Phật Thuyết Kinh Phạm Thiên Thưa Hỏi - Phần Sáu

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:17 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy

PHẬT THUYẾT

KINH PHẠM THIÊN THƯA HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bồ Đề Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy  

PHẦN SÁU  

Bấy giờ, Trưởng Lão Xá Lợi Phất bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ví như ngọn lửa lớn đều có thể thiêu đốt hết tất cả mọi vật. Như vậy chỗ thuyết giảng về pháp tánh của các thiện nam này đều có thể thiêu đốt tất cả phiền não.

Phật dạy: Này Xá Lợi Phất! Đúng như lời ông nói, chỗ thuyết về pháp tánh của các thiện nam ấy đều có thể thiêu đốt tất cả phiền não.

Bấy giờ, Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh hỏi Trưởng Lão Xá Lợi Phật: Thưa Đại Đức Xá Lợi Phất! Phật bảo Đại Đức là bậc trí tuệ đệ nhất trong chúng, vậy trí tuệ ấy là những gì mà Đại Đức là người có được trí tuệ đệ nhất?

Đáp: Thưa thiện nam! Đó là hàng Thanh Văn nhờ nơi âm thanh mà lãnh hội, rồi tự soi chiếu nơi thân tướng với phần ít trí tuệ. Do trí tuệ ấy, nên Đức Phật bảo tôi là người trí tuệ đệ nhất trong chúng đệ tử Thanh Văn, không phải là trí tuệ bậc nhất trong chúng Bồ Tát.

Hỏi: Vậy trí tuệ là tướng hý luận sao?

Đáp: Không.

Hỏi: Vậy trí tuệ không phải là tướng bình đẳng sao?

Đáp: Đúng vậy! Hỏi: Vậy nay Đại Đức chứng đắc trí tuệ bình đẳng sao nói là trí tuệ có giới hạn?

Đáp: Thưa thiện nam! Do tướng của pháp tánh nên trí tuệ vô lượng. Tùy sự thâm nhập pháp tánh nhiều hay ít nên trí tuệ có giới hạn.

Hỏi: Vậy từng có pháp vô lượng tướng tạo ra sự thuyết giảng có giới hạn sao?

Đáp: Không.

Bồ Tát Võng Minh nói: Nếu như vậy thì tại sao Đại Đức Xá Lợi Phất nương vào lượng mà nói pháp?

Bấy giờ, Trưởng Lão Xá Lợi Phất im lặng, không trả lời.

Khi ấy, Trưởng Lão Đại Ca Diếp nương oai thần của Phật và bạch: Bạch Thế Tôn! Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh do nhân duyên gì mà có tên là Võng Minh?

Bây giờ, Phật bảo Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh: Này thiện nam! Ông hãy hiện bày ánh sáng của công đức được thành tựu từ thiện căn nơi tự thân khiến cho hàng Trời, người nơi tất cả thế gian tâm được hoan hỷ, trong ấy những ai thiện căn phước đức được thuần thục, thì sẽ phát tâm cầu đạt đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh nghe Phật dạy xong, liền bạch.

Phật: Lành thay, bạch Thế Tôn! Con xin tuân theo lời dạy của Ngài. Bồ Tát nói lời ấy xong, sửa lại y phục, trịch áo vai phải, gối phải quỳ sát đất. Liền khi ấy, giữa các ngón tay nơi cánh tay phải có màng lưđi trấng trang nghiêm phóng ra ánh sáng lớn chiếu khắp vô lượng, vô biên A tăng kỳ Thế Giới trong mười phương.

Ánh sáng ấy chiếu đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, những kẻ mù, điếc, gù, không tay, không chân… đủ các thứ bệnh, những chúng sinh tham ác, ngu si, lõa hình, những kẻ đói khát, hoặc bị trói buộc.

Hoặc bị giam cầm, bần cùng, xấu xí, già yếu, sắp chết… đủ các khổ não, các chúng sinh xan tham, phá giới, giận dữ, lười biếng, vọng niệm, không có trí tuệ, bất tín, ít nghe, ít biết, không hổ, không thẹn, rơi vào lưới nghi tà kiến…

Các chúng sinh ấy, gặp ánh sáng này đều được an lạc, tất cả đều vui mừng, không còn một chúng sinh nào có tham dục, giận dữ, ngu si, kiêu mạn, buồn khổ…

Còn đại chúng trong Pháp Hội ở trước Đức Phật, từ Đại Bồ Tát, Thanh Văn đến các bộ chúng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Nhân Và Phi Nhân, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di… tất cả đều đồng một màu vàng ròng không khác, giống như màu sắc của Như Lai.

Bấy giờ, tất cả đại chúng thân tâm đều được an lạc hết sức vui mừng. Ví như vị Bồ Tát vào Tam Muội Hỷ lạc thực phát khởi trang nghiêm không khác.

Lúc này, đại chúng đều được sự chưa từng có, mọi người đều cùng trông thấy nhau như Đức Phật không khác. Họ chẳng thấy thân Phật cao, thân mình thấp.

Lại nhờ diệu lực nơi ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh, nên tức thời ở phương Dưới có bốn vị Bồ Tát từ dưới đất vọt lên, tên là Bồ Tát Nguyện Lực Khởi, Bồ Tát Thắng Hiền, Bồ Tát Trí Nguyệt Quang, Bồ Tát Bất Khả Hàng Phục.

Bốn vị Bồ Tát này đứng chắp tay, suy nghĩ:  Trong đây ai là Phật để chúng ta lễ bái?

Tức thì ở giữa Hư Không có âm thanh phát ra: Do sức mầu nhiệm nơi ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh mà tất cả đại chúng ở đây cùng một màu vàng ròng như Đức Phật.

Bốn vị Bồ Tát cùng nói: Chúng con hôm nay xin nói lời chân thật, như chúng hội này màu sắc giống nhau, thì tất cả các pháp cũng là như vậy.

Các vị Bồ Tát ấy liền phát lời thệ nguyện: Nếu lời nói của chúng con là thành thật, không hư vọng thì xin Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra tướng khác, khiến cho chúng con được thấy để cúng dường lễ bái.

Bây giờ, Phật bảo Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh: Này thiện nam! Ông nên dừng thần lực này lại. Hôm nay ông đã làm việc của Phật làm. Ông đã khiến cho vô lượng chúng sinh trụ vào Phật Đạo. Khi ấy, Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh vâng lời Đức Phật dạy, liền dừng thần lực, thu lại ánh sáng.

Sau khi thu nhiếp ánh sáng rồi, thì nơi đại chúng tất cả sắc tướng, oai nghi đều trở lại như cũ, tức thì thân tướng của Đức Như Lai liền hiện giữa Tòa Sư Tử.

Bốn vị Bồ Tát trông thấy Đức Như Lai, họ cung kính đảnh lễ nơi chân Phật, thưa: Bạch Thế Tôn! Cảnh giới trí tuệ của Ngài là không thể nghĩ bàn, cảnh giới nơi nguyện lực của thiện căn phước đức nơi Bồ Tát Võng Minh cũng không thể nghĩ bàn. Chúng sinh nương vào công đức ấy đều được hoan hỷ an lạc.

Bấy giờ, Trưởng Lão Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ Tát này từ đâu đến?

Bốn vị Bồ Tát nói: Chúng tôi từ Thế Giới Phật ở phương Dưới đến.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Quốc Độ ấy tên là gì?

Đức Phật nơi Quốc Độ ấy hiệu là gì?

Bốn vị Bồ Tát đáp: Quốc Độ tên là Hiện chư bảo trang nghiêm, Đức Phật hiệu là Nhất Bảo Cái, hiện đang giảng nói pháp.

Tôn Giả Đại Ca Diếp hỏi: Quốc Độ Đức Phật ấy cách đây bao xa?

Bốn vị Bồ Tát đáp: Đức Phật tự nhiên biết.

Tôn Giả Đại Ca Diếp hỏi: Các Bồ Tát nay do duyên gì mà đến đây?

Bốn vị Bồ Tát đáp: Do ánh sáng của Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh chiếu tới cõi ấy, chúng tôi gặp được liền nghe Danh Hiệu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Danh Hiệu Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh, nên chúng tôi đến đây để yết kiến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát Võng Minh.

Tôn Giả Đại Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế Giới Hiện chư bảo trang nghiêm của Phật Nhất Bảo Cái cách đây bao xa?

Đức Phật dạy Trưởng Lão Đại Ca Diếp: Quốc Độ ấy cách Quốc Độ của Chư Phật ở đây hơn bảy mươi hai lần số cát Sông Hằng.

Tôn Giả Đại Ca Diếp thưa: Bạch Thế Tôn! Bốn vị Bồ Tát ở Quốc Độ đó từ khi phát xuất đến cõi này là bao lâu?

Phật dạy: Như khoảng một niệm, ở Quốc Độ ấy biến mất, bỗng nhiên hiện đến đây.

Tôn giả Đại Ca Diếp thưa: Thật hiếm có thay, bạch Thế Tôn! Ánh sáng của các vị Bồ Tát tỏa chiếu rất xa, thần thông hiện bày mau chóng, thật là hy hữu. Nay ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh chiếu đi rất xa, nên bốn vị Bồ Tát ấy xuất phát đến đây mới có thể nhanh như vậy.

Phật dạy: Này Ca Diếp! Như lời ông nói. Diệu lực thần thông của Đại Bồ Tát phát đi nhanh chóng không thể nghĩ bàn, tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật… đều không thể sánh kịp.

Bấy giờ, Trưởng Lão Đại Ca Diếp hỏi Bồ Tát Võng Minh: Thưa thiện nam! Bồ Tát hiện bày ánh sáng chiêu soi đại hội này đều tạo nên màu vàng ròng là do nhân duyên gì?

Đáp: Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Tôn Giả nên hỏi Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn sẽ vì Tôn Giả mà giải thích.

Tôn Giả Đại Ca Diếp đem việc này bạch Phật.

Phật dạy: Này Ca Diếp! Lúc Đồng Tử Bồ Tát Võng Minh thành Phật, thì đại chúng trong hội ấy đồng một màu vàng ròng và ai cũng ưa thích nhất thiết trí. Quốc Độ của Phật ấy cho đến không có tên gọi về Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ có chúng Đại Bồ Tát thanh tịnh.

Trưởng Lão Đại Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát sinh vào cõi đó đều có sự hiểu biết như Phật chăng?

Phật dạy: Này Đại Ca Diếp! Như lời ông nói, Bồ Tát sinh vào cõi đó đều đạt được sự hiểu biết như Phật. Lúc đó, trong chúng hội bốn vạn bốn ngàn người nghe xong đều phát tâm cầu đạt đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Sau khi phát tâm họ đều nguyện sinh về Quốc Độ kia và bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu lúc Bồ Tát Võng Minh thành Phật, chúng con đều sẽ vãng sinh về Quốc Độ ấy.

Bấy giờ, Trưởng Lão Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Võng Minh này khi nào thành tựu đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác?

Phật dạy: Này Ca Diếp! Ông tự đến hỏi Bồ Tát ấy.

Tôn Giả Đại Ca Diếp liền hỏi Bồ Tát Võng Minh: Thưa thiện nam! Còn bao nhiêu lâu nữa sẽ đạt được đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác?

Bồ Tát Võng Minh đáp: Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Nếu có ai hỏi người huyễn hóa: Ông còn bao lâu nữa sẽ đạt được đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, thì người huyễn hóa ấy sẽ trả lời ra sao?

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Người huyễn hóa không có tướng quyết định thì ở đâu để trả lời?

Đáp: Tất cả các pháp đều cũng như vậy, tức không có tướng quyết định.

Vậy tại sao lại hỏi đến lúc nào sẽ đạt được đạo quả bồ đề vô thượng?

Người huyễn hóa lìa khỏi tự tướng, không có sai khác, không có phân biệt, không có chí nguyện, Bồ Tát cũng như vậy sao?

Nếu giống như vậy thì sao có thể tạo lợi ích cho vô lượng chúng sinh?

Đáp: Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác tức là tánh của tất cả chúng sinh. Tánh của tất cả chúng sinh tức là tánh huyễn. Tánh huyễn tức là tất cả pháp tánh. Ở trong pháp đó tôi chẳng thấy có lợi, chẳng thấy không lợi.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Thưa thiện nam! Hôm nay lẽ nào Bồ Tát có thể không khiến chúng sinh an trụ ở bồ đề?

Đáp: Bồ Đề của Chư Phật có tướng trụ sao?

Đáp: Không có! Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Do vậy tôi không khiến cho chúng sinh trụ ở bồ đề, tôi cũng không khiến cho họ trụ ở đạo Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Thưa thiện nam! Hôm nay Bồ Tát hướng về đâu?

Đáp: Chỗ tôi hướng về đó là như. Như là không có chỗ hướng về, cũng không có chuyển biến. Tất cả các pháp đều trụ ở tướng như. Do vậy, nên tôi không hướng về, không chuyển đổi.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Nếu tất cả các pháp đều trụ nơi tướng như, không hướng về, không chuyển đổi thì Bồ Tát làm sao giáo hóa chúng sinh?

Bồ Tát Võng Minh nói: Nếu người phát nguyện thì tức là không thể giáo hóa chúng sinh. Nếu người đối với pháp có chuyển biên thì cũng không thể giáo hóa chúng sinh.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Này thiện nam! Bồ Tát có thể không chuyển đổi sinh tử của chúng sinh trong thế gian sao?

Thưa Tôn Giả Đại Ca DiếpỊ Tôi hãy còn chẳng được thế gian, huống gì là ở trong thế gian mà chuyển đổi chúng sinh.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Thưa thiện nam! Bồ Tát không làm cho chúng sinh đạt được Niết Bàn sao?

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Tôi hãy còn chẳng thấy Niết Bàn, huống gì là giáo hóa chúng sinh đạt được Niết Bàn.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Thưa thiện nam! Như Bồ Tát nói không được thế gian không được Niết Bàn, thì cớ sao các vị Bồ Tát hành trì hạnh Bồ Tát?

Vì cứu độ vô lượng chúng sinh nên hành đạo bồ đề.

Đây không phải là nhằm diệt độ cho chúng sinh đó sao?

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Nếu Bồ Tát thấy nơi thế gian phân biệt với Niết Bàn, lấy tướng chúng sinh mà hành bồ đề, thì đấy không nên gọi là Bồ Tát.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Thưa thiện nam! Bồ Tát nay ở nơi chốn nào để hành?

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Tổi không hành trong thế gian, không hành trong Niết Bàn, lại cũng không hành theo tướng của chúng sinh.

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Như điều Tôn Giả hỏi, nay Bồ Tát hành ở đâu?

Như hành xứ của người do Phật hóa ra hành ở đâu thì tôi hành ở đó.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Người do Phật hóa ra không có hành xứ.

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Nên biết hành xứ của tất cả chúng sinh cũng theo tướng như thế.

Tôn Giả Đại Ca Diếp nói: Người do Phật hóa ra không tham, sân, si.

Nếu bảo chỗ hành của tất cả chúng sinh là như vậy, thì tham dục, sân, si của tất cả chúng sinh hướng về đâu?

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Nay tôi hỏi, Tôn Giả tùy ý trả lời.

Tôn Giả nay có tham, sân, si không?

Đáp: Không.

Hỏi: Vậy tham, sân, si, Tôn Giả đã diệt tận sao?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu Tôn Giả không tham, sân, si, cũng không diệt tận thì Tôn Giả để tham, sân, si ở chỗ nào?

Đáp: Thưa thiện nam! Người phàm phu từ điên đảo khởi lên vọng tưởng phân biệt sinh ra tham, sân, si. Trong pháp của Hiền thánh khéo biết về thật tánh của điên đảo, nên không khởi vọng tưởng phân biệt. Vì vậy nên không có tham dục, điên đảo, ngu si.

Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Ý Tôn Giả nghĩ sao?

Nếu pháp từ điên đảo khởi thì pháp đó thật hay là hư vọng?

Đáp: Thưa thiện nam! Pháp đó là hư vọng, không phải là chân thật.

Hỏi: Nếu pháp không phải là chân thật, có thể khiên cho nó chân thật được chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu pháp không chân thật, Tôn Giả ở trong đó muốn có được tham, sân, si chăng?

Đáp: Không.

Hỏi: Nếu như vậy thì tham, sân, si ở đâu mà có thể nhiễm chúng sinh?

Đáp: Thưa thiện nam! Nếu là như vậy thì tất cả các pháp từ xưa đến nay, tự tánh xa lìa tướng tham, sân, si.

Bồ Tát Võng Minh nói: Thưa Tôn Giả Đại Ca Diếp! Cho nên tôi nói, tướng của tất cả các pháp như sự biến hóa của Đức Phật.

Khi giảng nói pháp ấy xong, thì có bốn vạn bốn ngàn Bồ Tát đạt được pháp nhẫn nhu thuận.

Bấy giờ, Trưởng Lão Đại Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người nghe được Danh Hiệu của Bồ Tát Võng Minh thì họ không bị đọa vào ba đường ác. Nếu có ai thấy được tự thân của Bồ Tát Võng Minh nên biết người ấy tất cả ma nghiệp đều không thể làm chướng ngại.

Nếu có ai được nghe Bồ Tát Võng Minh Thuyết Pháp, thì người đó không rơi vào hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật. Nếu chúng sinh nào nhờ ân dạy bảo của Bồ Tát Võng Minh thì các chúng sinh ấy đối với đại bồ đề hoàn toàn không thoái chuyển.

Bạch Thế Tôn! Nguyện xin Ngài nói về căn lành công đức trang nghiêm nơi cõi Phật của Bồ Tát Võng Minh.

Phật dạy: Này Đại Ca Diếp! Bồ Tát Võng Minh đó, tùy theo chỗ du hành nơi các Quốc Độ của Chư Phật hiện trú đều có thể đem lợi ích cho vô lượng chúng sinh.

Này Đại Ca Diếp! Ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh phóng ra như vậy, ông có thấy không?

Đáp: Dạ, có thấy.

Phật dạy: Này Đại Ca Diếp! Số lượng hạt cải đầy khắp trong tam thiên đại thiên Thế Giới hãy còn có thể đếm được, nhưng ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh chiếu đến khiến các chúng sinh phát tâm an trụ nơi đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác thì không thể tính đếm được.

Này Đại Ca Diếp! Ông nên biết ánh sáng của Bồ Tát Võng Minh phóng ra còn tạo nên vô số lợi ích như thế, huống chi là lợi ích do Bồ Tát ấy giảng nói pháp đem lại. Nay ông hãy lắng nghe, ta sẽ giảng nói một phần nhỏ về căn lành công đức nơi Quốc Độ của Phật thanh tịnh trang nghiêm.

Này Đại Ca DiếpỊ Bồ Tát Võng Minh này trải qua bảy trăm sáu mươi vạn A tăng kỳ kiếp sẽ làm Phật hiệu là Phổ Quang Tự Tại Vương Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, Thế Giới tên là Tập diệu công đức.

Này Đại Ca Diếp! Khi Đức Phật ấy đi đến cây bồ đề thì các loại ma và quyến thuộc của chúng, Chư Thiên, dân chúng trong Quốc Độ ấy đều an định nơi đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Này Đại Ca Diếp! Mặt đất nơi Quốc Độ ấy bằng phẳng như bàn tay, mềm mịn như đất nơi xứ An lạc Ca Lăng Già được trang nghiêm bằng các thứ ngọc quý. Thế Giới ấy không có tên gọi của ba đường ác, cũng không có tám nạn.

Quốc Độ của Phật ấy không có cao, thấp, không có các thứ sành, sỏi, gai nhọn, đất đá bẩn… vô số các loại hoa sen báu vi diệu làm tăng vẻ trang nghiêm cho cảnh giới. Những hoa sen đó đều là ngọc báu phát ra mùi hương thơm thượng diệu.

Này Đại Ca Diếp! Thế Giới của Đức Phật ấy rất là rộng lớn, có những công đức thù thắng hội tụ như thế. Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương có vô lượng những vị Bồ Tát tăng, khéo tu tập vô lượng pháp môn đều được thần thông tự tại vô lượng, dùng ánh sáng trang nghiêm tự thân, tất cả đều chứng được Đà La Ni, tam muội thù thắng, biện tài vô ngại, khéo thuyết giảng pháp.

Thần lực về ánh sáng của các vị Bồ Tát ấy không đâu là không thông đạt đều được các loại thần thông, biện tài vô úy có đủ khả năng hàng phục các loại ma oán, luôn dốc sức tu tập niệm tuệ, phát sinh hổ thẹn, hành trì trí tuệ tối thượng và các công đức thù thắng.

Này Đại Ca Diếp! Quôc độ của Đức Phật ấy không có tên gọi người nữ, các vị Bồ Tát ở cõi đó đều là hóa sinh, ngồi kiết già trong hoa sen báu, thức ăn là niềm an vui trong thiền định.

Các vật cần dùng như nơi chốn kinh hành, nhà cửa, giường chiếu, vườn rừng, ao tắm… nếu khởi tâm nghĩ đến liền xuất hiện ngay.

Này Đại Ca Diếp! Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương đó không dùng văn tự để thuyết pháp, chỉ phóng ra ánh sáng đến các vị Bồ Tát, tức họ liền đạt được pháp nhẫn vô sinh. Ánh sáng ấy lại soi chiếu khắp mười phương, thông suốt vô ngại, khiến các chúng sinh đều được xa lìa mọi thứ phiền não. Lại nữa, ánh sáng ấy thường phát ra biến hóa loại pháp âm tịnh diệu.

Những gì là ba mươi hai loại?

1. Tất cả các pháp là không vì lìa các tướng thanh tịnh.

2. Tất cả các pháp là vô tướng vì lìa mọi sự phân biệt và đối tượng được phân biệt.

3. Tất cả các pháp là vô nguyện vì ra khỏi ba cõi.

4. Tất cả các pháp là lìa dục vì tự tánh tịch diệt.

5. Tất cả các pháp là lìa sân vì không có ngăn ngại.

6. Tất cả các pháp là lìa si vì không có tối tăm.

7. Tất cả các pháp không từ đâu đến vì vốn không sinh.

8. Tất cả các pháp không đi về đâu vì không có chỗ đến.

9. Tất cả các pháp là không trụ vì không chỗ nương tựa.

10. Tất cả các pháp vượt xa ba đời vì quá khứ, vị lai và hiện tại không có sở hữu.

11. Tất cả các pháp là không khác vì tánh ấy là một.

12. Tất cả các pháp là không sinh vì xa lìa nghiệp báo.

13. Tất cả các pháp là không nghiệp báo vì không thấy có nhân.

14. Tất cả các pháp là không phải tạo tác vì không thể tạo tác.

15. Tất cả các pháp không có tên gọi vì không thể đặt tên.

16. Tết cả các pháp là không phát khởi vì không sinh không diệt.

17. Tất cả các pháp là không thật vì vốn không phát khởi.

18. Tất cả các pháp là thật vì vào một cửa đạo bình đẳng.

19. Tất cả các pháp là không chúng sinh vì không thấy có chúng sinh.

20. Tất cả các pháp là vô ngã vì được thâu tóm nơi đệ nhất nghĩa đế.

21. Tất cả các pháp là ẩn mật, sâu kín vì không có đối tượng được nhận biết.

22. Tất cả các pháp là xả vì xa lìa yêu, ghét.

23. Tất cả các pháp là lìa phiền não vì không có nắm giữ.

24. Tất cả các pháp là không phiền não vì tự tánh không nhiễm.

25. Tất cả các pháp là một tướng vì thật tế bình đẳng.

26. Tất cả các pháp là lìa tướng vì thường tịnh định.

27. Tất cả các pháp là an trụ nơi thật tế vì tánh nó không hoại.

28. Tất cả các pháp là đúng như tướng vì vốn không hoại.

29. Tất cả các pháp đều nhập vào pháp tánh vì hội cùng khắp.

30. Tất cả các pháp là không duyên vì các duyên không hợp.

31. Tất cả các pháp là nhiều duyên sinh vì bình đẳng đầy đủ.

32. Tất cả các pháp là bồ đề vì thấy đúng như thật.

Tất cả các pháp là Niết Bàn vì không thành tựu.

Này Đại Ca Diếp! Ánh sáng của Đức Như Lai Phổ Quang Tự Tại Vương thường phát ra ba mươi hai pháp âm tịnh diệu như vậy.

Này Đại Ca Diếp! Nêu có chúng sinh nào sinh vào Quốc Độ ấy thì nên biết người đó có thể làm việc của Phật.

Này Đại Ca Diếp! Đức Phật ấy thọ mạng vô lượng.

Này Đại Ca Diếp! Quốc Độ của Đức Phật ấy không có việc ma để có thể làm trở ngại các Bồ Tát.

Trưởng Lão Đại Ca Diếp bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu có người muốn đạt được Quốc Độ của Phật thanh tịnh thì nên chọn lây việc tu căn lành công đức trang nghiêm nơi Phật độ thanh tịnh như Bồ Tát Võng Minh.

Phật dạy: Này Đại Ca Diếp! Bồ Tát Võng Minh đã ở chỗ của vô lượng trăm ngàn vạn ức na do tha các Đức Như Lai, phát nguyện thanh tịnh, tu hành công đức trang nghiêm đầy đủ, nên được Cõi Phật thanh tịnh như thế.

Do vậy, này Tôn Giả Đại Ca Diếp! Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn đạt được Quốc Độ Phật thanh tịnh như vậy thì nên tu học theo hạnh nguyện của Bồ Tát Võng Minh.

Bấy giờ, Phạm Thiên Thắng Tư Duy nói với Bồ Tát Võng Minh: Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký?

Bồ Tát Võng Minh nói: Thưa Phạm Thiên! Tất cả chúng sinh đều được Đức Như Lai thọ ký.

Hỏi: Vì sự việc gì mà được thọ ký?

Đáp: Tùy theo nghiệp thọ quả báo nên được thọ ký.

Hỏi: Bồ Tát tạo nghiệp gì mà được thọ ký?

Bồ Tát hỏi ngược lại: Thưa Phạm Thiên! Nếu nghiệp không phải thân làm, không phải miệng nói, không phải ý tạo thì nghiệp ấy có thể hiển bày không?

Phạm Thiên đáp: Không thể hiển bày được.

Hỏi: Thưa Phạm Thiên! Vì sao nhân giả nói như vậy?

Thưa Phạm Thiên! Có Bồ Tát tu hành mà có thể chấp tướng sao?

Đáp: Không, vì bồ đề không phải là các hành tướng.

Hỏi: Thưa Phạm Thiên! Bồ đề là tướng khởi tác chăng?

Đáp: Không, vì bồ đề là vô vi, không phải là tướng khởi tác.

Hỏi: Thưa Phạm Thiên! Có thể dùng tướng khởi tác để đạt được bồ đề vô vi không?

Đáp: Không!

Bồ Tát Võng Minh nói: Thưa Phạm Thiên! Do vậy nên biết, dựa vào nghĩa này thì ý ở chỗ nào?

Không nghiệp, không nghiệp quả, không tạo tác, không hành động, là bồ đề. Nếu nói bồ đề cũng như vậy, hoặc nói thọ ký cũng như vậy, thì không thể dùng pháp khởi tác mà được thọ ký.

Phạm Thiên hỏi: Thưa thiện nam! Bồ Tát không thực hành sáu pháp Ba la mật mà sau đó được thọ ký sao?

Đáp: Thưa Phạm Thiên! Đúng như lời nhân giả nói. Bồ Tát hành sáu pháp Ba la mật mà được thọ ký.

Thưa Phạm Thiên! Nếu Bồ Tát xả bỏ tất cả phiền não thì gọi là bố thí Ba la mật. Đối với các pháp không có chỗ phát khởi gọi là trì giới Ba la mật. Đối với các pháp không làm tổn thương, gọi là nhẫn nhục Ba la mật.

Đối với các pháp xa lìa tướng gọi là tinh tấn Ba la mật. Đối với các pháp đều không chôn trụ gọi là thiền định Ba la mật. Đối với các pháp không hý luận, gọi là trí tuệ Ba la mật.

Thưa Phạm Thiên! Bồ Tát hành sáu pháp Ba la mật như thế là hành ở chỗ nào?

Phạm Thiên nói: Thưa thiện nam! Không có hành xứ.

Vì sao?

Vì hễ có chỗ hành đều là không hành. Nếu hành tức là không hành, Nếu không hành tức là hành.

Bồ Tát Võng Minh nói: Thưa Phạm Thiên! Vì ý nghĩa này nên biêt, không chôn hành là bồ đề. Đúng như lời hỏi của nhân giả. Bồ Tát đã được Đức Phật thọ ký bồ đề. Như chân như, pháp tánh được thọ ký, tôi cũng được thọ ký như vậy.

Thưa Phạm Thiên! Y vào pháp này nên biêt không hành là hạnh Bồ Tát.

Thưa Phạm Thiên! Đúng như lời nhân giả nói. Nhân giả được thọ ký giống như chân như, pháp giới thọ ký, tôi cũng được thọ ký như vậy.

Phạm Thiên nói: Thưa thiện nam! Không có chân như, pháp giới thọ ký.

Bồ Tát Võng Minh nói: Thưa thiện nam! Như vậy, tướng thọ ký giống chân như pháp giới.

Bấy giờ, Phạm Thiên Thắng Tư Duy bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bồ Tát hành trì hạnh gì mà được Chư Phật thọ ký đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Nếu Bồ Tát không hành pháp sinh, không hành pháp diệt, không hành pháp thiện, không hành pháp bất thiện, không hành pháp thế gian, không hành pháp xuất thế gian, không hành pháp hữu lậu, không hành pháp vô lậu, không hành pháp có tội.

Không hành pháp vô tội, không hành pháp hữu vi, không hành pháp vô vi, không hành tu đạo, không hành đoạn trừ, không hành thế gian, không hành Niết Bàn, không hành pháp thấy, không hành pháp nghe, không hành pháp hiểu, không hành pháp biết.

Không hành thí, không hành xả, không hành giới, không hành phú, không hành nhẫn, không hành thiện, không hành phát, không hành tinh tấn, không hành thiền, không hành tam muội, không hành tuệ, không hành hành, không hành tri, không hành đắc…

Này Phạm Thiên! Nếu Bồ Tát hành như vậy thì Chư Phật sẽ thọ ký đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác.

Vì sao?

Này Phạm Thiên! Hễ có các chỗ hành thì đều có nơi chôn như vậy, không có nơi chôn hành như vậy là bồ đề. Hễ có các hành thì đều là phân biệt, không phân biệt là bồ đề.

Hễ có các hành thì đều là khởi tác, không khởi tác là bồ đề. Hễ có các hành thì đều là hý luận, không hý luận tức là bồ đề.

Này Phạm Thiên! Dựa nơi nghĩa này nên biết, nếu Bồ Tát vượt qua các chôn hành tức được thọ ký.

Bây giờ, Phạm Thiên Thắng Tư Duy bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Ngài nói về thọ ký.

Vậy các pháp gì gọi là thọ ký?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Lìa khỏi hai tướng của các pháp gọi là thọ ký. Không phân biệt sinh diệt gọi là thọ ký. Lìa khỏi nghiệp tướng của thân, khẩu, ý gọi là thọ ký.

Này Phạm Thiên! Ta nhớ về đời quá khứ có một kiếp tên là Thiện Kiên. Ở kiếp ấy ta cúng dường bảy mươi hai na do tha Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy đều không thọ ký cho ta.

Lại qua khỏi kiếp đó, có kiếp tên là Thiện Hóa. Ở kiếp ấy, ta cũng cúng dường bảy mươi hai ức Đức Phật, nhưng các Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.

Lại qua khỏi kiếp đó, có một kiếp tên là Phạm Thán, ở kiếp ấy ta cúng dường tám vạn tám ngàn Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.

Lại qua khỏi kiếp ấy, có kiếp tên là Vô Cữu. Ở kiếp này ta cũng cúng dường ba vạn hai ngàn Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai này cũng không thọ ký cho ta.

Lại qua khỏi kiếp đó, có một kiếp tên là Trang nghiêm, ở kiếp ấy ta cúng dường tám vạn bốn ngàn Đức Phật, đem tất cả vật phẩm cúng dường đầy đủ lên các Đức Phật, nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký cho ta.

Này Phạm Thiên! Ta ở đời quá khứ, đã từng một kiếp và gần một kiếp cúng dường Chư Phật, hết lòng cung kính, tôn trọng, tán thán, tịnh tu phạm hạnh, bố thí tất cả, thảy đều trì giới, tu hạnh Đầu Đà, xa lìa sân hận, hành tâm từ, luôn nhẫn nhục.

Theo như lời giảng nói mà làm, tinh tấn tu tập, những gì đã nghe đều có thể thọ trì, sống xa lìa một mình, nhập các thiền định, theo những gì đã lãnh hội đem ra đọc tụng, suy nghĩ, thỉnh văn… nhưng các Đức Như Lai ấy cũng không thọ ký.

Vì sao?

Vì ta luôn dựa vào văn tự mà thưa hỏi các Đức Phật, vì vậy các Đức Phật không thọ ký.

Vì sao?

Vì ta luôn nương vào chỗ hành của mình, vì vậy ông nên biêt. Nếu các vị Bồ Tát vượt khỏi các hành, tức sẽ được thọ ký.

Này Phạm Thiên! Sau đó ta được gặp Phật Nhiên Đăng liền đạt pháp nhẫn vô sinh.

Khi ấy Phật Nhiên Đăng thọ ký cho ta, nói rõ: Này thiện nam! Ông vào đời vị lai sẽ thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri. Bấy giờ ta vượt khỏi các hành, gồm đủ sáu pháp Ba la mật.

Vì sao?

Vì Bồ Tát có thể xả bỏ các tướng gọi là bố thí Ba la mật. Có thể diệt trừ các đối tượng thọ trì gọi là trì giới Ba la mật. không bị cảnh giới làm thương tổn gọi là nhẫn nhục Ba la mật. Xa lìa các chốn hành gọi là tinh tấn Ba la mật.

Không nhớ nghĩ các pháp gọi là thiền định Ba la mật. Có thể nhẫn như tánh vô sinh của các pháp gọi là trí tuệ Ba la mật.

Này Phạm Thiên! Ta ở nơi Đức Phật Nhiên Đăng mà hành đầy đủ sáu pháp Ba la mật như vậy.

Này Phạm Thiên! Ta từ lúc mới phát tâm bồ đề đến nay đã làm bố thí, nhưng đổì với việc xả bỏ hình tướng mà bố thí này thì mọi thứ bố thí trước kia so ra trăm phần không bằng một, trăm ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể đạt tới, bằng được.

Này Phạm Thiên! Ta từ lúc mới phát tâm đến nay, luôn trì giới hành hạnh Đầu Đà, nhưng đối với giới luôn vắng lặng này trăm phần trì giới trước không bằng một, cho đến dùng toán số thí dụ cũng không thể đạt tới.

Này Phạm Thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn nhu hòa nhẫn nhục, nhưng đối với pháp nhẫn rốt ráo này thì sự nhẫn nhục trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.

Này Phạm Thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn siêng năng tu hạnh tinh tấn, nhưng đối với hạnh tinh tấn không nắm giữ, không xả bỏ này, thì mọi tinh tấn trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.

Này Phạm Thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay luôn riêng một xứ thiền định, nhưng đối với thiền định không trụ này thì mọi thiền định trước so ra trăm phần không bằng một, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.

Này Phạm Thiên! Ta từ khi mới phát tâm đến nay trí tuệ luôn suy nghĩ trù lượng, nhưng đối với trí tuệ không hý luận thì trí tuệ kia so ra trăm phần không bằng một, trăm ngàn phần, trăm ngàn vạn ức phần, cho đến tính toán, thí dụ cũng không thể sánh kịp.

Này Phạm Thiên! Vì thế ông nên biết, ta vào thời Đức Phật Nhiên Đăng đã đạt được đầy đủ sáu pháp Ba la mật.

Phạm Thiên thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là đầy đủ sáu pháp Ba la mật?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Nếu không nhớ nghĩ về bố thí, không y nơi trì giới, không phân biệt nhẫn nhục, không chấp thủ tinh tấn, không trú nơi Thiền định, luôn bất nhị đối với trí tuệ.

Này Phạm Thiên! Đó gọi là đầy đủ sáu pháp Ba la mật.

Phạm Thiên thưa: Bạch Thế Tôn! Đã đầy đủ sáu pháp Ba la mật rồi thì có thể đầy đủ pháp gì?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Đã đầy đủ sáu pháp Ba la mật rồi thì có thể đầy đủ nhất thiết trí.

Phạm Thiên thưa: Bạch Thế Tôn! Vì sao đầy đủ sáu pháp Ba la mật rồi thì có thể đầy đủ nhất thiết trí?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Bố thí bình đẳng tức là nhất thiết trí bình đẳng. Trì giới bình đẳng tức là nhất thiết trí bình đẳng. Nhẫn nhục bình đẳng tức là nhất thiết trí bình đẳng. Tinh tấn bình đẳng tức là nhất thiết trí bình đẳng.

Thiền định bình đẳng tức là nhât thiết trí bình đẳng. Trí tuệ bình đẳng tức là nhất thiết trí bình đẳng. Do vậy, tất cả các pháp bình đẳng gọi là nhất thiết trí.

Lại nữa, này Phạm Thiên! Đầy đủ tướng bố thí, tướng trì giới, tướng nhẫn nhục, tướng tinh tấn, tướng Thiền định, tướng trí tuệ gọi là nhất thiết trí.

Này Phạm Thiên! Vì thế, hễ đầy đủ sáu pháp Ba la mật thì có thể đầy đủ nhất thiết trí.

Phạm Thiên thưa: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đầy đủ nhất thiết trí?

Phật dạy: Này Phạm Thiên! Nếu mắt không nhìn thấy sắc, cho đến ý không biết về pháp.

Này Phạm Thiên! Nếu quan sát sáu nhập trong ngoài như vậy thì gọi là đầy đủ nhất thiết trí.

Này Phạm Thiên! Do đó, đầy đủ nhất thiết trí là không chấp trước nơi mắt, cho đến không chấp trước nơi ý. Vì ý nghĩa này nên gọi trí của Như Lai là trí nhất thiết trí không chướng ngại.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần