Phật Thuyết Kinh Diệu Tý Bồ Tát Sở Vấn - Phần Mười - Nói Về Các Sự Chướng Ngại Ngăn Che

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Pháp Thiên, Đời Tống

PHẬT THUYẾT

KINH DIỆU TÝ BỒ TÁT SỞ VẤN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Pháp Thiên, Đời Tống  

PHẦN MƯỜI

NÓI VỀ CÁC SỰ

CHƯỚNG NGẠI NGĂN CHE  

Diệu Tý Bồ Tát lại hỏi Kim Cương Thủ rằng: Người tu hành trì tụng, có tội chướng như thế nào mà chẳng được Tất Địa?

Nguyện xin Ngài diễn nói cho các kẻ tu hành ở đời vị lai, mỗi mỗi rõ các việc tu hành mà không có nghi hoặc.

Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát bảo Diệu Tý Bồ Tát rằng: Này Diệu Tý! Nếu có hành nhân ở đời quá khứ cho đến đời này, đối với thân khẩu ý chẳng chịu giữ gìn, gây ra các tội nặng, vì thế cho nên khó thành tựu được pháp tu hành.

Các tội ấy là: Giết A La Hán, giết cha mẹ, phá hòa hợp Tăng, dùng tâm sân nộ làm cho thân Phật chảy máu, hủy hoại Tháp Phật, giết Bồ Tát, hoặc gắng dùng hạnh bất tịnh làm nhơ uế mẹ của A La Hán. Hoặc sai khiến người hoặc tự mình áp bức cướp đoạt tài vật của Tam Bảo. Các lỗi lầm như vậy, Đức Phật nói đây là tội Vô gián. Nếu có lỗi này thì nơi pháp khó thành.

Tại sao vậy?

Do tội nặng này sẽ đọa vào địa ngục A tỳ Avīcì chịu khổ một kiếp cho đến khi bằng với tội trước thì mới được ra khỏi. Cho nên nói người này, tuy có siêng năng khổ cực, vì nghiệp chướng nên đối với các chân ngôn, rốt cuộc chẳng thành tựu.

Lại nữa, đối với các Kinh Pháp do Đức Phật dạy, dùng tâm sân hoặc đốt cháy, hoặc nhận chìm trong nước, hoặc phương tiện hủy hoại, hoặc phỉ báng pháp thân, hoặc giết Tăng Ni đang giữ giới, hoặc vô cớ giết người nam người nữ đang giữ giới, hoặc dùng tâm sân quây lửa thiêu đốt chốn Già Lam. Nếu có tội này, tuy siêng năng cực khổ cũng chẳng thành tựu được.

Hoặc nếu đối với Phật Pháp Tăng, hưng tâm tổn hoại chẳng kể nhiều ít. Nay tôi nói chút ít về sự thọ báo ấy. Người như vậy sẽ đọa vào địa ngục Vô gián, khi hết tội báo lại sinh vào nhân gian, do dư nghiệp nên giả sử được thân người cũng bị sinh vào chốn hạ tiện.

Hoặc gặp bạn lành khuyên phát tâm Bồ Đề Vô Thượng, sau đó lại chẳng quyết định, ngược lại quy y với hàng thiên ngoại đạo. Chư Thiên ngoại đạo ấy tuy nhìn thấy quy y, lại cũng chẳng vui, ngược lại sinh sự giận dữ làm hại. Người như vậy, nếu trì tụng tu hành, cuối cùng vẫn chẳng thành tựu.

Nếu lại có người, từ lúc mới phát khởi tâm bồ đề vô thượng. Từ đây về sau, Chư Thiên với hàng người cần phải cúng dường.

Tại sao vậy?

Người ấy tức là người gánh vác tất cả hữu tình, hay đối với hữu tình ban cho sự không sợ hãi cho đến đối với hạt giống Tam Bảo cũng hay thừa kế, cho nên nói rằng: Chẳng nên quay ngược mà lễ bái Chư Thiên.

Lại cũng chẳng được gây ra lỗi lầm nguy hại mãnh liệt và giết chết Tiên Nhân RSÌ.

Lại cũng chẳng nên đối với chân ngôn Minh này, cùng nhau phá hoại.

Lại hoặc dùng tâm sân mà chẳng cúng dường chủ của chân ngôn minh.

Hoặc lại cho đến dùng chân dày xéo lên hoa sen với các Ấn Khế.

Hoặc lại vô cớ đưa tay bẻ gẫy cây cỏ. Tiếp lại lễ bái các hàng Dược Xoa ác.

Hoặc ăn thức ăn dư thừa đã cúng dường, hoặc ăn thức ăn dư đã cúng quỷ thần, hoặc ăn thức ăn đã vứt bỏ trên mặt đất.

Hoặc lại đối với Súc Sinh Nữ súc vật cái hàng việc bất tịnh.

Hoặc dùng Cấm Chú, hoặc dùng sức thuốc hại loài trùng rắn. Hoặc cỡi voi, ngựa, bò, lừa…muốn khiến đi nhanh liền dùng roi thúc đánh.

Hoặc ở với người bệnh hoạn và người bị nạn khổ, chẳng biết phát tâm từ bi cứu giúp.

Người như vậy, đối với chân ngôn minh, cuối cùng chẳng thành tựu.

Lại nữa hành nhân! Ví như hư không chẳng thể đo lường được. Nếu lại có người đối với nơi chốn của Tam Bảo mà hành việc tổn hoại thì sau này sẽ chiêu cảm lấy nghiệp báo ấy chẳng thể đo lường được.

Lại nữa, hành nhân dùng lưới võng gây thương hại hữu tình. Nuôi dưỡng mèo con đuổi bắt trùng chuột cho đến giam cầm con vẹt, con sáo, các loài phi cầm. Người như vậy chẳng được thành tựu.

Lại chẳng được dùng vật đã cúng dường Phật. Chẳng được lễ bái Đại Tự Tại Thiên Maheśvara, Nhật Thiên Āditya, Nguyệt Thiên Candra, Hỏa Thiên Agni Na La Diên Thiên Nārāyaṇa. Giả sử gặp phải các nạn khổ cũng chẳng nên lễ bái, chẳng nên trì tụng giáo pháp của hành Thiên ấy, cũng chẳng nên cúng dường người hành pháp đó. Đối với pháp của hàng ấy, chẳng giận chẳng vui cũng chẳng tùy hỷ với nghi tắc của pháp đó.

Hoặc có tài bảo, muốn hành trí tuệ. Trước tiên phát tâm bồ đề Bodhicitta, thoạt đầu nên lễ bái tất cả Chư Phật. Tiếp nên lễ Tượng của Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn.

Tại sao thế?

Vì hàng Bồ Tát ấy như mặt trăng mới mọc đã vượt hơn mọi ngôi sao, dần dần chiếu sáng thế gian. Hàng Bồ Tát ấy cũng lại như thế, tuy ở địa vị nhưng rốt ráo sẽ thủ chứng bồ đề vô thượng, vì thế nên lễ bái các chúng như vậy.

Lại, hàng Bồ Tát là bậc gáng vác công việc cho tất cả hữu tình. Các vị ấy đã phát đại bi muốn làm việc cứu tế, cho nên trước tiên lễ bái hàng Bồ Tát này.

Lại nửa, thế gian có kẻ hữu tình đáng thương ngu si hèn kém hạ liệt đối với hàng Bồ Tát chẳng chịu lễ bái. Hàng Bồ Tát ấy có đủ sức đại tinh tiến thần thông khó lường. Nếu hành nhân chẳng lễ bái ắt những pháp đã trì tụng không được thành tựu, lại còn vướng lỗi xem nhẹ Chư Phật.

Tại sao thế?

Ví như tất cả quả trái của thế gian đều từ bông hoa mà có. Hoa ví như Bồ Tát, quả ví như bồ đề. Chính vì thế cho nên hành nhân cần phải tin tưởng lễ bái tín lễ.

Như có Bồ Tát vì việc lợi ích cho nên đối với việc tham dục liền thị hiện hành dục. Cho đến đối với người thiện kẻ ác, thật ra không có tâm yêu ghét, do dùng sức đại bi nên mới có phương tiện khen chê.

Tại sao hành nhân đối với hàng Bồ Tát lại chẳng sinh tâm tín lễ. Các vị Bồ Tát ấy lại thị hiện dùng mọi loại tướng chân ngôn Minh, chỉ vì tùy theo nguyện để thoả mãn mọi tâm của hữu tình. Chính vì thế cho nên cần phải tín lễ bậc thầy của tất cả chân ngôn Minh Chủ.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường