Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Ba - Phẩm Phân Biệt
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH
ĐẠI MINH ĐỘ KINH ĐẠO
HÀNH BÁT NHÃ BA LA MẬT
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Chi Khiêm, Đời Ngô
PHẨM MƯỜI BA
PHẨM PHÂN BIỆT
Thiện Nghiệp bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao Bồ Tát A Xà Phù học minh độ vô cực?
Phật dạy: Nên cùng với bạn lành tôn thờ, dùng ý tốt thuận theo lời dạy của minh độ.
Thế nào là thuận theo lời dạy đó?
Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ nên đem ban bố để thành đạo vô thượng chánh chân. Chớ dính mắc vào năm ấm.
Vì sao?
Vì minh độ trí nhất thiết không có gì dính mắc, không được ưa thích ở trong đạo Thanh Văn, Duyên Giác.
Như vậy, này Thiện Nghiệp! Bồ Tát A Xa Phù hội nhập vào minh độ.
Thiện Nghiệp thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Bồ Tát chịu các thứ khổ muốn cầu đạo vô thượng chánh chân.
Phật dạy: Đúng vậy, chịu đủ mọi khổ, yên tịnh nơi đời, được mười phương che chở, là tự quy y, là nhà, là độ, là nâng, là dẫn dắt.
Thế nào là che chở?
Sinh tử luôn khổ nhọc, phải cứu giúp, chỉ dạy, độ thoát, đây là cứu giúp. Sinh, già, bệnh, chết đều vượt qua hết, đây là tự quy. Được vô thượng chánh chân đạo Tối Chánh Giác, được Như Lai nói Kinh cho nghe không hề dính mắc, đây là nhà.
Thiện Nghiệp lại hỏi: Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là không dính mắc?
Phật dạy: Năm ấm không dính mắc, không trói buộc. Năm ấm này không từ nơi nào sinh, không từ nơi nào diệt. Đây là khi Bồ Tát được thành Phật là nhà thế gian.
Tại sao Bồ Tát đắc vô thượng chánh chân đạo Tối Chánh Giác là pháp độ thế gian?
Vượt qua năm ấm mà chẳng phải năm ấm, năm ấm là độ, độ là các pháp.
Thiện Nghiệp thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Như Ngài đã nói, vượt qua là các pháp. Các pháp được Tối Chánh Giác.
Vì sao?
Vì không bị dính mắc.
Phật dạy: Đúng vậy, do không bị dính mắc nên Bồ Tát chịu đựng khổ, nghĩ nhớ đến pháp không lười mỏi, được vô thượng chánh chân đạo Tối Chánh Giác nhờ đó nói Kinh. Như vậy là vượt qua thế gian.
Thế nào là đài của thế gian?
Ví như cái đài ở dưới nước, nước ấy hai bên tránh đi. Như vậy năm ấm quá khứ, vị lai, hiện tại dứt bỏ. Năm ấm dứt bỏ thì các pháp học tập cũng dứt bỏ.
Các pháp dứt bỏ thì chính là định. Đây là cam lộ, là Niết Bàn Bồ Tát nghĩ nhớ, pháp vậy là được pháp như, là đạo vô thượng chánh chân, thời là đài thế gian.
Thế nào là dẫn đường?
Được đầy đủ như trên, đã nói như trên. Các pháp, năm ấm các pháp rỗng không, vốn không đến không đi, dấu vết như hư không, không khác, không tưởng, không xứ, không thức, không từ đâu sinh, như mộng như huyễn, vô biên không khác.
Thiện Nghiệp bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn, rất sâu xa! Ai mới hoàn toàn việc này?
Phật dạy: Người nào cầu Phật từ lâu xa đến nay mới tin tưởng như vậy. Ở thời Phật quá khứ, người ấy đã làm công đức. Người như vậy mới hiểu rõ việc ấy.
Thiện Nghiệp lại hỏi: Thế nào là cầu Phật từ lâu xa đến nay?
Phật dạy: Lìa xa năm ấm cho đến nay không còn có mới hiểu rõ pháp sâu xa này. Bồ Tát như vậy là dẫn đường cho vô lượng người.
Thiện Nghiệp thưa: Đây là người dẫn đường, trong loài người, bạch Thế Tôn.
Phật dạy: Đúng vậy, Bồ Tát đã thực hành được những việc như trên là người dẫn đường cho vô lượng người. Đây là thệ nguyện rộng lớn, thệ nguyện vì vô lượng người, không trói buộc bởi năm ấm, không trói buộc bởi Thanh Văn, Duyên Giác, không bỏ trí nhất thiết, không trói buộc bởi các pháp, cho nên lập thệ nguyện.
Thiện Nghiệp thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Bồ Tát cầu minh độ sâu xa không yêu mến ba nơi: Thanh Văn, Duyên Giác, cho đến Phật Đạo sâu xa. Không có giữ lấy, không phải không giữ lấy. Không phải không giữ lấy là vì từ trong trí tuệ độ không có chỗ sinh ra.
Pháp có khả năng giữ lấy định hay không giữ lấy các pháp, hay giữ lấy không sở hữu, hay giữ lấy vô cực, hay giữ lấy không bị dính mắc?
Đức Phật dạy: Người đối với minh độ như vậy sẽ không thoái chuyển như vậy. Bồ Tát đối với minh độ không bị dính mắc, chắc chắn không theo lời phàm phu nói, không tin đạo khác, không lo, không sợ, không biếng nhác, nên biết người ấy ở thời Phật quá khứ đã thọ minh độ rồi.
Thiện Nghiệp lại bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Bồ Tát không lo, không sợ, không biếng nhác là vin vào đâu để trong lúc đang nghĩ nhớ về minh độ mà quán thấy?
Phật dạy: Tâm hướng về trí nhất thiết, chính là quán.
Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là tâm hướng đến nhất thiết trí?
Phật dạy: Tâm hướng đến như hư không, chính là quán thấy. Không thấy không thể chấp, trí nhất thiết như không thể chấp, đây chẳng phải là năm ấm nên không nhập vào, không nắm bắt được, không biết, không có biết, không phải không biết, không có chỗ sinh ra, không bị hư hỏng.
Không có người làm ra, không đến vì vốn không có dấu vết đi, không có chỗ thấy, không có chỗ ở, như thế không thể giới hạn hư không, trí nhất thiết không thể tính kể cũng vậy, không làm Phật, không thành Phật, không từ trong năm ấm thành Phật, cũng không từ trong sáu độ thành Phật.
Thiên Tử Trời Ái, Thiên Tử Phạm bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, rất sâu xa! Khó hiểu khó biết!
Đức Phật bảo các Thiên Tử: Đúng thế! Như Lai thấy an ổn sâu xa như vậy… biết như vậy là biết không lui sụt đối với Vô Thượng Tối Chánh Giác, cũng không có Tối Chánh Giác.
Các Thiên Tử bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Ít có người tin Kinh này. Vì thương tưởng thế gian nên Ngài nói Kinh này. Người đời đều bị dính mắc nơi sự ham muốn.
Phật dạy: Đúng như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Thành Cụ Quang Minh định ý - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Niết Bàn - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Bảy - Bát Tư Na Giáng Hạ
Phật Thuyết Kinh đại Phương đẳng Vô Tưởng - Chương Ba Mươi Bốn - Phước điền
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tỳ Kheo - phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Minh độ Kinh đạo Hành Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Mười Ba - Phẩm Phân Biệt
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Ba - Phẩm Người - Phần Ba - Chất Chứa