Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Quỹ - Phẩm Mười Chín - Phẩm Nghi Tắc Của Loài Chấp Mỵ

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thiên Tức Tai, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG

BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI

CĂN BẢN NGHI QUỸ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thiên Tức Tai, Đời Tống  

PHẨM MƯỜI CHÍN

PHẨM NGHI TẮC CỦA LOÀI CHẤP MỴ  

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni lại quán sát Cõi Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: Hãy nghe cho kỹ! Này Đồng Tử! Trước kia ta đã nói câu của chúng sinh. Nay lại nói điềm thiện ác của việc đã làm kia.

Lúc đó, Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu đỉnh lễ bàn chân của Đức Thế Tôn, rồi chắp tay cung kính bạch với Đức Thế Tôn rằng: Lành thay Thế Tôn! Nguyện vì con nói. Phần lớn chúng sinh của chúng ấy biến nơi thân của mình sinh vào thân của kẻ khác mà gây não loạn.

Ấy là: Thiên Nhân Deva, Càn Thát Bà Gandharva, Dạ Xoa Yakṣa, La Sát Rākṣasa, Tỳ Xá Tả Piśāca, Ma Hầu La Già Mahoraga cho đến hàng Bộ Đa Bhūta với các loài Người Manuṣya, Phi Nhân.

Amanuṣya, mọi loại thân nương vào pháp mà tạo ra, trụ mọi loại Tâm Hành Tam Muội Citta carita samaya, có mọi loại tướng của vô số tiêu xí Cihna.

Đức Thế Tôn là Bậc Trời trong hàng Trời! Nay chính là lúc, nguyện vì con nói.

Diệu Cát Tường Đồng Tử ấy, như vậy thỉnh xong, quay về chỗ ngồi của mình, yên lặng mà trụ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nói cho chúng sinh: Mọi loại Căn Bản Tâm Hành Mūla citta carita, điềm báo Nimitta, Tiêu Xí Cihna, Thời Tiết Kāla với hô triệu nhập khắp vào thân kẻ khác, Pháp Chân Ngôn của tất cả chúng sinh.

Ở đây, có chúng sinh do tham ăn cho nên nắm giữ làm mê hoặc chấp mỵ người. Lại có kẻ gặp gỡ oan gia quá khứ nên khởi tâm hận, tức giận nắm giữ làm mê hoặc người. Cho đến trong đại địa của thế gian, tất cả kẻ cực ác gây não loạn cho người.

Chỗ kia có bậc Ly Dục Tối Thượng Thiện Nhân trụ tâm thương xót, đi đến thế gian để làm cứu độ. Vị Tối Thượng Thiện Nhân ấy có đầy đủ Pháp Tướng, có thế lực lớn vì cứu thế gian, thực hành việc giáo hóa, chiếu sáng cho đời như Nhật Thiên Āditya kia.

Nếu lại có người có đủ nghiệp thiện tối thượng, biết pháp yếu ấy, đầy đủ thanh tịnh, siêng năng tu tập.

Ở kỳ Bạch Nguyệt, lúc mặt trời lặn, hoặc phần đầu đêm, thấy vị kia đi đến. Vị đại lực Ly Dục Thượng Nhân ấy hoặc ở tại cõi nước thanh tịnh trong thế gian, dùng kỳ Bạch Nguyệt, hoặc ngày mười năm lúc trăng tròn đầy, hoặc lúc Bạch Tinh Tú Śukla graha, ngày tốt, giờ tốt đi đến thế gian mà có Tiêu Xí Cihna.

Nếu khi đến thì hình như cây Đa La Tāla mātra: Lớn như cây Đa La trụ trong hư không chẳng chạm đất, ngồi kiết già Paryaṅka rồi phát ra tiếng giống như Phạm Âm Brahamaghoṣa nói pháp tối thượng không có gì ngang bằng, song vị Thượng Nhân ấy có đầy đủ Đỉnh Tướng trụ khoảng sát na, giáng xuống Đại Địa.

Người trì tụng kia thấy như vậy xong, dùng hoa Nhạ Đế Jāti, Bạch Đàn Śvetacandana, hoa Cung Câu Ma Kuṅkuma hòa hợp làm nước Át Già lễ bái, phụng hiến. Lại dùng kỹ nhạc để làm cúng dường.

Người tụng phát tâm chí thành, chỉ vì lợi ích, cầu ước nguyện ấy. Vị Ly Dục Thượng Nhân kia, tâm từ thanh tịnh liền vì người tụng, nói vô số chánh pháp tối thượng đã ưa thích. Được nghe điều đó xong, thì hiểu biết rõ ràng, Tâm Từ Maitracitta thương xót, chẳng được sinh sợ hãi, chỉ niệm Diệu Cát Tường Bồ Tát với kết Ngũ Kế Ấn với Đỉnh Ấn khác để làm kết giới, cũng kết thượng hạ giới.

Lúc như vậy, thời hết thảy tất cả Chân Ngôn nói chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối đều tốt lành, cho đến quá khứ hiện tại vị lai đều biết như thật.

Vị Thiên Thượng Nhân kia mắt nhìn chẳng chớp, quán chiếu thương lo. Phàm lời đã nói ra đều chân thật chẳng hư dối, thành tựu Chân Ngôn mong cầu, thành tựu dược vật với sinh vào nẻo lành, đến nơi Ứng Cúng Sugata, cho đến quyết định chứng Đại Bồ Đề Mahā bodhi. Hết thảy cầu hỏi việc của nhóm điềm báo, thời tiết như lúc trước thì vị đại lực thiện nhân kia đều nói tất cả.

Người trì tụng ấy biết như thật xong, ở trong một sát na tác quán tương ứng thì nơi mình đã mong cầu, tất cả đều được. Cho đến Chân Ngôn đã cầu, mau chóng thành tựu. Với tất cả phú quý, tùy ý đều được.

Người tụng sau đó hiến nước Át Già, lễ bái, phát khiển. Từ đây về sau, như vậy làm các ủng hộ, y nơi nghi tắc thì không có gì chẳng thành tựu.

Nếu hoặc có người đột nhiên té xuống đất chẳng tự tỉnh lại. Dùng Chân Ngôn với Đỉnh Ấn mà đức Phật đã nói, hoặc Ngũ Kế Ấn để làm ủng hộ thì người bị nắm giữ kia, trong phút chóc liền đứng dậy rồi được an vui.

Tất cả chúng sinh không có thế lực lớn, không có phước, không có đức bị các chúng sinh ác nắm giữ làm cho mê hoặc chấp mỵ thì vị đại lực Thượng Nhân kia cùng làm ủng hộ.

Lại vị đại lực Thượng Nhân nói về Trời Cứu Cánh Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh Thiên trong Sắc giới Rūpa dhātu cho đến nhóm Tự Tại Thiên Iśvara trong Dục Giới Kāma dhātu có các Thiên Nhân muốn đi xuống dưới, sinh trong nước của loài người thì hết thảy sắc tướng cùng với Tiêu Xí, mỗi mỗi đều thấy sinh tại nơi cung điện của đất kia. Hết thảy ngôn ngữ, mỗi mỗi phân biệt xem xét thì có thể biết chân thật.

Nếu nước Ca Thi Kāśi kia và nước Ma Ca Đà Magadha thì hết thảy Chấp Mỵ cho đến ngôn ngữ là Dạ Xoa Chấp Mỵ.

Nếu là Ma Hầu La Già Mahoraga hoặc nhóm Khẩn Nẵng La Kinnara đều nói tiếng nói của Đông Ấn Độ.

đại lực Ca Lâu La Garuḍa kia sinh ở Đông Ấn Độ, cũng nói tiếng của Đông Ấn Độ.

Khẩn Nẵng La Kinnara kia cũng nói tiếng nói của Đông Ấn Độ.

Nếu là Thánh Nhân, Thiên Nhân với Bích Chi Ca, cho đến các hàng Ngũ Thông Tiên Pañcābhijña Ṛṣi… nói tiếng nói của Mãn Thành.

Hết thảy ngôn ngữ bên sông Xá Lý Ma Đa với ngôn ngữ của thành Hạ Lý Kế La Harikelika chẳng rõ ràng với chẳng chính đúng, phần lớn dùng chữ La La làm lời nói, dùng chữ Nại Ḍa làm cuối câu nói. Đây là tiếng nói của Tỳ Xá Tả Piśāca.

Như tình trạng của châu Nẵng Ni Kế La Nāḍikesara dvīpa, châu Phộc Lỗ Sa Vāruṣaka dvīpa, ngoại đạo khỏa thân Nagna với nước Xá Bà trong biển với các người trụ trong châu quốc thì ngôn ngữ của chúng sinh chẳng chính đúng, phần lớn dùng chữ La Ra làm ngôn ngữ, khó đọc với chẳng rõ ràng. Đây là tiếng nói của Sân Nộ Quỷ Sakrodha preta.

Như tình trạng của Nam Ấn Độ: Nước A Nại La Andhra, nước Ca La Noa Tra Karṇāṭa, nước Nại La Nhĩ Noa Drāviḍā, nước Câu Tát La Kosala… với nước Sư Tử Siṃhala với chúng sinh sinh ở Châu Hải khác, phần lớn dùng chữ Noa ḌA làm lời nói. Đây là tiếng nói của La Sát Rākṣasa.

Như tình trạng của Tây Ấn Độ: Nước Phệ Nễ Thế Vaidiśī với nước Ma La Phộc Mālavī thì ngôn ngữ chỉ thích dũng mãnh. Đây là tiếng nói của đại lực Ma Đa La Mātara.

Như tình trạng của núi Nại Xá La Daśārṇavī, núi Cát Tường Śrīkaṇṭhī, núi Kiểu Nhạ Lý Gaurjarī. Ngôn ngữ tại các núi như vậy là tiếng nói của Nhật Thiên Āditya với các tinh Diệu Graha.

Như tình trạng của Tây Ấn Độ: Nước A Lý Bộ Nại Arbuda với núi Hương Túy Gandha mādana với tiếng nói của người sinh ở biên địa, cho đến nói tùy theo phương. Ấy là tiếng nói của Câu Sắt Ma Noa Kūṣmāṇḍa.

Nếu dùng chữ Thiết ŚI làm lời nói thì đây là tiếng nói của Tiên Nhân Ṛṣī.

Nếu dùng bốn chữ Dã YA, La RA, La LĀ, Phộc VA làm lời nói, dùng chữ Già GHA làm câu thêm lên thì đấy là tiếng nói của A Tu La Asura.

Nếu nước Ca Thấp Di La Kaśmira với nước Ca Vĩ Kāvi là Tối Thượng Chân Ngôn Tộc với Kim Cương Thủ Tộc. Sinh trong nước ấy thì nói tiếng trong nước ấy.

Như tình trạng của Trung Ấn Độ: Tộc Tính, nghi tắc, Ngôn Hạnh, Tiêu Xí… là Liên Hoa Tộc. Sinh trong nước ấy thì nói tiếng của nước ấy. Nếu người muốn nghiệm biết thì nên dùng Chân Ngôn của Phật Bộ mà thí nghiệm.

Lại tất cả đất Tuyết ở bờ Bắc của sông Hằng Gaṅga là nhóm Dạ Xoa, Càn Thát Bà, với Tiên Nhân… biến làm thân người ấy, nói tiếng của đất ấy.

Lại đất hoang vắng rộng lớn ở bờ Nam của sông Hằng Gaṅga với trong núi Cát Tường là La Sát Rākṣasa, Ô Đa Ca Ngạ Quỷ Sostāraka preta với loài có hình xấu ác Ghora rūpa, loài gây chướng nạn Mahā vighna, Ma Đa La Mātara… cho đến Tinh Tú Graha đại ác hại mạng người… biến làm thân người ấy, nói tiếng trong chốn ấy.

Lại nữa, vị Ly Dục Thượng Nhân ấy ở bên trên đã nói, tất cả đều biết, tất cả đều đồng với điều mà Chư Phật Như Lai đã nói như lúc trước. Trong các cõi nước hết thảy chúng, phần lớn làm ác, gây não loạn con người. Hết thảy bản hình của các nhóm ác với ngôn ngữ, thiện ác, tiêu xí với mọi loại tâm hành, mọi loại sinh địa đất sinh sống cho đến thời tiết thì ta đã nói đủ.

Nếu nơi chúng sinh có việc não loạn như vậy thì vị ly dục Đại Thượng Nhân kia đi đến ủng hộ, cùng làm cho an vui.

Nên dùng Diệu Cát Tường Đồng Tử Lục Tự Tâm Chân Ngôn mà làm mọi loại nghi pháp. Lại dùng Ngũ Kế Đại Ấn đồng làm ủng hộ, khiến cho nhóm chúng sinh đắc được vô lượng khoái lạc tối thượng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần