Phật Thuyết Kinh Niệm Tụng được Lược Ra Trong Kim Cương đỉnh Du Già - Phần Mười Một

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Kim Cương Trí, Đời Đường

PHẬT THUYẾT KINH

NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA

TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Kim Cương Trí, Đời Đường  

PHẦN MƯỜI MỘT  

Đủ Khế Pháp gia trì xong rồi đứng dậy, dùng Chỉ Vũ bàn tay trái làm Kim Cương Quyền, Quán Vũ bàn tay phải cầm Bạt Chiết La Vajra: Chày Kim Cương, tướng uy mãnh, quán sán khắp cả nơi đặt dựng.

Xưng Ta: Bạt Chiết La Tát Đỏa Bvajra sattva rồi lần lượt hành.

Chỗ làm Đàn ấy, hoặc làm riêng Tịnh Thất, hoặc Tịnh Thất xưa cũ.

Pháp của nhóm chọn lựa đất chẳng khác Tô Tất Địa Susiddhi kara nói, với Trị Địa dùng Cồ Ma Gomayī: Phân bò xoa tô sạch sẽ, dựa theo lệ thường.

Tiếp, dùng tay chà xát, cột buộc hợp làm sợi dây tạp, đầy đủ trang nghiêm xứng với lượng khuỷu tay. Bậc Trí tuỳ theo sức của mình, dùng dây giăng mắc Đàn ấy.

Đàn vuông vức bốn phương, bốn cửa dùng bốn Cát Tường trang sức đủ dùng cho dây ở bốn lối đi. Treo tơ lụa, phan, lọng dùng trang nghiêm các góc. Chia riêng cửa nẻo lộ ra khoảng cách, dùng báu Kim Cương Vajra ratna xếp xen kẽ rồi giăng mắc bên ngoài Đàn Trường.

Nếu vì Diêm Phù Đề Tự Tại Vương Jambu dvīpeśvara rāja, hoặc vì Chuyển Luân Vương Cakra pravarti rāja …nên vẽ Đàn Trường có chu vi hơn một do tuần. Đại Uy Đức A Xà Lê Mahā tejācārya nhỏ dần cũng nên làm cho đến khoảng bốn khuỷu tay. Bậc Trí quán sát nên có thể bày điều cảm hoá nào, tuỳ ý so lường.

Kết Đàn Trường ấy cũng không có lỗi lầm, vì muốn lợi ích nên làm điều cảm hoá. Kim Cương Tát Đỏa đặt dựng Đàn Trường hiệu là Kim Cương Giới Vajra dhātu như Kinh đã nói, đặt bày ở trong lòng bàn tay, tuỳ ý làm tất cả Đàn Trường của nhóm ấy còn hay làm lợi ích, huống chi là làm trên mặt đất…

Ấy là Đàn Pháp rộng bốn khuỷu tay, bốn bên có đòn tay đều rộng 1hai ngón tay. Ở trong ấy nên bày màu sắc, vẽ Bồ Tát của nhóm Hiền Kiếp Bhadra kalpa gọi là hàng Từ Thị Maitreya A Thời Đa Ajita … với các vị Thủ Môn Dvāra pāla Cúng Dường Pūjā. Hoặc rộng mười chỉ rưỡi 10, 5 ngón tay một hạt lúa, lại gia thêm một nửa. Lượng của các cửa ấy, chọn lấy một trong chín phần 9 của bốn khuỷu tay, cửa vào hơi rộng.

Nếu Hoạ Đàn Sư Thầy vẽ Đàn y như pháp này vẽ sẽ khiến cho Ma Ha Tát Đỏa Mahā sattva đều vui vẻ.

Bên ngoài cửa ấy, nên căn cứ vào sự rộng hẹp của cửa, chọn một nửa, dẫn ra ngoài chiếm lấy gấp đôi, mỗi mỗi đều cong ngang. Dựa theo số lượng ngang bằng trên, mỗi mỗi đều vẽ. Hai bên đối nhau, vẽ cho hợp. Chọn vòng bên ngoài ấy, một mặt là một phần ba từ tâm nhiễu quanh làm Luân Cakra. Lại lấy một phần ba bên trong ấy, từ tâm như trên nhiễu quanh làm Luân.

Cửa chính giữa của Đàn ấy, Tử Luân: Dọc, ngang, bên dưới có tám tuyến đạo lối đi có giăng dây, Bạt Chiết La như cây cột của điện điện trụ, tưởng xong thành tám cây cột trang nghiêm. Đại Viên Luân ấy cũng như tượng của Bạt Chiết La, từ cửa vào đến góc Đông Bắc, dựng cột của cửa Cát Tường. Ngoại Đàn Bāhya maṇḍala như vậy.

Bậc Trí dùng Pháp này vẽ xong. Ở nơi ấy tựa như vành trăng, vào Trung Cung ấy bố trí Kim Cương Tuyến Đạo lối đi có giăng dây Kim Cương, dùng tám cây cột để làm nghiêm sức, dựng ở trên cây cột Kim Cương đều dùng năm vành trăng

Ở Nội Đàn, chính giữa đều để Tượng Phật, ở bốn mặt của Đức Phật với trung tâm của các Đàn đều theo thứ tự vẽ bốn vị Tam Ma Gia Tôn Thắng. Lại dùng thế Kim Cương, vỗ qua, nhập vào bốn Đàn.

Thế Kim Cương là dùng ý nâng cao điều đã vẽ với ở dây Kim Cương. Hoặc vào hoặc ra, người vẽ Đàn chẳng được leo cỡi lên Kim Cương Tuyến Đạo. Nên tụng Mật Ngữ nâng lên rồi từ bên dưới đi qua, chẳng lỗi lầm nơi Tam Ma Gia.

Liền nói Mật Ngữ:

Án, bạt chiết la, tỳ già vốn không có yết la ma, hồng.

OṂ VAJRA VEGA KRAMA HŪṂ.

Bốn vị Phật thuộc nhóm A Súc đều nên bố trí. Bắt đầu từ phương Kim Cương phương Đông vẽ A Súc Bệ Đàn Akṣobhya maṇḍala có đủ Bốn vị Tam Ma Gia Tôn Thắng của nhóm Chấp Kim Cương Vajra dhāra.

Tưởng mặt Đức Phật của bốn phương đều hướng về toà của Đức Tỳ Lô Giá Na. Trước tiên vẽ Chấp Kim Cương ngay trước mặt Đức A Súc, tiếp vẽ bên phải, tiếp bên trái, tiếp phía sau. Các Bộ đều dựa theo đây.

Tiếp đến phương Báu phương Nam là Bảo Sinh Đàn Ratna saṃbhavamaṇḍala, nhóm của Viên Mãn Pūrṇa Kim Cương Tạng Vajra garbha.

Tiếp phương Hoa phương Tây là A Di Đà Đàn Amitāyur maṇḍala nhóm của Thanh Tịnh Suddha Kim Cương Nhãn Vajra netra.

Phương Nghiệp phương Bắc là Bất Không Tất Địa Đàn, nhóm của Kim Cương Tỳ Thủ Vajra viśva.

Ở trong Tông Bộ đều y theo bản phương, để bốn vị Ba La Mật Pāramitā.

Bốn góc bên trong Luân, để bốn Nội Cúng Dường Abhyantara pūjā. Bắt đầu từ phương Hoả Thiên Đông Nam thuận xoay vòng mà làm, kết thúc ở phương tự tại Đông Bắc.

Bốn góc của Ngoại Đàn, trong Tuyến Đạo lối đi có giăng dây, để Ngoại Cúng Dường Bāhya pūjā, làm Pháp đồng với lúc trước.

Lại bên ngoài bốn góc, làm nửa Bạt Chiết La.

Ở giữa bốn cửa, vẽ bốn vị Nhiếp Thủ Môn Dvāra pāla.

Ở trong Ngoại Đàn Trường Bāhya maṇḍala nên để Ma Ha Tát Đoả đầy đủ tất cả tướng, hay làm tất cả lợi ích.

Biết đủ Pháp Thức, Kim Cương A Xà Lê Vajrācārya dùng tâm không có mê loạn nên vẽ các vị Tôn Thủ. Nếu không có sức để vẽ, liền dùng mọi loại màu sắc, mỗi mỗi đều vẽ Ấn, Thắng Cụ, bậc có công đức, Tôn Thủ của Bộ ấy thảy đều bố trí.

Dùng bột của tất cả báu làm phấn, hoặc dùng mọi loại phấn Đà Đổ Chu Sa, Thạch Lục, Không Thanh…, hoặc lại dùng năm màu sắc thù diệu nhuộm phấn gạo.

Nên từ bên trong, trước tiên nhuộm màu. Bắt đầu nhuộm màu trắng, tiếp màu đỏ, tiếp màu vàng, màu xanh lục đều ở Nội Viện. Tiếp Ngoại Viện ấy thì dùng màu đen. Ở trong năm màu đều tưởng chữ gia thêm.

Trong màu trắng tưởng dính chữ Tông VAṂ, trong màu đỏ tưởng để chữ Diễm YAṂ?

Chữ Lãm RAṂ, ở trong màu vàng tưởng chữ A Lam LAṂ, ở trong màu xanh lục tưởng chữ Lãm RAṂ?

Chữ Diễm YAṂ, ở trong màu đen tưởng chữ Hạm HAṂ.

Năm chữ như vậy đều để ở trong màu sắc xong. Ở đấy suy tư năm chủng trí của Như Lai một là pháp giới thể tính trí dùng ý đại bi vì tất cả thế gian bị chìm trong bùn phiền não, đắm đuối năm dục lạc khiến họ bị thoái chuyển cho nên dùng Du Già Yoga suy tư nơi năm Chủng Trí Sarvathā jñāna của Như Lai mỗi mỗi đều dùng Ấn tiếp chạm.

Pháp kết Ấn ấy là dùng hai Kim Cương Quyền, hai độ tiến lực hai ngón trỏ ngửa bên cạnh như cây kim cùng trụ nhau.

Liền nói Mật Ngữ:

Án, bạt chiết la, chất đa la, sa ma gia.

OṂ VAJRA CITRA SAMAYA.

Lúc tụng Mật Ngữ này thời dùng mắt sáng nhìn, muốn khiến cho màu sắc ấy hiển hiện lửa rực rỡ.

Nên thành thật phát lời thề gia trì là: Các chúng sinh, phần lớn yêu nhiễm màu sắc. Chư Phật lại vì lợi ích cho chúng sinh, nên tuỳ theo nhiễm ái ấy dùng thành lời nguyện, nhóm màu sắc này đều phát lửa rực rỡ.

Pháp kết Đàn này dùng phấn làm là tốt nhất. Muốn được lâu bền thì vẽ làm cũng được.

Tiếp nói Pháp vẽ Ấn.

Ở trong Tông Luân Đàn vẽ đài hoa sen, trên toà để Tốt Đổ Ba Stūpa: Tháp nhiều tầng. Đây gọi là Kim Cương Giới Tự Tại Ấn Vajra dhātu īśvara mudrā.

Luân Đàn ở phương Đế Thích phương Đông: Trên toà hoa sen, vẽ hình chày Kim.

Cương nằm ngang, ở trên chày nằm ngang có Bạt Chiết La dựng đứng. Đây gọi là Kim Cương Tâm Ấn Vajra hṛdaya mudrā.

Luân Đàn ở phương Diêm La phương Nam: Trên toà hoa, để viên ngọc báu. Đây gọi là Kỷ Thân Quán Đỉnh Ấn Svātmābhiṣeka mudrā.

Trong Luân Đàn ở phương Rồng phương Tây: Vẽ Bạt Chiết La nằm ngang, bên trên vẽ hoa sen. Đây là Hoa Pháp Khí Trượng Ấn Puṣpa dharma yudha mudrā.

Luân Đàn ở phương Dạ Xoa phương Bắc: Trên toà hoa vẽ Yết Ma Bạt Chiết La Karma vajra: Hình như chữ Thập, đều có mũi nhọn bén. Đây gọi là Nhất Thiết Kim Cương Ấn Sarva vajra mudrā.

Phàm Ấn đã vẽ, có đủ hào quang tròn, để ở trên hoa sen.

Lại ở Bản Vị của Kim Cương Bộ, vẽ Kim Cương Tát Đỏa Ấn Vajra sattvamudrā, vẽ hai Bạt Chiết La dựng đứng kèm nhau, trên dưới có một chấu Nhất Cổ trợ nhau móc chéo.

Tiếp lại vẽ hai Bạt Chiết La, hình ấy như mũi tên.

Tiếp vẽ Xưng Thiện Tai, nắm quyền như tượng búng ngón tay Tiếp vẽ viên ngọc báu trong lòng bàn tay có đủ lửa rực sáng.

Tiếp vẽ Kim Cương Nhật Luân Ấn Vajra sūrya maṇḍala mudrā. Như lửa rực sáng bên trên.

Tiếp vẽ cây phướng báu, bên trên vẽ ánh sáng rực lửa.

Tiếp chiều ngang vẽ hai Bạt Chiết La, khoảng giữa vẽ tượng lộ răng.

Tiếp vẽ Bạt Chiết La, eo có hoa sen với vẽ đao kiếm Kim Cương Vajra khaḍga đủ ánh sáng rực lửa.

Tiếp vẽ bánh xe Kim Cương Vajra cakra có Kim Cương làm căm.

Tiếp vẽ cái lưỡi Jihva có đủ ánh sáng hách dịch.

Tiếp vẽ Yết Ma Kim Cương Karma vajra, vòng khắp đều có đầu mặt, chiều ngang vẽ Bạt Chiết La, bên trên có nửa Bạt Chiết La.

Tiếp tượng Giáp Trụ Varman vigraha: Cổ áo tay áo có hình nửa cái chày.

Tiếp vẽ cái chày nằm ngang, bên trên có hai răng nanh Daṃṣṭra.

Tiếp vẽ cái chày nằm ngang, bên trên có hai Kim Cương Quyền.

Tiếp vẽ Ấn đã nghiệm của nhóm Tát Đoả Kim Cương Sattva vajra. Nên vẽ nhóm Kim Cương Hỷ Hý Vajra lāsya. Lại ở bên ngoài, tuỳ y nghi thức đều vẽ Tự Ấn Ký.

Lại ở khoảng giữa cửa ấy, vẽ Ấn Ký của các vị Thủ Môn Dvāra pāla.

Như trên đã vẽ nhóm Ấn, Tượng… bên dưới đều có hoa sen, bên trên có lửa sáng. Tiếp vẽ Tự Ấn Ký của nhóm Di Lặc, vật cần vẽ đều tuỳ ý vẽ.

Lại tưởng một ngàn vị Bồ Tát đều ở tại các phương đầy đủ nghiêm sức, dùng Tự Ngữ Ngôn Ấn Sva vāca mudrā để an lập.

Sau đó trụ ở trước của Đàn, khéo quán sát khắp xong, ở bên ngoài không xứ giới của Đàn ấy, nên dùng hương xoa bôi thù diệu mà xoa bôi.

Ở bên ngoài của Ngoại Đàn, chu vi đều rộng một khuỷu tay, hoặc hai khuỷu tay. Dùng mọi hương hoa bôi thù diệu, nhỏ mịn xoa bôi. Tiếp vì tất cả kiến nghiệm nên đều để Tự Ngữ Ngôn Ấn.

Đàn Sư ấy, bậc có uy đức lớn muốn khiến cho đệ tử của mình, rốt ráo an trụ ở địa vị của Như Lai, cần phải quyết định sao vẽ Kim Cương Giới, Chú của nhóm Ma Ha Tát Đoả đều để trên Bản Vị. Nhóm này là Tự Ngữ Ngôn Ấn đều sinh từ cửa của Kim Cương Giới.

Tuỳ theo Tự Yết Ma tương ứng có đủ uy lực lớn.

Thứ tự nói Mật Ngữ này là:

1. Bạt chiết la, đà đô.

VAJRA DHĀTU.

2. A súc bệ.

AKṢOBHYA.

3. A la đát na, tam bà phả.

RATNA SAṂBHAVA.

4. Lô kế nhiếp phạt la a la nhương.

LOKEŚVARA RĀJA.

5. A mục già tất địa.

AMOGHA SIDDHI.

6. Bạt chiết la tát đoả.

VAJRA SATVA.

7. Bạt chiết la, a la nhương.

VAJRA RĀJA.

8 Bạt chiết la, a la già.

VAJRA RĀGA.

9. Bạt chiết la, sa độ.

VAJRA SĀDHU.

10. Bạt chiết la, a la đát na.

VAJRA RATNA.

11. Bạt chiết la, để nhương.

VAJRA TEJA.

12. Bạt chiết la, kế đổ.

VAJRA KETU.

13. Bạt chiết la, hạ sa.

VAJRA HĀSA.

14. Bạt chiết la, đạt ma.

VAJRA DHARMA.

15. Bạt chiết la, đế khất sắt na.

VAJRA TĪKṢṆA.

16. Bạt chiết la, hệ đổ.

VAJRA HETU.

17. Bạt chiết la, bà sa.

VAJRA BHĀṢA.

18. Bạt chiết la, yết ma.

VAJRA KARMA.

19. Bạt chiết la, a la khất sa.

VAJRA RAKṢA.

20. Bạt chiết la, dược xoa.

VAJRA YAKṢA.

21. Bạt chiết la, tán địa.

VAJRA SAṂDHI.

22. Tát đoả, bạt chiết lệ.

SATVA VAJRI.

23. A la đát na, bạt chiết lệ.

RATNA VAJRI.

24. Đạt ma, bạt chiết lệ.

DHARMA VAJRI.

25. Yết ma, bạt chiết lệ.

KARMA VAJRI.

26. Bạt chiết la, la tư.

VAJRA LĀSYE.

27. Bạt chiết la, ma lê.

VAJRA MĀLE.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần