Phật Thuyết Kinh Quán Sát Chư Pháp Hạnh - Phẩm Bốn - Phẩm Thọ Ký - Phần Một
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẬT THUYẾT KINH QUÁN SÁT
CHƯ PHÁP HẠNH
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
PHẨM BỐN
PHẨM THỌ KÝ
PHẦN MỘT
Lúc bấy giờ, Đại Bồ Tát Hỷ Vương bạch Đức Phật rằng: Hy hữu quá, thưa Đức Thế Tôn! Rất là hy hữu Tu Già Đa! Thậm chí Đức Như Lai cũng xưng nói khen ngợi công đức sở hữu của Đại Bồ Tát nhiếp thọ chánh pháp này.
Thưa Đức Thế Tôn! Pháp nào mà Bồ Tát phải đầy đủ để được Tam Ma Địa này?
Đức Phật dạy rằng: Này Hỷ Vương! Một pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Cái gì là một?
Này Hỷ Vương! Ở trong Bồ Tát bền chắc thệ nguyện trụ trong Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Chỗ đó, hoặc có phá hoại, hoặc đối trước đùa giỡn, hoặc hướng về người khác hủy báng, hoặc tranh trái quấy, hoặc sân mắng, hoặc quở trách.
Người kia ở trong hoàn cảnh ấy không phẩn hận, không tỵ hiềm, không sinh kết hận, mà trụ ở trên sự quan sát tâm mình.
Khi ta Phát Tâm bồ đề không người thỉnh ta, hoặc Trời, Rồng, hoặc Dạ Xoa, A Tu La, Già Lưu Trà, Kiền Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già và phi nhân, chẳng phải phi nhân, cũng chẳng có một người thế gian khác thỉnh ta.
Chỉ tự tâm của ta suy nghĩ mà sinh tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác. Nhưng khi tâm đó của ta sinh ra thì các Đức Phật đều biết.
Ta nay chẳng nên như thế này: Như ta vì người khác phá vỡ tự tại, như đối trước người khác đùa chơi, như giận mắng, như quở trách, như khinh khi, như giỡn học, như nói hại, như đánh… muốn khiến cho họ sợ hãi xả bỏ bồ đề hay xả bỏ chúng sinh.
Như ta lại tác khởi ý nhỏ nhoi, hoặc sinh ra tâm Thanh Văn hoặc tâm Độc Giác… thì ta đã lừa dối các Đức Phật Thế Tôn. Nếu tâm này sinh ra bồ đề thì ta nay cần phải trụ chắc chắn ở thệ nguyện. Khi tâm đó sinh thì nhất định chẳng buông bỏ cho đến khi chưa ngồi bồ đề Đạo Tràng.
Này Hỷ Vương! Đây là một pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn cho ý nghĩa này sáng tỏ hơn nữa nên liền nói lời tụng ca này:
Người trí thường sinh thề bền chắc
Vì cầu vô thượng đại bồ đề
Ta ở trung gian chẳng mỏi mệt
Dùng tâm chẳng mệt hành bồ đề.
Nếu bị đùa chơi và tranh cãi
Giận mắng, quở trách, chẳng cúng dường
Tự tâm như vậy thuận an ủi
Ở trong không có giận phá sinh ra
Như ta khi tâm bồ đề sinh
Chẳng phải Trời Rồng… thỉnh ta vậy
Trong các chúng sinh ta sinh bi, từ bi
Sinh tâm duyên với đạo bồ đề.
Nếu lại ta nay khởi ý nhỏ
Thì ta lừa dối các Thế Tôn
Ta bền tinh tấn chẳng mỏi mệt
Thủ hộ thệ nguyện mà làm Phật.
Hành giả như vậy đại danh xưng
Tam Ma Địa này có hiện tiền
Tâm bồ đề căn bản đứng vững
Hành pháp bồ đề chẳng khó khăn.
Này Hỷ Vương! Lại có hai pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là hai?
Như ngôn như tác, các hạnh Bạch Pháp chọn lấy mà chẳng chán.
Này Hỷ Vương! Ở trong, cái gì là như ngôn như tác?
Bồ Tát này nghe nói có hạnh Bồ Tát, nghe có Phật Pháp đầy khắp thì Bồ Tát đó chọn lấy những điều này mà làm. Ta cũng tu hành những điều này.
Bồ Tát hành rồi, nhân đây sẽ giác ngộ Phật Pháp vô thượng. Bồ Tát đó làm đúng như lời nói tức là chọn lấy mà làm. Như hành thành tựu, hành động thanh tịnh thì đây là như ngôn như tác.
Sao gọi là trong các thiện hạnh chẳng chán?
Bồ Tát này tác khởi ý niệm này: Biến Trí không lường, như vậy chúng sinh không lường, ta làm lợi nghĩa, họ chẳng thể do thiếu căn lành, thiếu hạnh. Đối với vô lượng biến trí mà được đầy khắp, vì vô lượng chúng sinh mà làm lợi nghĩa.
Bồ Tát đó nếu khi phát khởi ý thiện như vậy mà đem hồi hướng hết những hồi hướng không lường đó thì sẽ như biển lớn cầu nghe chẳng chán.
Này Hỷ Vương! Đây là hai pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Như nói tức như làm
Đó không chẳng như nói
Đó cũng chẳng nói năng
Biệt dị này nếu có
Bồ Tát đó là như nói năng, ngôn thuyết
Như vậy hạnh tướng nghe đã hành
Người trí như nói tức như tác
Đó được định này Phật công đức
Bạch pháp chẳng đủ, nhàm
Những vị đó không chán
Bồ đề kia không lường
Vô lượng tánh công đức
Với bạch pháp lại chẳng đủ, nhàm
Ý thường chẳng đủ giống như biển
Vô lượng vô biên cõi chúng sinh,
Chẳng thể ý nhỏ mà đủ, chán
Lời nói của như tức như làm như tác
Lai với pháp cầu chẳng chán pháp
Với hai pháp này thuận học hành
Kia được định này Phật công đức.
Này Hỷ Vương! Lại có ba pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là ba?
Bồ Tát này có ba thứ cấm giới thành tựu.
Những gì là ba?
Đó là thân giới, ngữ giới và ý giới. Lại không có ba thứ phiền não đốt nóng.
Những gì là ba?
Đó là tham dục đốt nóng, sân ác đốt nóng, ngu si đốt nóng và trong ba cõi chẳng nương mà tu hành phạm hạnh. Có ba pháp cụ túc này Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong Đức Phật lại nói lời này:
Cấm ngăn ba thứ chỗ
Thân, miệng và ý lòng
Đã tịch ba phiền não
Trong ba cõi chẳng nương
Cấm ngăn thân, ngữ và cả ý
Ba thứ phiền não lại lặng lòng
Và trong ba cõi chẳng nương cậy
Nên Tam Ma Địa được mau thành.
Này Hỷ Vương! Lại có bốn pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là bốn?
Đó là biết nhân sinh ra pháp, biết nhân đó rồi và biết nhân sinh ra pháp rồi liền xả bỏ cái nhân ấy và chẳng chấp trước nhân sinh ra pháp. Bồ Tát đó biết đầy đủ như vậy thì Bồ Tát chẳng thấy có một pháp nào mà chẳng phải do nhân sinh ra.
Bồ Tát đó nghĩ như vậy: Nếu pháp đó nhân duyên sinh thì bản tính không kia chẳng sinh. Lại nữa, Bồ Tát đó có trí cụ túc như vậy rồi thì chẳng khởi vô minh và khiến cho vô minh diệt nên vì chúng sinh mà nói pháp.
Bồ Tát đó chẳng khởi các hành và khiến cho biết các hành nên vì chúng sinh mà nói pháp… cho đến chẳng khởi Lão Tử và khiến vượt qua Lão Tử nên vì chúng sinh mà nói pháp.
Này Hỷ Vương! Đây là bốn pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Đã biết ở nhân duyên
Nhân sinh ra cũng biết
Thì đó không nhận thức
Như đoạn và cả thường
Và nhân cũng biết cùng khắp
Hoặc tướng, hoặc tự thể
Hoặc pháp thuộc về nhân
Ở trong, trí chẳng trước chấp
Sự sinh của nhân duyên
Là không, nếu có thật
Nếu trí chuyển bên trong
Thì được Tam Ma Địa
Khắp biết vô minh xong
Thì các hành chẳng sinh
Như biết cũng như nói
Lợi ích cho chúng sinh.
Bốn pháp này nếu có
Bồ Tát, các thắng giả
Thì chẳng khó được thành
Tam muội Phật khen ấy.
Này Hỷ Vương! Lại có năm pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là năm?
Này Hỷ Vương! Đó là Bồ Tát biết tác biết hợp, biết cửa, biết hạnh, biết đạo.
Ở trong, sao gọi là tác?
Sở dĩ nói Tác là nếu ở trong chúng sinh mà lòng bình đẳng, xả bỏ mọi thứ tưởng, trong các chúng sinh chỉ dùng một vị từ bi. Đây gọi là tác.
Ở trong, sao gọi là hợp?
Nếu biết quả báo chín muồi trong thân, thiện nghiệp đã làm hồi hướng về đạo bồ đề, ở trong chẳng chạm đến. Đây gọi là hợp.
Ở trong sao gọi là môn cửa?
Cái gọi là môn chính là không môn hay cam lộ môn, y vào Phạm bản thì gọi là bất tử. Từ xưa đến nay theo nghĩa gọi là cam lộ, ở trong cũng chẳng do cái gì khác. Đây gọi là môn.
Ở trong sao gọi là hạnh?
Đó là không hạnh, độc hạnh, như hạnh. Hạnh của các pháp bản tính đều tịnh. Đây gọi là hạnh.
Ở trong, sao gọi là đạo?
Cái gọi là lìa khỏi ngã tác và ngã sở tác, ta làm và cái ta làm là chánh kiến của Bậc Thánh. Đây gọi là đạo.
Này Hỷ Vương! Đây là năm pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Đẳng tâm trong chúng sinh
Những bậc đó làm vậy
Nghiệp báo thục, chín cũng tin
Thì hợp này vô thượng
Đạo phi, pháp tiểu đều lìa xong
Cầu đến pháp lành chẳng ngưng bỏ
Đều đem hồi hướng bồ đề đạo
Mà với bồ đề, chạm đến không.
Không chạm đến bồ đề
Biết được cửa giải thoát
Là vô tướng và không
Cũng chẳng làm với nguyện
Đây là vô thượng môn.
Ở trong các pháp có thiện xảo
Ở trong các pháp thường chẳng nương
Riêng tự hợp với vô sinh cảnh, cảnh giới vô sinh
Ngã và ngã sở, đó chẳng sinh.
Việc làm kẻ trí hợp với hạnh
Và trong bốn đạo trụ ở luôn
Là Hợp bồ đề chẳng khó được
Huống chi Tịch Tam Muội này thành.
Này Hỷ Vương! Lại có sáu pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là sáu?
Đó là biết Nhãn, mắt và biết tự tánh của nhãn. Kia biết Nhãn rồi và biết tự tánh của nhãn rồi, ở trong ý sáng sắc, chẳng ý sáng sắc không có chấp trước ngăn ngại đạt đến lượng ngang bằng. Sắc này nhãn căn, cơ quan của mắt chẳng đốt cháy.
Như vậy biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý và biết… tự tính của ý… kia biết ý rồi, biết tự tánh của ý rồi, ở trong ý sáng pháp và chẳng ý sáng pháp không có chấp trước ngăn ngại, đạt đến lượng ngang bằng. Pháp này ý căn chẳng đốt cháy.
Này Hỷ Vương! Đây là sáu pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong, Đức Phật lại nói lời này:
Biết đến tự tánh nhãn
Phi tự tánh, tự tánh
Kia trong sắc chẳng ngăn ngại
Hoặc không hoặc bất tịnh
Trong sắc đến ngang bằng
Kia không có dục nhiễm
Biết bản tính thể xong
Kia không có đốt cháy.
Như vậy nhĩ, tỷ cùng
Thiệc, thân và cả ý
Biết tự tánh kia xong
Trong các pháp chẳng trước chấp
Sáu cảnh giới giam cầm
Khiến bên ngoài chẳng chạy
Trí tự tánh đủ thành
Phi dục, phi ly dục
Trí như vậy tối tôn
Là bậc thắng Bồ Tát
Người đó chẳng khó khăn
Được Phật tán tam muội.
Này Hỷ Vương! Lại có bảy pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là bảy?
Đó là chẳng siểm, dua nịnh, thuần trực, dục pháp, cầu pháp, quan sát pháp, khai pháp, hành pháp.
Này Hỷ Vương! Nhờ bảy pháp cụ túc này, Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong Đức Phật lại nói lời này:
Không có siểm khúc luôn luôn thẳng
Và khác lời ý khác đều không
Sở niệm của ý như lời nói
Người trí tự vui kẻ khác cùng với
Trụ ở trong thuận pháp, hành pháp
Dùng tiếng làm tối thắng chưa từng.
Như vậy siêng hợp thì được định
Mau chạm đại bồ đề không trên vô thượng.
Đó có dục pháp vang tiếng cả lớn
Có chán đủ cầu nghe chưa từng
Như nghe chánh niệm mà quan sát
Vì người nghe người đó lại tuyên dương.
Này Hỷ Vương! Lại có tám pháp cụ túc khác để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là tám?
Đó là: Giới tụ đều tịnh, các ái trước xa lìa, lòng thường xuất gia, ưa trụ chỗ tịch tịnh, chẳng vì các lợi dưỡng, lòng chẳng tiếc thân, tín giải cao đạo, đối với ái, chẳng ái lòng bình đẳng.
Này Hỷ Vương! Đầy đủ tám pháp này Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Ở trong Đức Phật lại nói lời này:
Khắp tịnh với giới tụ
Trong thiện tịnh trụ dừng
Đã lìa các ái trước
Trong thắng giáo xuất gia
Thiện Thệ dạy Tỳ Kheo
Nên xả bỏ lợi dưỡng
Mà cầu trụ tịch này
Định này rất khó thấy
Hành tối thượng này nếu tu hành
Trong ái, chẳng ái không có khác
Nhiếp lấy tám pháp mà chuyển hành
Thượng Tam Ma Địa này ắt được.
Này Hỷ Vương! Lại có chín pháp cụ túc để Bồ Tát được Tam Ma Địa này.
Những gì là chín?
Này Hỷ Vương! Đó là Bồ Tát này xả bỏ chín việc sân, vượt khỏi chín chỗ chúng sinh trụ ở, thành tựu chín lớp định, qua khỏi tám tà đão, tà kiến điên đảo, vào trong tám chánh, lìa khỏi tám chẳng nhàn, chứng tám giải thoát, biết bảy thức trụ, tu bảy giác phận.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba