Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Một - Phẩm Tựa - Tập Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM MỘT

PHẨM TỰA  

TẬP SÁU  

Lại có vô số Đại Tỳ Xá Chi Mahā piśācī. Ấy là: Mạn Noa Lý Ca Tỳ Xá Chi Maṇḍitikā, Báng Tố Tỳ Xá Chi Pāṃsu, Xá Chi Tỳ Xá Chi Śācī, Lao Nại La Tỳ Xá Chi Raudra, Ô La Ca Tỳ Xá Chi Ulkā, Nhập Phộc La Tỳ Xá Chi Jvāla, Bà Sa Mẫu Nghĩ La Tỳ Xá Chi Bhasmodgirā.

Bế Thi Đa Xá Nễ Tỳ Xá Chi Piśitāśinī, Nỗ Phộc La Tỳ Xá Chi Durdharā, Phổ Lỗ Ma Nễ Tỳ Xá Chi Bhrāmarī, Mẫu Hạ Nễ Tỳ Xá Chi Mohanī, Nga Lý Nhạ Nễ Tỳ Xá Chi Tarjanī, Lỗ Hạ Ni Ca Tỳ Xá Chi Rohiṇikā, Ngu Lỗ Hạ Ni Ca Tỳ Xá Chi Govāhiṇikā, Lộ kiến Nễ Ca Tỳ Xá Chi Lokāntikā, Bà Phiến Để Ca Tỳ Xá Chi Bhasmāntikā.

Bế Lộ Phộc Đế Tỳ Xá Chi Pīlu vatī, Ma Hộ La Tỳ Xá Chi Bahula vatī, Nỗ Lý Nan Đa Tỳ Xá Chi Durdāntā, Ế La Tỳ Xá Chi Īra, Tức Hạ Nẵng Để Ca Tỳ Xá Chi Cihnitikā, Độ Ma Tỳ Xá Chi dhūma, Để Ca Độ Ma Tỳ Xá Chi Tikā dhūmā, Tô Độ Ma Tỳ Xá Chi Sudhūma… nhóm Đại Tỳ Xá Chi như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc ấy đều đến tập hội.

Lại có Ma Đa Lỗ Mātarā, Đại Ma Đa Lỗ Mahā mātarā du hành thế gian hái thức ăn, hoa, cỏ… mê hoặc chúng sinh.

Ấy là: Một La Hám Ma Nê Ma Đa Lỗ Brahmāṇī, Ma Hứ Thấp Phộc Lỗ Ma Đa Lỗ Māheśvarī, Phệ Sắt Vĩ Ma Đa Lỗ Vaiṣṇavī, Câu Ma Lý Ma Đa Lỗ Kaumārī, Tả Mô Noa Ma Đa Lỗ Cāmuṇḍā, Phộc La Hứ Ma Đa Lỗ Vārāhī, Ấn Nại Lý Ma Đa Lỗ Aindrī, Dạ Ma Dã Ma Đa Lỗ Yāmyā, A Nga Nẵng Duệ Ma Đa Lỗ Āgneyā, Phệ Phộc Sa Phộc Đế Ma Đa Lỗ Vaivasvatī.

Lộ kiến Đá Ca Lý Ma Đa Lỗ Lokāntakarī, Phộc Lỗ Ni Ma Đa Lỗ Vāruṇī, Ái Xả Nễ Ma Đa Lỗ Aiśānī, Phộc Dã Vĩ Dã Ma Đa Lỗ Vāyavyā, Bát La Bá Bát La Noa Hạ La Ma Đa Lỗ Paraprāṇaharā, Mục Khư Mạn Ni Nễ Ca Ma Đa Lỗ Mukha maṇḍitikā, Thiết Câu Nễ Ma Đa Lỗ Śakunī, Đại Thiết Câu Nễ Ma Đa Lỗ Mahā śakunī.

Bố Đá Nẵng Ma Đa Lỗ Pūtanā, Ca Tra Bố Đá Nẵng Ma Đa Lỗ Kaṭa pūtanā, tắc kiến Na Ma Đa Lỗ Skandā… vô số Đại Ma Đá Lỗ của nhóm như vậy cùng với trăm ngàn quyến thuộc đều đến tập hội, quy mệnh Đức Thế Tôn.

Rồi nói lời như vậy Nam Mô Một Đà Dã Namo Buddhāya như vậy vô số trăm ngàn Trời Deva, Người Manuṣya với Phi Nhân Amanuṣya, chúng sinh Satva, Phi chúng sinh Asatva, tất cả nhóm luân hồi đại địa ngục A tỳ ngục Avīci mahā narakaṃ hoặc thích nghi với hư không giới thảy đều thanh tịnh.

Các chúng sinh đó không có yêu ghét. Do sức Uy Thần của Đức Phật trang nghiêm Bồ Tát nên ở trên đỉnh đầu của tất cả chúng sinh như vậy, đều hiện ra vị Hóa Phật Nirmāṇa buddha.

Bấy giờ Đức Thích Ca Thế Tôn quán tất cả Thế Giới ấy nghiêm tịnh như điều này, rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử: Ông hãy lược nói Chân Thật Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh Nghĩa Tam Ma Địa như việc đã làm.

Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử ở trước mặt Đức Phật Thích Ca muốn nói Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh Nghĩa, liền nhập vào Tam Ma Địa tên là Dụ Hư Không Tự Tính Kim Cương Kiên Cố Trang Nghiêm. Khi Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào định này thời đất báu Kim Cương trên Trời Tịnh Quang rộng vô số trăm ngàn Do Tuần.

Lúc đó thân của Kim Cương Thủ Bồ Tát như ngọn núi báu, đủ uy đức lớn, an lành ngồi xuống, quán bên trong tất cả chúng sinh giới ấy có vô số Dạ Xoa Yakṣa, La Sát Rākṣasa, Càn Thát Bà Gandharva, Ma Lỗ Đá Maruta, Tỳ Xá Tả Piśāca ganh ghét lẫn nhau.

Bấy giờ Diệu Cát Tường Đồng Tử viết vô số chúng Dạ Xoa này có sức mạnh bạo dũng mãnh, ganh ghét lẫn nhau nên bảo Diệm Mạn Đức Ca Phẫn Nộ Minh Vương Yamāntaka krodha vidya rāja rằng: Chỉ có Phật Bồ Tát mới có thể hóa làm tướng phẫn nộ của ông.

Nay ông ủng hộ tất cả chúng sinh trong đại chúng hội này, kẻ ác thì điều phục, kẻ thiện thì khiến cho tỏ ngộ, kẻ chẳng tin thì khiến cho tin, cho đến nghĩa của Bản Chân Ngôn, Pháp Tạng của Bồ Tát, Phương Quảng Tổng Trì, Nghi Tắc của Mạn Noa La cũng lại như vậy, nên chuyên ủng hộ.

Đại Phẫn Nộ Minh Vương nghe như vậy xong, y theo sự răn dạy phụng hành.

Ở trước mặt đại chúng hiện tướng Đại Phẫn Nộ giáng phục chúng ấy, ủng hộ tất cả chúng sinh, lại cùng với vô số trăm ngàn quyến thuộc phẫn nộ khiến khắp các nơi chốn ở bốn phương trên dưới, phát ra tiếng gầm rống lớn: Các chúng sinh ấy hãy nhiếp tâm tu thiện, quy y Tam Bảo, chẳng được trái ngược sự răn dạy. Người nghe như vậy, nếu trái ngược với Thánh Sắc thì cái đầu bị vỡ thành trăm phần như cành cây A Lê Arjaka.

Khi ấy, Diệu Cát Tường Đồng Tử nương theo Uy Lực của Phật Bồ Tát lược nói nghĩa, Pháp Cú, Nghi Quỹ của Chân Ngôn Hạnh. Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát đầy đủ một Pháp thì được thành tựu Chân Ngôn Hạnh. Thế nào là một pháp.

Nếu hay quán thấy một pháp, tướng không có ngăn ngại của pháp thì được Chân Ngôn thành tựu.

Nếu Bồ Tát an trụ hai pháp lại được thành tựu Chân Ngôn Hạnh.

Thế nào là hai pháp?

Đối với tất cả chúng sinh, tâm ấy bình đẳng. Hai pháp như vậy thành tựu Chân Ngôn.

Nếu Bồ Tát an trụ ở ba pháp đối với bản hạnh của Chân Ngôn thì được thành tựu.

Thế nào là ba Pháp?

Đối với tất cả chúng sinh thì tâm chẳng buông lìa. Đối với giới hạnh của Bồ Tát thì tinh tiến hộ trì. Đối với bản hạnh của Chân Ngôn thì giữ gìn bền chắc chẳng quên. Ba pháp như vậy thành tựu Chân Ngôn.

Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát khiến cho Bồ Tát mới phát tâm an trụ bốn pháp nơi Chân Ngôn Hạnh thì được thành tựu.

Thế nào là bốn Pháp?

Ấy là: Chẳng buông bỏ Bản Chân Ngôn. Chẳng chặt đứt Chân Ngôn khác. Đối với tất cả chúng sinh thì tâm từ Maitra citta chẳng bị đứt đoạn. Đối với vô lượng đại bi thì rộng thực hành nhiêu ích. Bốn Pháp như vậy khiến cho Bồ Tát mới phát tâm sơ tâm Bồ Tát thành tựu Chân Ngôn.

Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ năm pháp được viên mãn Bồ Tát Tạng Chân Ngôn Hạnh.

Thế nào là năm pháp?

Ấy là: Nhiếp tâm cư trú ở nơi vắng lặng. Nhiếp tâm cư trú ở nơi rừng núi hoang vắng. Quán sát Pháp Hữu Vi Saṃskṛta của thế gian giáo hóa chúng sinh. trì giới Śīla, Đa Văn Bahu śrūta luôn trụ chánh pháp. Như vậy đầy đủ năm pháp thì thành tựu viên mãn nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.

Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ sáu pháp thì thành tựu viên mãn nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.

Thế nào là sáu Pháp?

Ấy là: Đối với ruộng phước Tam Bảo thì tin tưởng trong sạch chẳng có đứt đoạn. Tin tưởng trong sạch đại hạnh của Bồ Đề chẳng có đứt đoạn. Chẳng sinh hủy báng Chân Ngôn của thế gian. Đối với nghĩa sâu xa của Kinh Điển Đại Thừa, pháp giới không có ngăn ngại đã được nói thì không có nghi ngờ.

Tinh tiến chẳng thoái lui nơi Chân Ngôn Hạnh. Cung kính Pháp Thiện Kuśaladharma khiến chẳng bị đoạn diệt. Sáu Pháp như vậy đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.

Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ bảy pháp thì đều được hướng vào Chân Ngôn Hạnh đã mong cầu.

Thế nào là bảy pháp?

Ấy là: Quán tưởng pháp sâu xa của bát nhã Ba la mật đa. Viết chép, đọc tụng vì người khác diễn nói. Y theo Bồ Tát Hạnh, y theo thời trì tụng. Yên lặng Hộ Ma Homa mau tu chính hạnh. An trụ ý trong sạch của trí tuệ. Cầu Đại Bồ Đề hướng vào pháp sâu xa của Như Lai.

Khéo hiểu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. Khéo quán bờ mé chân thật của chúng sinh giới, pháp giới đều không có hai tướng, chẳng buông bỏ tất cả. Chẳng ưa thích pháp của tiểu thừa Hīna yāna, bên trên cầu nhất thiết trí trí Sarva jña jñāna. Bảy pháp như vậy đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.

Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát an trụ tám pháp thì đều được thành tựu nghĩa của Chân Ngôn Hạnh.

Thế nào là tám Pháp?

Ấy là: Hành Nhân thấy việc thần thông biến hóa của Vi Diệu Sắc Quả Bồ Tát chưa từng thấy. Chẳng sinh tâm nghi ngờ, chẳng điên đảo. Thọ trì Chân Ngôn, tôn sùng kính trọng Bản Sư. Lại thọ trì nghi pháp, bản hạnh của Phật Bồ Tát. Hoặc Đất Thắng Điền của Hữu Xứ, Phi Xứ. Quán tài vật của mình như mộng, đều hay chu cấp bố thí cho kẻ đã nhìn thấy.

Chặt đứt hẳn gốc rề ganh ghét phiền não. Thường siêng năng tinh tiến cúng dường Chư Phật Bồ Tát. Đầy đủ căn lành, mặc Đại Giáp Trụ phá các quân Ma khiến được Đại Phú Bồ Đề Đạo Trường, thành tựu phước đức trí tuệ của thân mình, gần gũi Thiện Tri Thức Kalyāṇa mitra.

Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử lược nói tám loại hành pháp. Đối với bản hạnh của Chân Ngôn đều được thành tựu. Nếu có người tin kính Tam Bảo, chẳng buông bỏ tâm bồ đề. Giả sử lại Phạm giới mà trì tụng Chân Ngôn Giáo Phẩm của ta, vô biên hành pháp phát ý của Bồ Tát chưa từng có thì đều được thành tựu, không có nghi ngờ.

Bấy giờ Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, tất cả đại chúng nói như vậy: Lành thay! Lành thay Phật Tử Buddha putra! Mọi loại tuyên nói Chân Ngôn pháp giáo tu hành Nghi Quỹ vì tất cả chúng sinh an tâm hướng vào, hiểu thấu môn bí mật tối thượng.

Nếu có người thọ trì, đọc tụng, nghĩ nhớ Pháp Cú của Phẩm này. Hoặc đem mọi thứ hoa dùng để cúng dường thì người ấy nếu ở chốn quân trận với các hiểm nạn, thời ngay lúc ấy, ta cỡi voi, ngựa hiện trước mặt người ấy khiến cho oan trận chẳng lâu tự nhiên lui tan.

Nếu có Tỳ Kheo Bhikṣu, Tỳ Kheo Ni Bhikṣuṇi, Cận Sự Nam Upāsaka, Cận Sự Nữ Upāsikā ở nhà cửa của mình viết chép, cúng dường sẽ được phước báo to lớn, sống lâu không có bệnh, tăng tưởng cát tường. Tất cả đại chúng nghe pháp này xong thời yên lặng, ý thấu hiểu.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần