Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Bốn - Tinh Tấn độ Vô Cực - Kinh Số Sáu Mươi Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Khương Tăng Hội, Đời Ngô
PHẬT THUYẾT KINH LỤC ĐỘ TẬP
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Khương Tăng Hội, Đời Ngô
CHƯƠNG BỐN
TINH TẤN ĐỘ VÔ CỰC
KINH SỐ SÁU MƯƠI HAI
Thuở xưa, Bồ Tát làm Chúa Chim Anh Vũ, cả đàn đông tới ba ngàn con. Có hai con Anh Vũ sức lực tài giỏi hơn đàn, miệng ngậm cành trúc làm xe chở, Vua Anh Vũ cỡi trên đó để bay, dừng dạo chơi.
Vua thường cỡi xe cành trúc, trên dưới trước sau, tả hữu các chim Anh Vũ bay theo mỗi phía năm trăm con, như vậy sáu mặt có ba ngàn con bay theo hỗ trợ, dâng hiến các món quý, hoặc vui chơi tùy lúc.
Vua Anh Vũ thầm nghĩ: Những hoan lạc này làm loạn đức, không làm sao đạt được tâm định, ta sẽ quyền biến, thác bệnh không ăn, rồi giả hô chết để bỏ bọn chúng. Các chim Anh Vũ thấy vậy liền lấy cỏ phủ lên xác Vua Anh Vũ, rồi đều bỏ đi. Vua Anh Vũ trở dậy kiếm ăn.
Đàn Anh Vũ đó bay đến chỗ Vua Anh Vũ khác, thưa: Vua chúng tôi đã chết, xin được làm bề tôi của Nhà Vua.
Vua kia đáp: Nếu Vua các ngươi đã chết thì hãy mang xác lại đây. Nếu thật đã chết thì ta thu nạp các ngươi. Chúng trở về lấy xác, bỗng nhiên không thấy đâu, đi tìm khắp bốn phía thì gặp được Vua mình, xúm lại làm lễ, lại dâng cúng như cũ.
Vua chim nói: Ta còn chưa chết, mà các ngươi lại bỏ ra đi.
Các Đức Phật dạy rõ: Xem ra đời không có gì thân thích, chỉ có đạo pháp là đáng tin theo. Các vị Sa Môn cho tóc râu là các loại làm dơ loạn ý chí nên cạo bỏ đi, chuộng hạnh vô dục. Các ngươi hoan lạc ồn ào, tiếng tà làm loạn chí, nên ta sống một mình không đôi lứa, đức ngang với bậc Thượng Thánh.
Nói xong chim bay vút đi, sông an nhàn nơi chốn tịch mịch, kín đáo, bỏ dục, vô vi. Chim tư duy thiền định, các dơ bẩn đều diệt hết, lòng như vàng Trời.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Anh Vũ Chúa khi ấy là thân ta. Bồ Tát luyện chí độ vô cực, đã luôn tinh tấn như vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba