Phật Thuyết Kinh Kim Cang Khủng Bố Tập Hội Phương Quảng Quỹ Nghi Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương - Phẩm Chín - Thành Tựu Tâm Chân Ngôn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bất Không, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
KIM CANG KHỦNG BỐ TẬP HỘI
PHƯƠNG QUẢNG QUỸ NGHI
QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT TAM THẾ
TỐI THẮNG TÂM MINH VƯƠNG
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bất Không, Đời Đường
PHẨM CHÍN
PHẨM THÀNH TỰU TÂM CHÂN NGÔN
Ta lại nói Nghi Quỹ về cách hành trước tiên, tiên hạnh pháp của pháp thành tựu.
Tụng Chân Ngôn này, mỗi mỗi chữ đủ một Lạc Xoa, Thầy nói: Ba mươi lăm vạn biến sau đó vẽ Tượng, nên nhờ Đồng Nữ ở nơi thanh tịnh dệt lụa vải tốt. Lấy mảnh lụa che miệng lại, ba thời tắm gội, thân mặc áo màu trắng. Người cung cấp thức ăn cho người dệt cũng phải thanh tịnh. Dùng sợi tơ trắng và khung cửi mới để dệt. Các kẻ khó điều phục, chẳng đấy đủ tín căn là nhóm thấp hèn đều chẳng cho nhìn thấy.
Ở chỗ dệt rải bày hoa mùa, chuyện đọc Đại Tập Kinh, khiến người tô vẽ cũng phải thọ tám giới. Tấm vải vẽ Tượng phải y theo sợi tơ mà làm, đừng nên cùng người vẽ khởi tâm tranh cạnh.
Tấm vải lụa đó phải dùng nước thơm tẩm thấm, trong đấy đều bỏ những màu xanh lam, thư hồng, màu tía. Nên dùng màu trắng như Bạch Đàn, Ô Thủy La, Long Não Hương.
Màu vàng nên dùng là Mục Túc Hương, Tất Kế Nê Gia, Long Đẳng. Màu đỏ nên dùng là Uất Kim Hương Đây là màu vàng nghệ, Tử Đàn.
Màu đen nên dùng là hoa Đa Ca La, hoa sen xanh, Tô Hợp Hương, thân phần và sữa nhựa hoa đều chẳng nên dùng. Người vẽ thường ghi nhớ sáu niệm để hộ trì cấm giới.
Trước tiên ở chính giữa vẽ cây Bồ Đề. Dưới gốc cây vẽ Đức A Di Đà Như Lai ngồi trên Tòa Sư Tử có hai hoa sen nâng đỡ, thân màu vàng ròng, tay phải kết thí vô úy.
Bên trái Đức Phật là Thánh Đắc Đại Thế Bồ Tát.
Bên phải là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát, tay phải kết Trụ An Ủy Ấn Tức đem hai ngón trỏ và ngón cái vịn nhau, dựng thẳng các ngón còn lại làm như thế dắt tay, tay trái cầm hoa sen, thân như màu cây tre mùa Thu màu trắng.
Bên dưới Quán Tự Tại vẽ Đa La Bồ Tát.
Bên trên vẽ bốn vị Thiên Tử của trời Tĩnh Cư, tác âm nhạc cúng dường. Nên vẽ Phạm Thiên tay cầm Hoa Mạn Đà La.
Vẽ xong để trong Tinh Thất, y theo pháp mà cúng dường. Liền ở trước Tượng, lấy hoa sen tẩm ba vị ngọt Hộ Ma một Lạc Xoa. Sau đó làm tất cả sự nghiệp. Kết Căn Bản Ấn, tụng Tâm Chân Ngôn. Khi vào thành ấp tụ lạc thì tất cả người nhìn thấy đều thêm sinh kính trọng.
Ở trước Tượng cúng dường hoa sen một Lạc Xoa. Một lần tụng đặt một hoa sen trước Tượng liền thấy tất cả kho tàng bị che khuất.
Muốn đào lấy vật báu, kết Bạch Y Quán Tự Tại Căn Bản Ấn, tụng Tâm Chân Ngôn thì tất cả kho tàng bị che dấu, tự nhiên phóng ra ánh sáng cho tùy ý thọ dụng.
Lại vào trong núi hái thuốc trường sinh. Kết Nhất Thiết Kinh Bố Chư Quỷ Thần Ấn, liền cấm ngăn tất cả thuốc linh. Tụng tâm Chân Ngôn liền được thành tựu phép thuốc Diên Mệnh sống lâu.
Do Mã Đầu Ấn, nên lúc ứng thì núi hiện ra trên hư không.
Do Nguyệt Thân Ấn, nên các con sông chảy ngược dòng.
Do Cà Sa Ấn, nên nước sông khô cạn.
Do Lục Tý Quán Tự Tại Ấn, nên mở được các cửa hang A Tu La.
Do Thập Nhị Tý Ấn, nên giáng phục nhóm Xả Đổ Lỗ Sa trù oan gia.
Do Thiên Tý Ấn, nên thu nhiếp bậc La Nhạ Ràja Vua chúa.
Do Tứ Diện Quán Âm Ấn, nên hàng Tể Quan tùng thuận tuân theo.
Do Bạch Y Mẫu Ấn, nên câu triệu hàng Tất Đế Lợi.
Do Hộ Ma Diêm đốt muối, nên hàng Na Nga Nà Ga lồi rồng đều kính phục. Tất cả bệnh Quỷ Mỵ khi thấy chạm đều tự trừ.
Phần trên đây, xưng tụng Tâm Chân Ngôn.
Thế Tôn! Tâm Chân Ngôn này giống viên ngọc Như Ý, tất cả Chân Ngôn của Tôn Tượng Minh Vương đều tùy theo sự ghi nhớ Sở niệm đều được thành tựu.
Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn!
Nay con nói về Ấn Tướng của Tối Thắng Minh Vương: Hai tay cài chéo các ngón trong lòng bàn tay rồi nắm thành quyền Nội Phộc dựng hai hỏa hai ngón giữa như cây kim. Đều co phong hai ngón trỏ như cái vòng đặt trước hỏa hai ngón giữa. Đây là Căn Bản Ấn.
Thân Chân Ngôn là:
Án, Bát nột ma đế lệ lộ chỉ dã, vĩ khất lan đế, bá nga phộc đế, hồng hồng, phát tra. Do kết Ấn này được lìa các tội.
Như Căn Bản Ấn lúc trước, lực ngón trỏ trái triệu, là thỉnh mời đến. Co duỗi Tiến Ngón trỏ phải là phụng nghinh thỉnh dùng Chân Ngôn ban đầu.
Án, hột lị.
Do kết Ấn này cảnh giác, tâm Chân Ngôn liền ứng nghiệm.
Như trước duỗi hai phong hai ngón trỏ vịn dính lưng hai hỏa hai Ngón giữa là Đầu Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác.
Như Đầu Ấn, dời lực độ ngón trỏ trái duỗi nắm lưng Nhẫn Độ Ngón giữa trái là Đỉnh Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác hồng.
Như Đầu Ấn, dời hai phong hai ngón trỏ sao cho đầu ngón dính nhau như cái vòng là Nhãn Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, nhập phộc la.
Như Nhãn Ấn, duỗi mở hai phong hai ngón trỏ là Giáp Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, mãn đà.
Như Giáp Ấn, dấu hai phong hai ngón trỏ là Kiếm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, đát la sách.
Thiền quyền, quyền trái.
Không, ngón cái đè lên phong ngón trỏ là Bài Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, vĩ tắc phổ tra.
Trí Vũ tay phải nắm quyền, duỗi thẳng không ngón cái hỏa ngón giữa là Tiễn Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác hà nặc.
Mười Độ mười ngón tay cùng cài chéo nhau bên trong như cái lưới, đưa lên trên xoay vòng theo phải là Thượng Phương Kết giới.
Chân Ngôn là:
Án, ác na hoắc.
Nội Phộc, đưa hai phong hai ngón trỏ ra, duỗi mở bên trên, xoay theo bên phải, là Tường Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, nại la khất xoa, bát la ca la.
Như Tường Ấn, co hai phong hai ngón trỏ sao cho đầu ngón dính nhau như cái vòng, là Tối Thắng Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, ngật lị na dữu đa la.
Chẳng đổi, duỗi hợp hai phong hai ngón trỏ là Cảnh Giác Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác hột lị na dữu đát na nam.
Chẳng đổi, đem hai phong hai ngón trỏ co lóng giữa cùng dính nhau, là Tâm Phát Sinh Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác, hột lị na dữu nột bà phộc.
Mười Độ mười ngón tay cùng cài chéo nhau bên ngồi, hình bánh xe, mở banh lòng bàn tay, là Luân Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ác bát la tắc phổ la.
Thế Tôn! Như nhóm Ấn trên là Vua của Tam Thế Thắng Minh Vương tự chi phần sinh ra, nương theo Chân Ngôn gia trì ngay các chi phần, tức Hành Nhân và Ta Quán Tự Tại Bồ Tát không có khác Thầy nói: Như Tâm, tức an trên Tâm. Ngồi ra các điều khác có thể biết.
Thế Tôn! Hành Nhân mỗi ngày ba thời, vì trừ mọi tội cho nên kết mười Ba la mật Khế. Kết nhóm Khế này, đều tụng Bản tâm Chân Ngôn một biến, ắt bao nhiêu thứ tội trong trăm ngàn đời đều được tiêu diệt, huống chi tội đời này lại chẳng diệt được sao. Tiếp, liền nói Tướng Ấn của mười Ba la mật.
Ngửa Trí Chưởng lòng bàn tay phải duỗi rũ, không ngón cái vịn móng của Thủy Độ ngón vô danh là Đàn Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, bà nga phộc đế, nan nẵng địa bạt đế, hồng, vĩ tỉ bố nhạ, bố la dã ma nam, sa phộc hạ.
Do kết Ấn này, tất cả sự việc ở trong chốn sợ hãi đều được gia hộ. Xong Đàn Ba la mật.
Nội Phộc, không ngón cái như cây kim, là giới Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, thi la đà nê, bà nga phộc đế, hồng hoắc.
Do Ấn này, khiến cho kẻ phá giới liền thành người có giới thanh tịnh.
Như giới Ấn, duỗi hợp phong hai ngón trỏ phong không ngón trỏ và ngón cái cùng cách lìa nhau, là Sằn Đề Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, bà nga phộc đế, ca sằn đế lị, hồng phát.
Do Ấn này, ở trong tất cả nơi đáng sợ đều không có điều gì có thể làm tổn hại được, liền được viên mãn nhẫn nhục Ba la mật.
Như Nhẫn Ấn, mở dựng phong ngón trỏ là tinh tiến Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, vĩ lý dã ca lý hồng, vĩ ca lý duệ, vĩ lý duệ, sa phộc hạ.
Do Ấn này cho nên được viên mãn tinh tấn Ba la mật.
Kết Liên Hoa Tọa xong ngồi Kiết Già ngửa thiền tay trái duỗi đặt lên trên. Trí tay phải cũng vậy đặt trên thiền tay trái, là thiền định Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, bà nga phộc đế, tát phộc bá bạt hạ lý, ma ha nại để duệ, hồng hồng hoắc phát.
Do Ấn này, hay trừ tất cả tội, được viên mãn Thiền Ba la mật.
Nhị Vũ hai tay cùng dính lưng, hai hỏa hai ngón giữa để ngược cùng móc nhau, hai phong hai ngón trỏ duỗi như cây kim, là từ vô lượng tâm ấn.
Chân Ngôn là:
Án, muội đế lệ, muội đát la, chỉ đế, sa phộc hạ.
Do Ấn này cho nên viên mãn từ vô lượng tâm.
Trí tay phải trụ thí vô úy, là bi vô lượng Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ca lô nê duệ, ca lô nê duệ. Án, hà hà sâm.
Do Ấn này cho nên viên mãn bi vô lượng tâm.
Địa Thủy hai ngón út cài buộc bên trong, các ngón còn lại cùng tụ họp một chỗ, là hỷ vô lượng Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, mâu nê mâu nê đế, hồng hà hà hồng nhược.
Do Ấn này cho nên viên mãn hỷ vô lượng tâm.
Không Địa Ngón cái và ngón út như vòng khóa liền nhau cùng cột buộc bên trong, phong ngón trỏ như cây kim, là xả vô lượng tâm ấn.
Chân Ngôn là:
Án, nghiệm nghiệm sa phộc đát phộc nẵng minh noan. Án, hồng phát.
Do Ấn này cho nên viên mãn xả vô lượng tâm.
Như Xả Ấn, duỗi hỏa ngón giữa rồi hơi mở ra, co hai phong hai ngón trỏ sao cho đầu ngón dính nhau như cái vòng, là Trí Ba la mật Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ma ha ngật nhương nẵng, ca lị hồng, sa phộc hạ.
Do Ấn này cho nên viên mãn Trí Ba la mật.
Nội Phộc, phong ngón trỏ như cây kim, là Nhất Thiết Ba la mật Tâm Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, hồng hột lợi hồng hoắc.
Thế Tôn! Do kết mười Ấn Ba la mật này sẽ được mãn túc mười Địa. Hành Giả vào mỗi buổi sáng sớm mà kết thì tội chướng của nghiệp trong tất cả đời trước đều được tiêu diệt.
Tất cả chúng sinh nhìn thấy hành giả đều sinh cung kính thâm sâu như Tâm Ấn bên trên đều ở trong pháp của Thập Nhị Tý Quán Âm mà nói rộng ra.
Lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nay con nói về Ấn phổ thông trong Liên Hoa Bộ. Chắp hai tay lại giữa rỗng, bung mở thủy ngón vô danh hỏa ngón giữa phong ngón trỏ là Liên Hoa Bộ.
Chân Ngôn là:
Án, nẵng mô tát phộc đát tha nga nam, bát nột mô nột bà phộc dã, sa phộc hạ.
Trí Vũ tay phải dương chưởng xong, Không ngón cái vịn móng ngón thủy ngón vô danh là niệm Châu Ấn. Chân Ngôn như trên.
Bát la tắc phổ la.
Thiền quyền quyền trái dựng thẳng phong ngón trỏ là Quán Tự Tại Tượng Ấn.
Thiền quyền quyền trái dựng không ngón cái hỏa ngón giữa là Quán Tự Tại Táo Quán Ấn.
Nội phộc, dựng hai không hai ngón cái hơi co lóng trên, là Mã Đầu Ấn.
Chân Ngôn của ba Ấn như thường nói.
Nội phộc, duỗi hợp phong ngón trỏ, hai Không hai ngón cái cùng dựng song song, là Đệ Nhị Tâm Ấn.
Chẳng sửa Đệ Nhị Tâm Ấn, phong ngón trỏ cùng dính nhau như cái vòng, là Bạch Y Quán Tự Tại Ấn.
Chân Ngôn là:
Án, ca trí, vĩ ca trí, ca tra, dựng ca trí, sa phộc hạ.
Nội Phộc là Thiên Nhãn Ấn.
Thế Tôn! Nhóm Ấn như vậy hay thành biện tất cả nghĩa lợi. Con ỡ trong biệt pháp cũng đã diễn nói, cũng hay thành tựu pháp môn Thiên Thủ Thiên Nhãn.
Lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Người tu hành thành tựu pháp Chân Ngôn, vì trừ chướng với gia hộ bản minh, cho nên ở trên bức vách của Tinh Thất vẽ một Man Trà La hình vuông.
Người vẽ phải thọ Tám Tế Giới. Khi điều phối màu sắc đứng dùng keo nấu bằng da thú. Ở chính giữa vẽ một hoa sen nở một trăm cánh đầy đủ Thai Nhụy. Ở vị trí trong Thai, vẽ Chân Ngôn này.
Chân Ngôn là:
Án, bạt nột mô nột bà phộc dã, sa phộc hạ.
Ở bên phải vẽ chuỗi tràng hạt. Ở bên trái là lọ Táo Quán. Phương bên trên vẽ cuộn chỉ Thần. Phương bên dưới vẽ cây Trượng. Đem hương hoa cúng dường. Ở trước Đàn kết Ấn. Do tác pháp như vậy cho nên tất cả sự nghiệp, tất cả Ấn Khế đều được thành tựu.
Thế Tôn! Con nói pháp đại lực dũng kiện này. Nếu muốn nói đủ như Kinh thì vô lượng kiếp chẳng thể nói hết.
Pháp này, xưa kia Kim Cương Tạng Bồ Tát đã từng diễn nói. Chân Ngôn của Bộ Tộc con Liên Hoa Bộ, Chân Ngôn của Bộ Tộc Kim Cương đều y theo pháp này mà thành Tất Địa.
Bao nhiêu Chân Ngôn của Thế Thiên, Phạm Vương, Na La Diên, Đại Tự Tại, Câu Ma La Thiên, Mẫu Chúng Thiên, Kim Xí Điểu, các nhóm quỷ thần… cũng y theo pháp này mà được Tất Địa.
Do đối với pháp này mà tụng, ắt thành nhập tất cả Man Trà La. Tất cả chúng sinh đều kính nhớ. Tất cả tội ngũ vô gián đều được tiêu diệt. Lúc lâm chung sẽ được Quán Tự Tại Bồ Tát hiện thân ngay trước mặt, nói pháp cho người ấy, sau khi mệnh chung được sinh vào cung Trời Đâu Suất, chẳng bị đọa vào ba nẻo ác.
Hoặc có chúng sinh chẳng tin Tam Bảo, quá nhiều tâm bỏn xẻn, chỉ tạm nghe Kinh này cho đến đọc tụng thì những kẻ ấy chẳng bao lâu cũng sẽ thành tựu, huống chi là người Tịnh Tín Tam Bảo.
Bấy giờ Đức Như Lai ca ngợi Quán Tự Tại Bồ Tát là: Lành thay! Lành thay Đại Tát Đỏa!
Đại Bi trụ vị Địa Vị Đại Tát Đỏa.
Nay ông nói Đại Chân Ngôn Vương.
Lợi lạc chúng sinh thêm tịnh tín.
Quán Tự Tại Bồ Tát nói Kinh này xong thì các vị Đại Bồ Tát, A La Hán và hàng Trời, Rồng, Dược Xoa, Khẩn Na La, Ma Hô La Già… đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Ca Diếp Tiên Nhân Nói Phương Thuốc Cho Người Nữ
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Thập Luân - Phẩm Năm - Phẩm Tướng Luân
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh đạo Thực Thạch Mật
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Ba - Nhẫn Nhục độ Vô Cực - Kinh Số Bốn Mươi Sáu
Phật Thuyết Kinh Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Thần Chú Trừ Chướng Diệt Tội - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phong
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Tri - Phần Bốn