Phật Thuyết Kinh Hoằng đạo Quảng Hiển Tam Muội - Phẩm Chín - Phẩm Pháp Nhẫn Không Khởi

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn

PHẬT THUYẾT KINH HOẰNG ĐẠO

QUẢNG HIỂN TAM MUỘI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn  

PHẨM CHÍN

PHẨM PHÁP NHẪN KHÔNG KHỞI  

Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ: Làm sao để được pháp nhẫn không khởi?

Nhuyến Thủ đáp: Nhẫn không sanh nơi sắc, thống, tưởng, hành, thức. Ðó gọi là Bồ Tát được nhẫn không khởi.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ Tát đã được pháp nhẫn không khởi, thấy chúng sanh bình đẳng, nên được nhẫn này. Bình đẳng thấy các chúng sanh kia như nó sanh ra. Bình đẳng thấy chúng sanh, cũng không có sanh. Bình đẳng thấy chúng sanh như tự nhiên.

Bình đẳng nhìn thấy tất cả như tướng của chúng, cũng không cùng chúng mà thấy bình đẳng. Ðó gọi Bồ Tát thấy nhẫn không.

Sao gọi là không?

Mắt để biết sắc, tai để biết tiếng, mũi biết hương, miệng biết vị, thân biết cảnh xúc, tâm biết pháp, nếu như các tình không, thì các nhẫn cũng không, nhẫn quá khứ cũng không, nhẫn hiện tại cũng không. Như sự nhẫn không, chúng sanh cũng không.

Sao gọi là không?

Vì dục là không, nhuế, nộ, si là không. Như chúng sanh không thì sự điên đảo cũng không, dục cấu khởi và diệt cũng đều Lúc bấy giờ à không. Làm trí hạnh ấy, gọi là Bồ Tát hạnh. Nếu ai không khởi pháp nhẫn, thì đối với các chúng sanh đã hướng đến giải thoát.

Vì sao như vậy?

Vì Bồ Tát kia nghĩ rằng: Nếu nó đã không, cho đến ngã cấu, và các chúng sanh là không, vô sở hữu, chế ngự dục như vậy, dục ấy đã giải thoát ngay cả bản tự không có tất cả chúng sanh, nhẫn như vậy, tự tại đối với dục, đã thoát khỏi dục, căn tịch không nơi chốn, nó vĩnh viễn không diệt, không giải thoát, chẳng giải thoát, cũng không chứng đắc để được giải thoát vậy. Nếu người ấy vĩnh viễn giải thoát, nên trụ xứ được tự nhiên.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ Tát, thực hành nhẫn nhục, cứu độ tất cả, không thấy khó nhọc.

Vì sao vậy: Vì thấy các chúng sanh hoàn toàn vốn không trói buộc, ngay căn bản đã tự giải thoát.

Vị ấy nghĩ như vậy: Các chúng sanh này đều đắm trước vào một dục. Hành giả không đắm trước nên giải thoát bổn, tất cả chúng sanh đắm trước, suy nghĩ vọng tưởng không thật, Bồ Tát hiểu nó nên hoàn toàn không đắm trước, đã giải thoát pháp bổn.

Lại nữa, này Long Vương! Nếu Bồ Tát được pháp nhẫn không khởi, tuy chưa đạt được chổ yếu hạnh của Phật, nhưng Bồ Tát ấy không trụ nơi học và vô học của phàm phu, khắp nhập các chỗ, tập độ không mỏi, không ở chỗ dục, mà có hạnh dâm, ở chỗ sân hận, không sân hận, ở chỗ si mê, không si mê.

Không ở những chỗ ấy, trụ nơi vô dục lìa bỏ các dục lạc, chế ngự tâm tánh, để dẫn hóa chúng sanh. Nhờ tự mình không có dục cấu, không tham trước hạnh ô uế, nên đối với cõi ma hay Cõi Phật, đều có tướng tự nhiên mà không nghi hoặc.

Cũng không niệm chỗ pháp tánh, khắp hiện các cõi chúng sanh, rõ biết các chỗ, pháp, hiểu nhập hành xứ, dùng huệ để quán, đối với chỗ của hành và chỗ sanh tử, cũng không sanh tử, nhập theo sanh tử, các chỗ sở tại, đều tạo gốc đức, giữ sự thanh tịnh không hề mệt mỏi, hiểu rõ sanh tử, nhưng không sanh tử, không nương vào Hiền Thánh, tự tu giải thoát.

Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ: Nhưng lời nhuyến thủ đã nói: Bồ Tát không đùng tu mà hướng tới giải thoát. Người biết rõ sự học này, đó là Bồ Tát tu để giải thoát.

Sao gọi là Bồ Tát tu để hướng tới giải thoát?

Nhuyến Thủ đáp rằng: Nhờ được bất thối chuyển, nên gọi là Bồ Tát tu để hướng tới giải thoát.

Lại nữa, này Long Vương! Bồ Tát hiểu biết Có niệm là chưa giải thoát, vì các chúng sanh tùy niệm, nên kiến lập sự tinh tấn để chuyển hóa vô niệm. Lời nói có sự ngô ngã cũng là chưa giải thoát.

Lại nữa, này Long Vương! Vì Bồ Tát ấy đã không ngô ngã hướng đến các loại chúng sanh bị trói buộc nhằm khởi lòng đại bi để độ thoát họ, vị ấy thấy sự sanh tử, hoàn toàn không có sanh tử.

Sanh các sở sanh, chính nó vô sanh. Chúng sanh không sanh, nhưng đều thắy hết, vì các chúng sanh đắm trước ỷ lại, nên hiện sanh ra có thân, nhưng vĩnh viễn không có sanh ra cũng không có kết thúc.

Ðó là Bồ Tát trí huệ cần tu để hướng tới giải thoát, nắm sự quyền biến mà chở lại trụ nơi sanh tử, hiện tại đã sanh ra chỗ thọ thân, tế độ sự ngu tối, dẫn đường bằng trí tuệ tuệ, để được thoát khỏi tội khổ.

Bồ Tát nhờ dùng không, nên phù hợp với sự vắng lặng, hướng đến giải thoát, dùng quyền xảo mà chở lại sanh tử. Vì các chúng sanh nên hưng phát lòng đại bi.

Bồ Tát nhờ vô tướng, tu hành hướng đến giải thoát, quyền biến rộng rãi. Mà tuần hoàn rong chơi sanh tử, hướng đến các chúng sinh tùy niệm mà khởi lòng từ bi.

Bồ Tát vô nguyện tu hành hướng đến giải thoát, giữ sự quyền biến mà tuần hoàn, trở lại trụ nơi sanh tử, vì các loại chúng sanh tùy nguyện, hướng đến sự pháp tâm đại bi, hóa hành về nguyện để giải thoát chăng?

Này Long Vương! Bồ Tát hiểu nhập pháp vô hữu, không bỏ chúng sanh, nhập nơi vô ngã, và nhận thọ mạng, không mất Đạo Tràng, hiểu nhập vô lượng qủa, đạt được ba mươi tướng của Đại Nhân, hoàn toàn tịch tịnh, cũng không náo loạn.

Vượt qua các hành, không có tâm, ý, thức, không trái bổn nguyện, vượt lên Phổ Trí tâm bình đẳng xa lìa các niệm, phương tiện hiểu các thứ ý hạnh của chúng sanh được Bậc Hiền Thánh và chẳng phải Hiền Thánh.

Siêng năng tinh tấn, lập chánh Thánh Pháp, không có hạnh dâm dật, lập chí không bỏ với người tịch tịnh hay không tịch tịnh thảy đều tế độ, vô niệm, chẳng niệm, với người không ngay thẳng, dùng sự trang sức, nghiêm chỉnh Phật Độ để an lập họ, vượt qua thế tục, hướng đến giải thoát, giải thoát mà không lìa thế tục.

Như vậy, này Long Vương! Nhờ dùng trí quyền xảo mà có định của Hiền Thánh. Ðó là Bồ Tát tu hành cần hướng đến giải thoát.

Này Long Vương! Thí như hạnh của Thanh Văn, tu hành cần hướng đến giải thoát gọi là Vãng Hoàn qua lại, để thành đạo nghiệp, không thể tiến tới để phát tâm vô thượng, kiến lập đại bi, hóa độ chúng sanh.

Như thế Bồ Tát cũng phải tu hành giải thoát không còn lay động, thành bất thối chuyển, vậy có Vãng Hoàn qua lại chăng?

Này Long Vương! Tu hành cần hướng tới giải thoát, không còn nghi ngờ, sẽ được quả chí đạo. Lại như Bồ Tát tu hành cần hướng đến giải thoát hoàn toàn không quên quả vị của Thanh Văn, để thọ đạo Bồ Tát, vì Thanh Văn này tu hành cần hướng đến giải thoát là có giới hạn. Như vị Bồ Tát hoàn toàn không có giới hạn.

Này Long Vương! Thí như có hai người thất phu dân thường ở trên đảnh núi cao mà tự nhảy xuống. Trong đó một người thì sức khỏe hùng dũng, quyền xảo, sách lược thông thạo, luyện tập cơ nghi từ trước, hiểu rõ các sự biến hóa, không việc gì mà không thông suốt. Từ trên đảnh núi mà tự nhảy xuống, bỗng nhiên lại qua đứng ngọn núi khác.

Nhờ có thế lực dũng mãnh tráng kiện nên thân người ấy bay cao, hết sức nhanh nhẹn, nhẹ nhàng kết quả do sức mạnh mà được nên khiến cho người ấy không rớt, cũng không có đứng nguyên chỗ. Còn người thứ hai, vì ý chí khiếp nhược, cũng không có quyền mưu, ở trên đảnh núi, tự mình không thể nhảy xuống được.

Như vậy, này Long Vương! Vị Bồ Tát ấy đối với không, vô tướng, nguyện, quán thấy các pháp, không sanh ý nghĩ. Quán như vậy xong, lại hay dùng năng lực của trí tuệ quyền xảo, vì các chúng sanh, trụ phổ trí tâm.

Người trên đảnh núi cao đó gọi là người có vô số trí huệ rộng lớn, hiển đạt đại lực. Ví dụ cho Bồ Tát thực hành trí huệ quyền xảo vậy.

Vị Bồ Tát hành giả tu trí huệ quyền xảo, không có sanh tử, không trụ vô vi. Ðó là Bồ Tát mặc áo giáp Phổ Trí, như vào sanh tử cứu độ chúng sanh, khiến họ phát hạnh đại thừa của Bồ Tát.

Còn người yếu kém đứng trên đỉnh núi kia không thể nhảy xuống. Thí như hành Thanh Văn, vì không vào sanh tử nên vô ích đối với chúng sanh.

Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ Tát nghe phẩm yếu hạnh huệ giải thoát này, thì họ đối với Đức Thế Tôn đều được kiên cố, đối với đạo ý Vô Thượng Chánh Chân, mau chứng qủa Phật, tế độ ba cõi. Khi Đức Phật nói pháp này rồi, các Bồ Tát ở trong hội là bảy ngàn người, được bất thối chuyển.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần