Phật Thuyết Kinh đạo Thần Túc Vô Cức Biến Hóa - Phần Mười Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Pháp Khâm, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH

ĐẠO THẦN TÚC VÔ CỰC BIẾN HÓA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

An Pháp Khâm, Đời Tây Tấn  

PHẦN MƯỜI MỘT  

Này Mục Liên! Đức Thế Tôn cũng không từ đây đứng dậy cũng không đến chỗ kia mà ngồi, nhưng đều thấy Cõi Phật là không thể tính, mọi sự hiện ra để chỉ bày đều tùy theo sở nguyện cao, thấp, ở giữa của tất cả mọi người bảo vệ giúp đỡ, mà nói pháp cho họ.

Khi ấy, Hiền Giả Đại Mục Kiền Liên bạch Đức Phật: Bạch Thế Tôn! Nên xét đoán chỗ nào là người của Đức Thế Tôn, hoặc Trời Đao Lợi hoặc Diêm Phù Lợi, hoặc cung Trời, hoặc ba ngàn Thế Giới này, hoặc Thế Giới bốn thiên hạ kia, lại thuyết pháp ở Thế Giới khác, những chỗ Thế Giới đó, xét đoán chỗ nào là Đức Phật?

Chúng ta nên làm sao để biết nghĩa cùng tột của đại thí và y phục của đại giới, làm sao biết được như vậy?

Đức Phật bảo Đại Mục Kiền Liên: Như ông đã hỏi, có thể thọ trì được không?

Nay ta vì ông mà nói.

Này Mục Liên! Ví như nhà ảo thuật tạo ra người nam hoặc người nữ, vậy ông sẽ xét đoán, chỗ nào là người nam, người nữ?

Hiền giả Mục Liên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con không thể xét đoán được người ấy.

Vì sao?

Vì huyễn ấy là chỗ tạo thành do sức chú thuật, cho nên không thể nắm giữ được.

Đức Phật nói: Này Mục Liên! Huyễn ấy, chỗ tạo thành là ai, vậy huyễn ấy, có thể tạo ra được không?

Hiền giả Mục Liên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Có thể tạo ra.

Đức Phật bảo: Này Mục Liên! Như vậy, tất cả các pháp như huyễn hóa, không nắm giữ được, phải làm thế nào?

Như vậy này Mục Liên! Chỗ làm ra của nhà ảo thuật, sức ảo thuật làm ra huyễn hóa, phải như thế nào?

Huyễn ấy đều bình đẳng, không có nắm giữ.

Này Mục Liên! Đức Như Lai dùng trí tuệ bình đẳng hiện rõ ở tất cả các cõi, như vậy đều không nắm giữ. Làm tất cả mọi việc đều bình đẳng như vậy mới là làm việc Phật. Vì thế nên được pháp bố thí rất cùng tột, bình đẳng như vậy là được kết quả rất lớn.

Này Mục Liên! Chư Phật Thế Tôn đều bình đẳng không thể tính kể, nên so sánh như vậy.

Này Mục Liên! Các pháp luôn trụ trong bình đẳng. Các pháp đã trụ bình đẳng như vậy thì sự thành tựu đạo cũng vậy. pháp giới mà không nắm bắt thì cũng không tính đếm.

Này Mục Liên! Ông hãy suy nghĩ kỹ, Đức Như Lai, từ nhiều kiếp xa xưa, tìm cầu dấu vết Phật Đà, có thể hóa ra hằng hà sa ba mươi hai tướng của Như Lai, bình đẳng không khác. Cũng có thể thuyết pháp sáu mươi việc, cùng lúc nói ra. Các Đức Như Lai này thảy đều biết tâm và những việc làm của mọi người. Đều biết ai sẽ được giải thoát.

Như Pháp Môn giải thoát ứng với căn sáu tình của họ mà thuyết pháp, khiến lần lượt đều đầy đủ trí tuệ. Các Đức Như Lai này vì tất cả mà hiện ra thuyết pháp, để cho những người nghe, biết được mà phụng hành biết các khổ, tập đều có thể hết. Các Đức Như Lai này, có ba việc biến hóa thuyết pháp, làm cho bốn phía đều được nghe pháp. Các Đức Như Lai ấy đều hiện ra các việc Phật.

Này Mục Liên! Ý ông thế nào?

Ngay lúc đó, Chư Phật xét đoán chỗ nào là nắm bắt cùng tột.

Đức Như Lai huyễn, huyễn Như Lai thì nắm bắt cái gì!

Mục Liên bạch Phật: Lúc đó, ở trong Như Lai không thể biết được cái nắm bắt.

Vì sao?

Vì giống như hằng hà sa, đã như hằng hà sa thì mọi việc làm sẽ không tăng giảm, đối với hằng hà sa bao nhiêu là việc làm như: Màu sắc, hình tượng, báo ân, trí tuệ, thần túc, nói pháp. Như để giải thoát cho tất cả mọi người.

Như vậy, Đức Như Lai đối với các việc, không thể nói là có bao nhiêu!

Này Mục Liên! Như vậy, mọi việc làm của Đức Như Lai nên thấy như vậy. Đều là những phần của huyễn hóa, các pháp cũng vậy. Thế nên, các pháp chẳng có bao nhiêu, chẳng thể nắm bắt.

Này Mục Liên! Biết những phần huyễn hóa này, các pháp cũng như vậy. Người phàm, đối với bao nhiêu việc này, không thể làm được, huống nữa là việc của Chư Phật Thế Tôn.

Vì sao?

Này Mục Liên! Nên học tất cả các pháp. Đối với không nên nghĩ nhàm chán. Không dụng dục, không dục. Hoặc có, hoặc không trụ ngay trong đó. Có thể chỗ làm cũng như chỗ được. Đối với pháp giới cũng không khởi, cũng không diệt.

Này Mục Liên! Với pháp giới, Đức Như Lai đều thấy, biết và hiểu.

Này Mục Liên! Như Cõi Diêm Phù Lợi có nhiều người ở trong đó, Đức Như Lai hiện ra trong đó hiện ra rồi lại biến hóa hoặc làm Như Lai hoặc làm Tỳ Kheo Tăng, những người ở đó lần lượt chẳng tự mình biết là Như Lai hay là Tỳ Kheo Tăng, họ có đầy trong Cõi Diêm Phù Lợi.

Này Mục Liên! Tất cả các loài đều có thể được sinh đầy trong cõi bốn thiên hạ, như Trời, Người và các loài bò bay máy cựa…

Này Mục Liên! Chỗ những người đó, đều ở trước Đức Phật. Bấy giờ, tất cả những loài ấy, từ đời trước xa xưa, đều trụ ở trước Đức Phật, đều lần lượt hiện ra Như Lai, hoặc Tỳ Kheo nhưng chẳng biết nhau, đầy cả bốn thiên hạ.

Này Mục Liên! Lúc đó, trong cõi Tam Thiên Đại Thiên, tất cả loài bò bay máy cựa có nhiều ở trong đó, đều được thân người, được thân người rồi, lại khiến được bình đẳng Này Mục Liên! Được thân người rồi, đều cùng chủng loại đều lần lượt hiện ra Đức Như Lai và Tỳ Kheo Tăng chẳng biết nhau.

Này Mục Liên! Đặt ra đó là nhân dân trong cõi Tam Thiên Đại Thiên.

Này Mục Liên! Phương Đông, phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phương phụ, phương trên, phương dưới, tất cả như vậy là mười phương Thế Giới, cõi ấy rất nhiều, không thể tính hết. Khắp tất cả đều khiến được làm thân người, được làm thân người rồi, như vậy, tất cả đều là người.

Này Mục Liên! Mọi người cùng Đức Như Lai là một chủng loại, mỗi một người đều giống như Đức Như Lai, đều lại làm Tỳ Kheo Tăng, lần lượt chẳng thể tự mình biết nhau.

Này Mục Liên! Lại đặt ra đó là mười phương trong mười hằng hà sa Cõi Phật.

Này Mục Liên! Như hôm nay, Đức Như Lai ngồi đây dùng Phật Nhãn thấy trong cõi Chư Phật, đem cái biết của Chư Phật ví như số ấy, đối với trăm ngàn kiếp mà nói thì không thể rốt ráo, cũng không thể tính đếm các Cõi Phật như vậy.

Với khoảng thời gian đó mà ngồi thấy Cõi Phật nhiều như thế thì trí tuệ của Như Lai cũng như thí dụ đã nói. Có thể khiến tất cả đều như Bích Chi Phật. Cầu không thể biết, không thể đếm, không thể lường, không thể thấy.

Đối với Bích Chi Phật còn không thể biết huống nữa là hàng đệ tử! Vì thế nên, Đức Như Lai đều thấy biết, thấy biết cả trăm, cả ngàn, cả trăm ngàn, Câu Lợi trăm ngàn, hằng Ca la, Tần bạt, A thọ, A tăng kỳ, không thể tính đếm hằng hà sa như vậy, như vậy… như thế, các cõi nước trong cõi tam thiên đại thiên Thế Giới là không thể tính đếm, nó đấy khắp ở trong đó.

Đức Phật nói: Này Mục Liên! Số nhiều như vậy nhưng không có chỗ nào làm trở ngại tầm nhìn thấy. Nhìn thẳng không liếc nghiêng, cũng không nhìn quay cổ, dùng Phật nhãn mà nhìn, đều thấy khắp cõi mười phương không thể tính, nó vô số không ngằn mé ranh giới khó mà nghĩ bàn.

So sánh Cõi Phật như vậy, so sánh người dân ở trong đó và các loài bò bay máy cựa, cũng như thế. Như vậy tất cả cảnh giới của Bồ Tát, phần nhiều ở trong đó. Bồ Tát từ xa xưa đời trước, chưa từng có hạnh, khiến được thân người rồi đều lại làm Vua Giá Ca Việt, xung quanh mỗi một vị Vua Giá Ca Việt đều có quan thuộc, toàn bộ quan thuộc của một vị Vua Giá Ca Việt đó, đều như những vị Vua Giá Ca Việt khác cứ lần lượt như vậy.

Này Mục Liên! Toàn bộ những vị Vua Giá Ca Việt và quan thuộc, làm một quan thuộc của Vua Giá Ca Việt, giống như số đó đem so sánh đều là Như Lai, hình dáng sắc tướng đó, đều một chủng loại, như vậy, tất cả nhân duyên đều trụ ở trước. Mỗi một vị Vua Giá Ca Việt và quan thuộc đó ở trước đều tự thấy có Đức Như Lai và các Tỳ Kheo Tăng.

Các vị Vua Giá Ca Việt đều tự gọi: Chỉ có Đức Như Lai, không còn ai khác, mỗi một vị đều tự thấy một Đức Như Lai, ngoài ra không có ai được như thế.

Như vậy, các vị Vua Giá Ca Việt các quan thuộc đó mỗi một sợi lông trên thân đều là một Đức Như Lai. Một Đức Như Lai đều có Tỳ Kheo Tăng. Như thế đều là Như Lai đạo thần túc biến hóa vô cực, ai nghe điều đó không dám ẩn ý nói chẳng phải Như Lai thị hiện biến hóa vô cực, hoặc có khởi lên suy nghĩ, đó là việc làm chân thật của Đức Như Lai thị hiện biến hóa vô cực. Như vậy, là việc làm trí tuệ, không thể tính được.

Này Mục Liên! Như vậy, ý ông thế nào?

Như ta khiến những người đó, đều đứng ở chỗ Vua Giá Ca Việt giống như phẩm Phước phần này, phẩm Phước phần như vậy đều khiến được làm Vua Giá Ca Việt, có đầy đủ bảy báu.

Như vậy phước phần có nhiều không?

Mục Liên bạch Đức Phật: Thưa Đức Thiên Trung Thiên! Rất nhiều, rất nhiều! Làm cho một người được phước đó đến không thể tính đếm, so lường. Như vậy, với mọi người không thể tính kể, không thể hạn lượng, thì phước đó có nhiều hơn thế nữa.

Đức Phật nói: Này Mục Liên! Đã nói là nên thọ trì và suy nghĩ kỹ như vậy. Các Bồ Tát làm Vua Giá Ca Việt được phước phần, như vậy phước phần đó rất nhiều, nhưng cũng không như phước một sợi lông của Đức Như Lai, nó còn vô số hơn thế nữa.

Mục Liên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như vậy, đó là công đức của Như Lai. Đó là Đại Thần túc, đại phân biệt, đại khả năng của Đức Như Lai.

Bạch Thế Tôn! Con ăn năn vì không có chỗ theo kịp.

Vì sao?

Vì đối với pháp thần thông thì đạt được, mà tự mình thấy còn thiếu hụt!

Tôn Giả Mục Liên bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Tất cả những người kia nghe Như Lai đạo thần túc biến hóa vô cực này đều đạt được công đức rất lớn, ai nghe rồi đều một lòng phát khởi suy nghĩ những việc đó. Muốn cầu giải thoát, muốn học đầy đủ, muốn được Đạo thần túc biến hóa vô cực thì phải phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Bạch Thế Tôn! Những người như thế, nên cúi đầu đảnh lễ.

Vì sao?

Vì những người này không bao lâu nữa, dứt khoát không còn sợ đọa vào ba đường ác, cũng không còn nghi ngờ hiểu nghĩa đúng như vậy, cũng không mong cầu Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Kiền đạp hòa, cũng không nguyện làm Phạm Thiên.

Bạch Thế Tôn! Đúng là như vậy.

Lúc đó, Mục Liên nghe Đạo Thần túc biến hóa vô cực, liền đứng dậy, chắp tay thưa: Nam Mô Phật Thế Tôn! Vì nghe mọi người đảnh lễ, khiến người ấy mau đạt được sở nguyện. Người muốn phát tâm, người đã phát tâm đều khiến mọi người này đạt được sự cùng tột, giống như cùng tột của Đức Phật. Lúc đó, khiến tâm không còn thoái chuyển, không do dự, tin chắc chắn, không còn nghi ngờ.

Khi ấy, các Trời, Rồng, Duyệt xoa, Kiền đạp hòa, Thích, Phạm, các vị bảo vệ thế gian đều cúng dường Đức Phật, vì đối với pháp ngôn đều được sở nguyện vui thích. Lúc ấy trăm ngàn các loại dụng cụ âm nhạc, không đánh mà tự kêu. Hoa Trời Ưu Bát La, Ba Đàm Câu Văn, Phân Đà Lợi đầy khắp Trời Đao Lợi.

Khi nghe nói phẩm pháp ngôn này, có bảy vạn hai ngàn na thuật Chư Thiên xưa nay luôn tạo các công đức đều phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác và nói: Chúng ta sau đời vị lai, ở trước Chư Thiên và người thế gian, rống lên tiếng rống sư tử giống như ngày nay Đức Thế Tôn đang rống.

Bấy giờ Nguyệt Thiên Tử và Nguyệt Tinh Thiên Tử đứng trước Đức Phật bạch: Bạch Thế Tôn! Những người nam, những người nữ đối với phẩm pháp ngôn đã nói đó.

Hoặc thọ trì, hoặc suy nghĩ, hoặc nói rộng khắp ở trong đại chúng thì sẽ được bao nhiêu phước công đức?

Đức Phật nói: Này Thiên Tử! Đối với Tam Bảo, nếu những người nam, những người nữ không dứt bỏ, không quên, luôn luôn mong cầu đối với pháp ngôn ấy, hoặc tự mình thọ trì, hoặc nói cho người khác thì sao?

Thì giống như Thiên Tử nghe pháp này đối với tâm của đệ tử không có chỗ cầu đối với tâm của Bích Chi Phật cũng không có chỗ cầu, mà tâm thường cầu là trụ ở Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Vì sao?

Vì Thiên Tử thọ trì pháp ngôn thanh tịnh giải thoát, được các căn lanh lợi. Đối với pháp ngôn này, vì nắm bắt được nên khởi lên tâm đạo, khởi lên tâm vui mừng, đối với giải thoát mà không nghi ngờ.

Này Thiên Tử! Nên đem pháp ngôn ấy mà nói rộng khắp chớ đoạn Tam Bảo mà được trụ. Đối với pháp ngôn này, hoặc thọ trì, hoặc đọc tụng hoặc vì người mà nói.

Thiên Tử! Ý ông thế nào?

Không đoạn Tam Bảo mà luôn trụ, đối với pháp ấy hoặc thọ trì, hoặc giảng nói.

Thế nào Thiên Tử?

Không đoạn đối với Tam Bảo mà trụ. Đối với một ngàn Đức Phật cúng dường những y phục, món ăn, thức uống, giường, đồ ngồi, thuốc men trị bệnh thì sẽ được ở trong trăm ngàn kiếp.

Ai có thể tính được công đức của người ấy không?

Thiên tử thưa: Bạch Thế Tôn! Không ai có thể biết được.

Đức Phật nói: Này Thiên Tử! Đối với pháp ngôn đã nói, người thông minh có trí tuệ, biết phước ấy không thể tính, không có hạn lượng. Nếu có người nào, đối với pháp ngôn này, hoặc thọ trì hoặc đem nói trong chúng thì phước đó sẽ rất nhiều không thể tính được.

Lúc đó, Bồ Tát Di Lặc bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Pháp ngôn này tên là gì?

Nên thọ trì và thực hành như thế nào?

Đức Phật nói: Này Di Lặc! Pháp ngôn này tên là Ư Đao Lợi Thiên Sở Thuyết Trì, một tên nữa là Đạo Thần Túc Vô Cực Biến Hóa Trì. Ta giao lại cho ông, ông nên truyền bá cho nhau.

Này Di Lặc! Ông nên suy xét kỹ và giữ gìn ở trong đại hội nên tuyên nói cho đầy đủ.

Này Di Lặc! Tượng Kinh như vậy, đối với thiên hạ Cõi Diêm Phù Lợi rất khó được nghe.

Này Di Lặc! Phải như những gì ta đã nói. Đức Phật nói như vậy rồi, tất cả vui vẻ, Nguyệt Thiên Tử, Nguyệt Tinh Thiên Tử, Di Lặc Bồ Tát, Hiền Giả Đại Mục Kiền Liên, các Trời, Rồng, Duyệt Xoa, Kiền Đà La, A Tu Luân, A Tu Luân Dân, tất cả đều ưa thích được nghe, vui mừng đảnh lễ Đức Phật.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần