẫn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội thứ Hai Mươi Bảy - Pháp Hội Thiện Thuận Bồ Tát
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Tám - Tám Pháp - Phẩm Bốn - Phẩm Bố Thí - Phần Ba - Thửa Ruộng
Phật Thuyết Kinh Hải Long Vương - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Xá Lợi
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Bốn Mươi Năm - Phẩm Mã Vương - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Hai - Tập Một