Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bồ Tát Tạng Chánh Pháp - Phẩm Tám - Phẩm Nhẫn Nhục Ba La Mật đa

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA BỒ TÁT TẠNG CHÁNH PHÁP

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM TÁM

PHẨM NHẪN NHỤC BA LA MẬT ĐA  

Này Xá Lợi Tử! Thế nào gọi là Đại Bồ Tát nhẫn nhục Ba la mật đa?

Đại Bồ Tát này vì hộ cấm giới, phát khởi dũng mãnh, tu hành đầy đủ nhẫn nhục Ba la mật đa. Khi Bồ Tát tu hạnh này, thế gian có tất cả việc nhiễu não không nhiêu ích thảy đều nhẫn chịu.

Nếu gặp lúc lạnh, nóng, đói, khát, gió mạnh khốc liệt và các loại muỗi mòng, đĩa, trùng độc cùng tập hợp lại xúc não, Đại Bồ Tát đều nhận chịu. Nếu các chúng sinh hủy báng bằng những lời lẽ độc ác, muốn tổn hại thân mạng Bồ Tát, lúc đó tâm Bồ Tát không có sợ hãi, không sinh giận dữ, cũng không kết oán đã sinh, hiện sinh và sẽ sinh, đều hay nhẫn nại.

Này Xá Lợi Tử! Đây là Đại Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục Ba la mật đa đầy đủ.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Ta ở trong nhiều kiếp xa xưa thường tu pháp quán nhẫn nhục như vậy. Nếu tất cả hữu tình cố đến mắng chửi, lại thêm sân hận đánh đập, dùng đủ lời thô ác phỉ báng, tuy họ có thái độ như vậy nhưng ta không sinh giận dữ, không sinh tật đố, không sinh não hại cũng không đem các việc không nhiêu ích mà trả thù lại.

Này Xá Lợi Tử! Ta tự thành tựu nhẫn nhục quán rồi, thường khởi bi tâm thương nhớ hữu tình. Vì các hữu tình luôn tăng trưởng sân hận tật đố, rơi vào trong nhiễu não, nên ta dùng mọi phương tiện khéo léo để giác ngộ họ khiến được xuất ly, được quả báo vi diệu.

Nếu các hữu tình làm trái ngược với Bồ Tát, không chịu phục thiện, trở lại tăng thêm ác hạnh, thì dù ở nơi đâu cũng thường bị xấu xa, quả báo không như ý.

Vì sao?

Vì hành nghiệp sân hận là nhân xấu xa. Đó là nghiệp bất thiện, là nghiệp tạp nhiễm, là nghiệp thấp kém, là nghiệp không phải chánh sĩ, là nghiệp không phải bạn tốt, điều đó không nên làm. Nên biết, sân hận các nghiệp bất thiện hay khiến rơi vào ba đường ác, hay rơi vào Diệm Ma La giới, hay khiến đọa vào địa ngục, sinh trong loài, súc sanh, lấy Diệm Ma La giới làm quyến thuộc.

Các ác hạnh nghiệp sân hận như vậy hay khiến rơi vào cõi Dạ Xoa không tiền của thấp kém, hay khiến rơi vào ngạ quỷ thấp kém không tiền của. Các ác hạnh nghiệp sân nhuế như vậy có thể đưa đến làm người xấu xa nghèo cùng hạ tiện.

Này Xá Lợi Tử! Thuở xưa ta chưa tu các hành tướng như vậy, Đại Bồ Tát không nên tu hành tướng như vậy.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Trong đó sao gọi là pháp sai khác?

Sao gọi là mọi tu tác sai khác?

Chúng ta đã tu hành tương ưng với thiện pháp, còn các hữu tình đã tu trái với thiện pháp tương ưng. Đây là pháp sai khác tu tác sai khác.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát phải nên tu học theo cách của ta.

Vì sao?

Vì khi Đại Bồ Tát tu học, hoặc có hữu tình đến quấy nhiễu nhưng Bồ Tát không khởi tâm giận dữ sân nhuế, đối các hành tướng cũng không tác ý, thường tự suy nghĩ quán sát nhẫn nhục thành thục hữu tình các thiện căn bản.

Này Xá Lợi Tử! Giả sử có người dùng vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, châu mạt ni… trong bốn đại châu để bố thí, nhưng lại không bằng người thực hành nhẫn nhục Ba la mật đa này.

Vì sao?

Vì Đại Bồ Tát do nhẫn nhục cho nên khiến hữu tình không đọa luân hồi, hướng đến đạo vô lậu.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát không nên khởi tâm sân nhuế, mà phải tác ý niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Vì sao?

Vì quy mạng sức cong đức, nên được thành tựu vô lượng thiện căn, cũng khiến hữu tình thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Khi khởi niệm này thường được giác ngộ, ta cùng với hữu tình có thiện gì ác gì?

Nếu không nhớ niệm Phật, Pháp, Tăng bảo thì sân nhuế, giận dữ, ác hạnh luôn trói buộc.

Bồ Tát suy nghĩ như vậy: Nếu khởi sân nhuế thì chẳng phải chánh lý. Nếu hay nhẫn nhục tức là chánh lý. Bồ Tát nên xa lìa tất cả nghiệp hạnh sân nhuế, nên khi hành nhẫn nhục Ba la mật đa, thì trước hết phải nhớ niệm Phật, Pháp, Tăng bảo. Sức của Tam Bảo có khả năng khiến tất cả hữu tình đồng thực hành hạnh này.

Này Xá Lợi Tử! Ta đã thành tựu hành tướng như vậy, chứng thành Chánh Đẳng, Chánh Giác, vì các hữu tình chuyển diệu pháp luân, xin các Đức Như Lai nhiếp thọ cho.

Này Thiện Nam! Nên khi phát tâm Chánh Đẳng, Chánh Giác, vì các hữu tình chuyển diệu pháp luân, thì sẽ đạt được vô lượng tri kiến thù thắng vô ngại giải của Chư Phật.

Bồ Tát tu nhẫn nhục Ba La Mậtđa này thành tướng như vậy, đối trị ác hạnh giận dữ sân nhuế, cũng nên nhớ nghĩ phương Đông có hằng hà sa số Thế Giới. Trong hằng hà sa số Thế Giới ấy có hằng hà sa số Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác, hiện đang nói pháp, lợi ích hữu tình. Lúc đó, các Bồ Tát được Như Lai thọ ký.

Này Thiện Nam! Ta cũng đã phát tâm Chánh Đẳng, Chánh Giác, cũng nói pháp giáo hóa các hữu tình như vậy. Nam, Tây, Bắc phương, bốn phía trên dưới cũng có hằng hà sa số Thế Giới. Trong đó có hằng hà sa số Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng, Chánh Giác hiện tại nói pháp, lợi ích hữu tình, lúc đó các Bồ Tát được Như Lai thọ ký.

Này Thiện Nam! Ta cũng đã phát tâm Chánh Đẳng, Chánh Giác nói pháp giáo hóa các hữu tình, thường luôn khen ngợi nhẫn nhục Ba la mật đa, rống tiếng rống Sư Tử, vĩnh viễn xa lìa các ác hạnh giận dữ sân nhuế. Nếu các hữu tình thích tu mọi lợi ích, Bồ Tát thấy các hữu tình tu hành như vậy, ta cũng tùy thuận làm các việc ích nghĩa lợi.

Trong đó tại sao có các thứ khó làm và dễ làm?

Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát cùng với các hữu tình, nên tu học nhẫn nhục Ba la mật đa như vậy: Nếu không tùy thuận sự tu học như vậy thì không phải là bạn tốt của ta. Nếu hay tùy thuận làm việc nghĩa lợi thì là bạn tốt. Vì thế nên biết, không có ai có thể xâm hại, việc nghĩa lợi này, ta nên ham thích sâu xa không bỏ hữu tình, làm các việc có nghĩa lợi.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

Ta ở trong câu chi ức kiếp

Cứu vớt hữu tình không nghĩa lợi

Thấy các hữu tình chịu khổ não

Chưa từng tạm bỏ được an ổn

Chủng tánh hữu tình vốn nghĩa lợi

Cùng nhau chỉ dạy làm bạn tốt

Nếu gặp các ác sân nhiễu hại

Vì việc nghĩa lợi thường nhẫn nhục

Khắp hết tất cả Diêm Phù Đề

Ở trong Cõi Phật cũng như vậy

Chứa đầy tất cả các trân báu

Vì là thiện hữu đều bố thí

Hoặc nếu có người cầm kiếm bén

Muốn đến cắt thân thể của ta

Do lòng nhẫn nhục sinh tâm từ

Vĩnh viễn không sợ các khổ não

Hoặc có người giận dữ sân nhuế

Quyết đem khổ độc đến xâm nhiễm

Dùng sức nhẫn nhục mà khen ngợi

An trú nhẫn khổ không não hại

Người cầm dao gậy và thuốc độc

Với tướng giận dữ muốn gia hại

Vì lợi hữu tình các thiện căn

Đối với ác pháp hay nhẫn chịu

Nay ta không học các người ngu

Cũng không học hạnh thấp kém ấy

Tu nhân thù thắng rộng nhiêu ích

Hướng đến quả Niết Bàn vô thượng.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử!

Đại Bồ Tát nên tu học nhẫn nhục Ba la mật đa như vậy: Trong trăm ngàn vạn câu chi na do tha kiếp, giả sử có người dùng ngói, đá, gậy gộc, các loại khí trượng mà đánh đập ta bất tĩnh nằm dài tren đất, giây lâu mới tĩnh lại.

Lúc đó Đại Bồ Tát suy nghĩ như vậy: Than ôi! Chưa từng có, nay ta được sống lại, vậy sau phải nên tu học nhẫn nhục Ba la mật đa tối thượng tối thắng. Giả sử có người đến chỗ ta xin đầu, mắt, xương, tủy, thân thể, thịt, tay chân của ta như khắc già sa số mãn một đại kiếp, lúc đó, ta không xan lận keo kiệt, cũng lại không khởi các ác hạnh giận dữ, sân nhuế.

Vì sao?

Vì nếu khởi ác hạnh giận dữ sân nhuế thì bị tan hoại thiện căn mà ta đã tích tập trong trăm ngàn kiếp. Nay ta lại tích tập kiên cố, trong trăm ngàn kiếp gieo trồng thiện căn không để hoại mất, vì pháp Chánh Đẳng, Chánh Giác tu tập khó được.

Vì sao?

Vì các Bồ Tát dung sức nhẫn nhục làm áo giáp.

Này Xá Lợi Tử! Tâm Đại Thừa của Đại Bồ Tát không nên thoái chuyển, làm cho bọn ma không có dịp xen vào. Nếu có xen vào thì không thể thành tựu Chánh Đẳng, Chánh Giác. Vì thế nên đối với tâm bồ đề không nên thoái chuyển. Nếu tâm thoái chuyển thì tâm sẽ tán loạn, khiến ma có dịp làm chướng ngại.

Sao gọi là việc ma?

Tức là đắm trước vào việc ăn uống, đó là việc ma. Đắm trước ba y, đó là việc ma. Giáo hóa mà còn phân biệt, đó là việc ma. Vì lợi dưỡng khiến người khen ngợi. Đó là việc ma. Vui với cái lợi của chính mình, đó là việc ma. Đoạn diệt các pháp trong sạch, đó là việc ma. Cho đến cản trở người ở chỗ vắng lang, ngăn chặn người tu phước tuệ, cấm ngăn người thân cận các bậc có phép tắc mô phạm, đoạn người tu tập hạnh bồ đề, đó là việc ma.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát nếu đối với đại bồ đề mà sinh thoái chuyển, khởi ý tan loạn, thì bọn ma thừa dịp xen vào.

Vì sao?

Vì có các ma chướng trong nhiều kiếp dò xét tìm sự sơ hở len lõi vào tâm của Bồ Tát, khiến tăng thêm sự giận dữ sân nhuế.

Này Xá Lợi Tử! Thuở xưa ta làm tiên nhân kiên trì cấm giới, tu hạnh nhẫn nhục Ba la mật đa, thông đạt thiện pháp. Lúc đó có đại Ma Vương hóa ra năm trăm chúng trượng phu đều là dũng mãnh nổi tâm giận dữ. Suốt trong năm trăm năm đi, đứng, nằm, ngồi, ngày đêm nổi giận liên tục, hoặc ở giữa đường, giếng, làng, xóm và nhà bạch y, hoặc giữa đồng trống thường nổi sân nhuế, dối gạt không thật, huyễn hoặc hữu tình.

Này Xá Lợi Tử! Chúng ma này trong năm trăm năm luôn bên cạnh ta nổi sân giận sinh các lỗi lầm. Lúc đó, ta quán sát suy nghĩ vì lòng thương xót khởi tâm đại bi, vì các chúng ma nói pháp vi diệu. Lúc đó, bọn ma được nghe pháp rồi, các nghiệp ác hạnh thảy đều tiêu diệt.

Này Xá Lợi Tử! Lúc đó, ta vì các bọn ma nói pháp này rồi, khiến các hữu tình thành thục thiện căn, chứng đắc Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Lại nữa, vì các hữu tình tâm tánh quanh co phá giới, không thích thiện pháp khó điều phục và các hữu tình nhiều tham sân si, làm thiện duyên khiến được thành tựu Chánh Đẳng, Chánh Giác. Ta nguyện đương lai thành Đẳng Chánh Giác, sớm độ thoát các loài hữu tình khiến được Niết Bàn.

Này Xá Lợi Tử! Lúc đó, ta trừ các vọng niệm, thường sinh chánh niệm, đầy đủ thiện hạnh, nhiêu ích hữu tình, đối với ba tế chưa từng tạm bỏ.

Này Xá Lợi Tử! Nếu Đại Bồ Tát tinh tấn cầu Chánh Đẳng, Chánh Giác thì nên đầy đủ nhẫn nhục Ba la mật đa. Nếu Bồ Tát trong thân đã sinh, chưa sinh các thứ bệnh nặng trầm trọng khổ não, cho đến chết khổ. Lúc đó, Bồ Tát đầy đủ nhẫn nhục Ba la mật đa, thì đều có khả năng nhẫn nhục chịu tất cả.

Này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát phải nên kiên cố an trụ nhẫn nhục Ba la mật đa của Bồ Tát, phải biết rõ như vậy không nên nổi giận dữ. Đó gọi là Bồ Tát nhẫn nhục không tổn hại. Bồ Tát nhẫn nhục không tranh cãi. Bồ Tát nhẫn nhục không sát hại. Bồ Tát nhẫn nhục tự hộ thân mạng.

Bồ Tát nhẫn nhục hộ thân mạng người khác. Bồ Tát nhẫn nhục thường hộ thân, miệng, ý nghiệp. Bồ Tát nhẫn nhục quán sát nội tâm tu hạnh nhẫn nhục. Bồ Tát nhẫn nhục xa lìa tham ái.

Bồ Tát nhẫn nhục tùy thân nghiệp báo. Bồ Tát nhẫn nhục thanh tịnh miệng, ý, nghiệp. Bồ Tát nhẫn nhục dùng sức nhẫn nhục đạt được cái vui thù thắng vi diệu của Trời Người. Bồ Tát nhẫn nhục đạt được tướng hảo viên mãn thù thắng của Bồ Tát.

Bồ Tát nhẫn nhục đạt được Phạm Âm thanh tịnh vi diệu sâu xa của Như Lai. Bồ Tát tích tập thiện hạnh kiên cố. Bồ Tát nhẫn nhục xa lìa tất cả nhiễu não thế gian. Bồ Tát nhẫn nhục, nếu có người đến tìm các lỗi lầm, lúc đó, Bồ Tát không sinh tổn hại.

Nói tóm lại, Bồ Tát nhẫn nhục cho đến đạt được mười lực mười tám pháp bất cộng, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả tất cả pháp thù thắng đều được viên mãn. Phải nên biết rõ, đó chính là Đại Bồ Tát an trụ nhẫn nhục Ba la mật đa.

Này Xá Lợi Tử! Khi Đại Bồ Tát tu hạnh nhẫn nhục, nếu có người nổi sân hận muốn đến não hại, lúc ấy, Bồ Tát biết rõ sự nổi sân hận đó như hư huyễn, như tiếng vang từ trong hang vọng ra, biết thế nên không báo thù lại, cho đến đánh đập giết hại.

Điều đó Bồ Tát nên quán sát kỹ, biết nó như huyễn như hóa cũng không trả thù lại. Hoặc có người đến khen ngợi đủ điều, Bồ Tát cũng không lấy đó làm vui.

Vì sao?

Vì Bồ Tát lấy phần công đức chân thật viên mãn của chính mình làm quyến thuộc, không đắm trước vào pháp thế gian, phải biết sám hối ăn năng lỗi lầm của chính mình, không khinh chê lỗi lầm của người khác, vì đó là khả năng viên mãn pháp phần bồ đề, làm đại Phật sự.

Bồ Tát lại suy nghĩ: Tội nghiệp đã làm thảy đều hư giả, các hạnh trái nhau, vứt bỏ mọi việc không nghĩa lợi.

Này Xá Lợi Tử! Đây gọi là Đại Bồ Tát hành nhẫn nhục Ba la mật đa.

Lại nữa, này Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát nhẫn nhục Ba la mật đa, tự thân phải nhẫn nhục rốt ráo. Nếu còn có ngã tướng thì không phải là nhẫn nhục rốt ráo.

Vì sao?

Vì nếu người khác giận dữ đến nhiễu não, Bồ Tát đều có thể nhẫn chịu, đối với tâm cảnh đều không thể được.

Bồ Tát suy nghĩ như vậy: Người nào giận dữ?

Người nào nhẫn chịu?

Ở trong pháp số sao gọi là mắt có giận dữ?

Lại nữa quán xét thập nhị xứ nhẫn nhục cũng không thể được, lần lượt hiểu rõ các tướng hữu tình đều không thể được, vì nhẫn nhục này không phải thật rốt ráo, cho đến danh tự nhẫn nhục cũng như tiếng vang trong hang trống, đó gọi là khổ, không, vô thường, vô ngã. Đối với nhan nhục phải hiểu như vậy.

Lại nữa, nhẫn nhục này cũng không phải rốt ráo. Nghĩa là còn thấy rằng đối với pháp này ta không điên đảo, thấy thế tức là điên đảo. Đối với hạnh nhẫn nhục khởi tướng cao thấp.

Lại nữa, nhẫn nhục này không phải thật rốt ráo. Nghĩa là còn chấp rằng đối với pháp này ta có thể giải thoát. Chấp như thế tức là không phải giải thoát, không tương ưng với hạnh nhẫn nhục.

Lại nữa, hạnh nhẫn nhục này cũng khong phải rốt ráo. Nghĩa là đối với pháp này ta ở trong chánh đạo, nếu còn nghĩ như thế tức không phải chánh đạo, tức đối với nhẫn nhục còn sinh ra hai tướng.

Lại nữa, nhẫn nhục này không phải thật rốt ráo. Nghĩa là đối với pháp không này thì có khả năng kham nhẫn, còn đối với kiến thì không thể kham nhẫn, đối với Vô tướng có thể kham nhẫn, đối với hữu tướng không thể kham nhẫn, đối với vô nguyện, vô cầu đều có thể nhẫn chịu, đối với có nguyện có cầu không thể kham nhẫn.

Hoặc đối với không tích tập phan duyên không thể kham nhẫn, hoặc có tích tập phan duyên nhưng không thể kham nhẫn, hoặc đối với phiền não tận có thể nhẫn chịu, đối với phiền não không thể kham nhẫn.

Lại đối với thiện có thể nhẫn chịu, đối với bất thiện không thể kham nhẫn. Hoặc đối với không lỗi lầm có thể nhẫn chịu, đối với lỗi lầm không thể kham nhẫn. Đối với pháp vô lậu có thể nhẫn chịu, đối với pháp hữu lậu không thể kham nhẫn.

Hoặc đối với pháp xuất thế gian có thể nhẫn chịu, đối với pháp thế gian không thể kham nhẫn. Đối với pháp thanh tịnh có thể nhẫn chịu, đối với pháp tạp nhiễm không thể kham nhẫn. Hoặc đối với pháp Niết Bàn có thể nhẫn chịu, đối với pháp sinh tử không thể kham nhẫn. Các pháp nhẫn nhục này còn có đối trị nên không phải thật rốt ráo.

Sao gọi là nhẫn nhục rốt ráo?

Nếu có thể tùy thuận tanh không, đối với cái thấy, hay không thấy thì không phải có cũng không phải không. Nếu có thể tùy thuận tánh không, thì đối với có nguyện, có cầu và không nguyện không cầu, cũng thấy không phải có, không phải không.

Nếu có thể tùy thuận tánh không, thì đối với tích tập phan duyên không phải có không phải không. Nếu có thể tùy thuận tánh không, đối với pháp thanh tịnh và tạp nhiễm, không phải có không phải không. Nếu có thể tùy thuận tánh không, thì đối với pháp thiện hay bất thiện, không phải có không phải không.

Nếu có thể tùy thuận tánh không thì đối với lỗi lầm và không lỗi lầm, không phải có không phải không. Nếu có thể tùy thuận tanh không thì đối với các hành và pháp Niết Bàn không phải có không phải không. Đây gọi là nhẫn nhục rốt ráo.

Vì sao?

Vì các pháp quá khứ, hiện tại, vị lai đều không sinh, các duyên vô tận, nhẫn nhục vô tận. Nếu đối với pháp này không phải hữu vi, không phải vô vi, cũng không phải hòa hợp, cũng không tăng giảm, cũng không thành hoại, cũng không phải người làm, cũng không phải người nuôi dưỡng, vì nó không sinh, là vô tận. Đây gọi là nhẫn nhục chân thật.

Này Xá Lợi Tử! Bồ Tát thực hành hạnh như vậy thì gọi là các Đại Bồ Tát nhẫn nhục Ba la mật đa. Nếu Đại Bồ Tát ấy có thể thực hành hạnh tương ưng của Bồ Tát, thì tất cả Ma Vương và quyến thuộc của ma, làm các việc ma, tranh cãi đều không lộ diện. Đây gọi là Đại Bồ Tát thành tựu nhẫn nhục Ba la mật đa tối thượng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần