Phật Thuyết Kinh đại Thừa Du Già Kim Cương Tính Hải Mạn Thù Thất Lợi Thiên Tý Thiên Bát đại Giáo Vương - Phần Hai Mươi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠI THỪA DU GIÀ KIM CƯƠNG TÍNH

HẢI MẠN THÙ THẤT LỢI THIÊN TÝ

THIÊN BÁT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bất Không, Đời Đường  

PHẦN HAI MƯƠI  

Khi ấy, Đức Như Lai nói mọi loại tướng mạo huyễn hoặc của các Thiên Ma gây chướng ngại cho người tu học tâm nhãn Thánh Đạo.

Nếu có các Bồ Tát với nhóm chúng của bốn Bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện học Giáo Pháp Du Già Tam Ma Địa này. Nhóm người như vậy thường nên hạn chế ăn uống, bảy ngày ăn một lần liền được không có sợ hãi, chẳng bị Thiên Ma, quỷ thần được dịp thuận tiện gây hại, Tần Na Dạ Ca Vināyaka nhập vào thân tâm của hành nhân để gây chướng nạn.

Hoặc đối ngay trước mắt của người hiện ra mọi loại tướng mạo, với ban đêm mộng thấy cảnh giới, hiện làm hình Phật. Hoặc làm hình tượng của Bồ Tát, Chư Thiên, Phạm Thích. Hoặc là hình của Long Thần, quỷ ác, hình đồng nam đồng nữ. Hình của các Thiên Nữ, Quỷ Thần Nữ.

Hoặc ngửi thấy mùi hương lạ trong hư không. Hoặc nghe niệm Đà La Ni. Hoặc nghe âm thanh niệm Phật, niệm Pháp, khen ngợi. Hoặc nghe tiếng xướng ca xảo diệu. Hoặc nghe tiếng niệm Phật, âm nhạc…

Lúc đó hiển hiện rõ rệt, lại đang diễn nói. Hoặc khiến cho hành Giả Si Định chẳng động.

Hoặc giận dữ, hoặc vui mừng, yêu nhiễm Kiến Thủ Dṛṣṭiparāmarśa: Kiến Thủ Kiến tức chấp dính vào cái thất chẳng đúng lý của nhóm thân kiến, biên kiến, tà kiến phân biệt, chấp dính. Hoặc được trong miệng có vị ngon ngọt như Mật, hoặc ở phòng tối hiện sáng rực như mặt trời. Hoặc hiện ánh sáng trắng, ánh sáng, các nhóm trùng ác.

Hoặc khiến cho người ngủ quá độ, hoặc khiến cho người chẳng ngủ, hoặc khiến cho người thông minh, hoặc khiến cho người ngu dốt vụng về.

Như biến dị này đều là Thiên Ma, quỷ thần nhập vào tâm cùng với hành nhân mà gây tạo cảnh giới, nhân duyên chướng đạo. Khiến cho hành nhân có tiến có lùi, chẳng thành đạo quả. Khi chết thì vào cung ma khiến làm quyến thuộc.

Thế nên, Đức Như Lai nói rõ ràng, nêu bày ma huyễn biến chuyển, động niệm chẳng được chính định.

Cũng lại nhập vào tâm của hành nhân hư vọng làm thông biện, lừa gạt biết túc mệnh, khiến cho thấy tất cả tướng huyễn, việc sinh tử của đời trước đời sau, các tướng thiện ác… ma Mārā làm huyễn hoặc chẳng có quan hệ với chính trí, chỉ là tâm bày biến, đừng chọn lấy duyên bên ngoài.

Hành nhân tu học đều chẳng được: Đối với cảnh giới của mộng với việc hiện trước mắt mà chọn lấy tướng, chấp dính… động chuyển tâm người, hoảng sợ kinh hãi liền bị Thiên Ma, quỷ thần gây chướng ngại.

Hành nhân thấy chính đúng, nên thường quán sát kỹ lưỡng tâm tính, thấy tính vắng lặng yên tĩnh, tâm tính không có vật, là tướng đừng chọn lấy, tức không có cảnh giới vọng tưởng nhân duyên. Thế nên hành nhân siêng hành tinh tiến, chân thật đừng chuyển lùi, lười biếng trễ nãi… tức được mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ở trong Đại Đạo Trường tại Tinh Xá Kỳ Viên trong nước Xá Vệ bảo các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tất cả Đại Phạm, các Thiên Vương, Đế Thích, Thiên Chúng, Tám Bộ Long Thần, Quỷ Thần, chúng Dạ Xoa, đệ tử của bốn bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện, nhân chúng…

Khi ấy, Đức Thích Ca Như Lai ở ngay trong đại chúng nhập vào Kim Cương Tịch Trí Vô tâm Định Tam Ma Địa Tam Muội. Từ Tam Muội khởi dậy, phóng ánh sáng đại từ đại bi pháp tính thần soi chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, Đại Phạm, các Thiên Chúng, Bồ Tát Ma Ha Tát, nhóm chúng của bốn bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni với các chúng Trời, Rồng, Tu La, quỷ thần với tất cả nhóm chúng sinh.

Đức Như Lai bảo bày khiến cho chí cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

Thế nên, Đức Như Lai bảo rằng: Các Đại Bồ Tát nên tu học Pháp Giáo Như Lai Đại Thừa Du Già Bí Mật Kim Cương Tam Ma Địa này. Hành nhân lại nên đi vào đạo trường này tu nhập vào nhất thiết Phật Tâm Kim Cương Đại Trí Bí Mật Pháp Môn Quán.

Như vậy, tất cả tu hành… Bồ Tát, nhóm chúng của bốn bộ, nhóm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni trước tiên nên cầm bình bát đi xin thức ăn, nơi bốn uy nghi rõ ràng tuần tự mà đi theo thứ tự xin thức ăn.

Ở nhà thí chủ cúng dường thức ăn xong thì quay trở về chỗ cũ, tắm gội sạch sẽ, lại đi vào Đạo Trường, chẳng được trễ nãi mê ngủ, lười biếng chẳng siêng năng, chặt đứt hẳn sự suy bại. Như vậy, Bồ Tát với nhóm chúng của bốn bộ chẳng y theo pháp này nhận sự dạy bảo, truyền giới của vị thầy tức chẳng được thành Vô Thượng Bồ Đề, đạo quả của Chư Phật.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở ngay trong đại chúng bảo các Bồ Tát rằng: Nay ta nói pháp giáo Như Lai Du Già Kim Cương Bí Mật Thánh Tính Bồ Đề Tam Ma Địa của Chư Phật. Đức Như Lai khởi trí đại bi cứu nhiếp hữu tình khiến cho tất cả Bồ Tát tu tập Thánh Tính Kim Cương Bồ Đề Pháp Quán.

Bấy giờ, tất cả đại chúng, các Đại Bồ Tát, mọi người của bốn Bộ, tám Bộ Trời Rồng… nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui mừng hớn hở, khen ngợi Đức Như Lai diễn giáo pháp chẳng thể nghĩ bàn, sinh tàm quý sâu xa, được điều chưa từng có rồi tin nhận, phụng hành.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Bồ Tát tu hành địa vị theo thứ tự thứ tư: Thế nào là thứ tự được nhập vào tịnh thổ môn?

Thứ Nhất là: Nhập vào chữ Tả: CA quán nghĩa bản tịnh diệu hạnh.

Hạnh màu nhiệm của gốc thanh tịnh. Quán Tự Tại Vương Như Lai Avalokiteśvara rāja tathāgata nói diệu quán lý thú tịnh thổ môn. Lại trong môn này nói có hai phẩm.

1. Trước tiên diễn Phẩm thứ bảy: Bất Tư Nghị Pháp Giới Thánh Đạo Như Lai Chân Như Pháp Tạng Tự Tại Thánh Trí.

2. Sau đó nói có Phẩm thứ tám: Tam Hiền Bồ Tát Nhập Pháp Vị Thứ Đệ Tu hành Hồi Hướng Bồ Đề.

Đức Như Lai theo thứ tự, trước tiên đang tạm nói Thánh Trí Phẩm Pháp Nghĩa Môn.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tất cả Bồ Tát tu học đại thừa cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nhập vào bốn mươi hai địa vị tu chứng địa của ba hiền, mười Thánh. Địa của Đẳng Giác Diệu Giác Phật. Bồ Tát ở trong pháp đại thừa rộng phát đại nguyện, hành Bồ Tát Đạo, tu nhập vào Như Lai Thánh Hạnh Bồ Đề. Từ Địa Bhūmi trước tiên theo thứ tự mà học, theo đây tu tập.

Phàm có hai nghĩa, thế nào là có hai?

Một là ngoại phàm, hai là nội phàm.

Thế nào gọi là ngoại phàm?

Ấy là Bồ Tát tu trì năm giới, mười thiện, tu các nghiệp hạnh, học tập sáu Ba la mật, tán tâm tu trì được sinh lên Trời, cũng sinh vào nhân gian thành phước hữu vi, thọ nhận khoái lạc hữu lậu.

Thứ hai: Thế nào là nội phàm?

Ấy là Bồ Tát học tập phước bồ đề vô vi vô lậu theo thứ tự tu hành, trong địa vị học có ba bậc, thế nào là ba?

Một là hạ hiền, hai là trung hiền, ba là thượng hiền.

Lại đầu tiên là Hạ Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Tín, tu học Thập Tín Hạnh, được Thập Trụ Hạnh cùng nâng đỡ nhau, tiếp dẫn… là tín thành tựu.

Tiếp đến, có Trung Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Trụ tu học Thập Trụ Hạnh, được Thập Hồi Hướng cùng nâng đỡ nhau, tiếp dẫn thì gọi là giải hạnh thành tựu.

Ba là Thượng Hiền. Bồ Tát nhập vào Thập Hồi Hướng, ở trong Gia Hạnh Vị, tu trì Thập Hồi Hướng, học nhuyễn đỉnh nhẫn thế đệ nhất pháp gọi là thứ tự tu chứng, thành tựu Thánh Thai, dần dần đi lên Thánh Vị, tiến tu bồ đề thành tựu.

Do hạ Tam Hiền Bồ Tát vị địa vị Bồ Tát của Tam Hiền thuộc bậc dưới thuần tại hữu lậu Sāsrava tu học cho nên Đức Như Lai theo thứ tự nói Thập Thánh Vị, Đẳng Giác Nhị Địa.

Bồ Tát có bốn bậc: Thượng, trung, hạ với tối thượng đẳng.

Thế nào là bốn?

1. Lại Hạ Đẳng Lục Địa Dĩ Hạ Vị Bồ Tát Bồ Tát ở địa vị bậc dưới từ địa thứ sáu trở xuống.

Người tu học Tam Mật Tam Ma Địa Tri guhya samādhi tên là tùy tướng hạnh, dùng tu hành nhập định: Nửa hữu lậu, nửa vô lậu. Nhập vào định tức vô lậu Anāsravaḥ, ra khỏi định tức hữu lậu Sāsrava.

2. Tiếp theo có Trung Đẳng Thất Địa Vị Bồ Tát. Người tu học Tam Mật Tam Ma Địa tên là vô tướng dụng, tu trì nhập định, trụ ở tam muội, tức được phần chứng vô lậu Thánh Đạo, dần dần chứng tu hành, nhập vào Bồ Đề đạo thứ đệ thành tựu.

3. Thượng Đẳng Bát Địa Vị Bồ Tát Ma Ha Tát cho đến Pháp Vân Địa Bồ Tát, người tu học Tam Mật Tam Ma Địa tên là vô công dụng định, trụ Tam Muội này được gọi là thuần vô lậu đạo, chứng nhập vào Kim Cương Thánh tính vận thông vô vi tự tại thần lực vô tướng vô công dụng nhậm vận thành tựu, được đi lên Phật Địa, tiến thành Bồ Đề.

4. Tiếp theo có tối thượng thù thắng Đẳng Giác Diệu Giác Nhị Vị Bồ Tát tu nhập vào Phật Địa Buddha bhūmi, trụ Như Lai Tam Ma Địa Tathāgata samādhi cho nên được ba loại ý sinh thân Mano mana kāya, chứng Kim Cương Pháp Giới Thánh Tính Tam Muội, cùng với chân như, đồng với vô tướng, vô niệm.

Nhất Niệm Tuệ được Kim Cương Dụ Định Vajropamā samādhi, đồng với tính Kim Cương bất hoại của Phật, nhập vào vô vi Thánh trí đạo Thánh tính tương ứng, tức thành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, đầy đủ trí thân Jñāna kāya, pháp thân Dharma kāya cho nên gọi là Như Lai Tathāgata.

Thế nên, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói: Tất cả Bồ Tát với tất cả chúng sinh tu học Vô Thượng Bồ Đề của Như Lai, y theo Kim Cương Thánh Giác Trí của tất cả Chư Phật tu hành được nhập vào Phật Địa Buddha bhūmi.

Thế nào là nhập vào Thánh giác trí được nhập vào Phật Địa?

Bồ Tát tu nhập vào Thánh Trí Ārya jñāna tức là Giác Bud: Hiểu biết, tỉnh ngộ, giác ngộ.

Giác Giả Buddha: Người giác ngộ là Phật vậy.

Hiểu biết giác Thánh Trí tương ứng của các hữu tình thì gọi là tự giác vốn có của chúng sinh vậy.

Hiểu biết giác cội nguồn của bản tâm tức gọi là thấy tính của phiền não vậy, đây gọi là tính của Bồ Đề vậy.

Tính của Bồ Đề tức là pháp thân Phật Dharma kāya buddha: Thể của pháp tính gọi là pháp thân, pháp tính có đức của giác tri cho nên gọi là Phật vậy.

Thế nên, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát: Hết thảy tất cả chúng sinh cầu nơi Vô Thượng Bồ Đề là Bồ Tát thường nên tu trì nhất thiết giác của Như Lai.

Nhất thiết giác, đây gọi là nhất giác hiểu biết bản tính của chúng sinh trong mười cõi: Địa ngục giới, súc sanh giới, ngạ quỷ giới, A tu la giới, nhân giới, Thiên giới, Thanh Văn giới, Duyên Giác giới, Bồ Tát giới, Phật giới, hiểu biết giác các tình.

Thức trống rỗng lặng yên không tịch không có sinh.

Tại sao thế?

Vì quyết định bản tính vống không có dao động.

Đức Phật nói: Tất cả cảnh giới vốn tự là trống rỗng không, tất cả thức thức xưa nay là tính trống rỗng không tính, tất cả cảnh thức vốn tức là trống rỗng không.

Như thế nào nói là kiến?

Đức Phật nói: Kiến tức là hư vọng.

Tại sao thế?

Vì tất cả vạn hữu vốn tự ở sự trống rỗng không, không có sinh, không có tướng, xưa nay chẳng có, vốn chẳng từ tên gọi thảy đều không tịch trạng huống lặng lẽ yên tĩnh xa lìa tướng của các pháp. Tất cả pháp tướng cũng lại như vậy, thân của tất cả chúng sinh cũng như vậy, thân còn chẳng lâu dài.

Thế nào là hữu kiến Astiva niśrita?

Đức Phật nói: Xưa nay thanh tịnh cho nên gọi là bản giác giác tính vốn có, hiểu biết giác vốn có tính thanh tịnh trong suốt, không có nơi chốn. Thế nên gọi là đầy đủ pháp thân, trí thân.

Đức Phật nói: Tất cả chúng sinh nên dùng giác quán tìm kiếm dò xét từ thô đến tế, hiểu biết giác tính thể của bản tâm yên tĩnh không có sinh, lìa sự dơ bẩn của chúng sinh cho nên hiểu biết vốn không có lặng yên lìa tính của Niết Bàn Nirvāṇa. Hiểu biết ứng với các pháp, đối với tất cả pháp không có trụ động cho nên không có trụ, không có động như Bồ Đề.

Ví như báu Tỳ Lăng Già Śakrābhilagnamaṇiratna tùy theo màu sắc mà ứng, đồng làm một thể không có phân biệt. Phật Tính Buddhatā của Như Lai tùy theo tình đều có toàn bộ ứng thanh tịnh. Đức Guṇa chiêu cảm của chúng sinh cũng lại như vậy.

Nếu Bồ Tát chứng tâm không có chỗ trụ, không có ra vào thì được đồng với Ám Ma La Thanh Tịnh Phật Thức Amala viśuddha buddha vijñāna: Sự nhận thức của Phật thanh tịnh không có dơ bẩn.

Đức Phật bảo rằng: Các Bồ Tát Ma Ha Tát, đệ tử của bốn bộ, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện… tu hành Như Lai Kim Cương Tam Mật Bí Mật Thánh Tính Bồ Đề liền được mau chóng huyền nhập vào sự huyền diệu thông chứng tâm Phật Buddha citta của Như Lai, mau được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Thế nên, Đức Như Lai bảo các tất cả đại chúng, Bồ Tát Ma Ha Tát cần phải tu học.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai từ Thế Giới Diêm Phù Đề Jambu dvīpa này vừa mới lui ra, đi đến cõi bên trên thượng giới kia, liên quan với thuở xa xưa, ở ngay trong đệ Tứ Thiền địa nói trong cung của Ma Hê Thủ La Thiên Vương cùng với vô lượng chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn ức A tăng kỳ vi trần số các chúng Đại Bồ Tát Ma Ha Tát cùng với vô lượng Đại Phạm Thiên Chủ kèm với các Phạm Chúng ở trong Đại Hội.

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngự trên Điện Bách Bảo Ma Ni tại cung của Thiên Vương.

Đức Như Lai ngồi trên tòa báu hoa sen trăm báu, Đức Thế Tôn ngồi Kiết Già ở trên Tòa, nhập vào Chư Phật thể tính giới hư không tam muội, từ tam muội khởi dậy, phóng trăm ngàn ánh sáng Kim Cương chân tế thật tính tam muội hư không, ánh sáng chiếu soi tất cả Chư Phật nhiều như số bụi nhỏ trong trăm ngàn ức Thế Giới, nhập vào Thánh lực Thánh tính của Kim Cương Bồ Đề chân như thật tế Tam Ma Địa, khiến tất cả Chư Phật hiện ra tướng trợ giúp chứng minh.

Lúc đó, lại chiếu soi trong trăm vạn ức cung Tử Kim Cương Quang Minh của Liên Hoa Đài Tạng Thế Giới Hải… soi thấy pháp thân, trí thân, pháp giới, Thánh tính, chân như Pháp Tạng không có bên trong bên ngoài của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đồng với một Tính Kim Cương Bồ Đề của Chư Phật thuộc Thánh Trí ấy, tràn đầy vòng khắp.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần