Phật Thuyết Kinh Pháp Luân Không Thoái Chuyển - Phẩm Ba - Phẩm Thanh Văn, Bích Chi Phật - Tập Năm
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
PHÁP LUÂN KHÔNG THOÁI CHUYỂN
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
PHẨM BA
PHẨM THANH VĂN, BÍCH CHI PHẬT
TẬP NĂM
A Nan thưa: Thế nào là Như Lai Đẳng Chánh Giác lại vì các Đại Bồ Tát nói về Bích Chi Phật?
Đức Phật dạy: Này A Nan! Bồ Tát hiện thấy tất cả pháp! Thế nào là hiện thấy?
Đó là rõ các pháp là không tranh chấp, đều là giả danh, không hủy hoại tánh của các pháp mà thấy được pháp, chứng được pháp, nên gọi là Bích Chi Phật. Phật là chang thể nghĩ bàn. Đối với tất cả pháp và các chúng sinh đồng với tướng Niết Bàn bình đẳng không sai khác. Vô hình, vô tướng, thanh tịnh vắng lặng.
Cảnh giới chân thật, cảnh giới chúng sinh, cảnh giới Niết Bàn, giống như hình bóng huyễn hóa, không giới hạn, không thật có. Đối với các cảnh giới này cũng không có tướng của cảnh giới. Không thể dùng lời, không thể diễn tả, không có nơi chốn nương tựa, cũng không thể diễn tả.
Vì sao?
Vì như ngã không, không sinh, không diệt, biết cảnh giới chúng sinh thì biết cảnh giới các pháp, cảnh giới sinh tử, tức là cảnh giới Phật. Biết các cảnh giới như vậy nên gọi là Bích Chi Phật. Bồ Tát hiện biết đối với sắc, sắc ấy tức là sắc ấm, sắc ấm đã dứt thì chỉ còn có lời nói, không có ngã, ngã sở.
Vì sao?
Vì như nói về sắc ấm chỉ có lời nói.
Nên là không, không sinh, không diệt, lời nói không có tướng của lời nói, vì sao dùng lời nói?
Nói về sắc ấm ấy cũng hiện thấy thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm. Ví như nói về thức ấm, thì biết chỉ giả danh là thức ấm, chỉ có lời nói, lời nói đều không, không sinh không diệt, chẳng phải thật chẳng phải hư. Lời nói còn không, huống gì là tướng ấm, năm ấm như vậy đều từ giả danh mà lập nên, đó gọi là Bích Chi Phật.
Vì sao?
Vì nhờ vào tên gọi mà nói về là sắc, sắc chỉ là giả danh, không nhân, chẳng phải nhân, nhưng gọi tên là nhân, ấm ấy là do nhân duyên hợp nên không thể nói tướng của nó. Tất cả các pháp đều không nương, không duyên, biết rõ như vậy gọi là Bích Chi Phật.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói kệ:
Hiện thấy tất cả pháp
Đều biết không đối kháng
Chẳng sinh cũng chẳng hoại
Không có tướng trược loạn
Hiện thấy tất cả pháp
Bản tánh đều vắng lặng
Thể tướng là như vậy
Thì không có quyết định.
Hiện thấy chỗ rốt ráo
Tất cả pháp cũng thế
Đó gọi là chánh trí
Duyên Giác chẳng nghĩ bàn.
Niết Bàn và chúng sinh
Đời trước không thật có
Cõi này chẳng có sinh
Phật cũng khó nghĩ bàn.
Như chúng sinh Niết Bàn
Không sinh, không xuất xứ
Như pháp không tướng sinh
Đó gọi là Niết Bàn.
Chúng sinh và Niết Bàn,
Đều như bóng đáy nước
Có hình, không chúng sinh
Đó gọi là Niết Bàn.
Chúng sinh và Niết Bàn,
Đều là giả danh nói
Không sinh, cũng không diệt
Chỉ có tên gọi giả.
Tướng lời nói như thế.
Rõ không có chúng sinh
Nghĩa này phải nên biết
Chúng sinh tức Niết Bàn.
Tất cả lời nói không,
Tâm không, pháp cũng không
Dùng lời nói, chẳng lơi
Quyết định không người biết.
Phi ngôn, cõi không nương
Lời nói cũng vô trụ
Tướng lời nói như vậy
Chúng sinh chẳng nghĩ bàn.
Chúng sinh và Niết Bàn
Cõi thật, cõi chẳng thật
Xa lìa, được an ổn
Về hẳn nhà vắng lặng.
Tất cả cõi chúng sinh
Như hình bóng, tiếng vang
Không nhân cũng không duyên
Cõi thật chẳng nghĩ bàn,
Tất cả gốc các pháp
Chỉ dùng giả danh nói
Là chốn không thật có
Tướng tên gọi không thật
Cõi thật không nói nang
Cũng không người biết được
Vì không, không cõi thật,
Chúng sinh chẳng nghĩ bàn.
Cõi thật chẳng nói năng
Lời nói không thành được
Tướng chân thật như như
Chúng sinh không bờ mé
Tướng lời nói tự không
Chẳng dùng lời mà biết
Như điều ông thường nói
Chúng sinh không thể nghĩ
Tướng cõi thật như thế
Chẳng nghĩ bàn biết được
Đó gọi chánh giác nói
Bích chi khó nghĩ bàn
Hiện thấy đối sắc ấm
Chỉ có tên gọi giả
Tánh, tướng ấm như thế
Thường xa lìa lời nói
Không có tướng chân thật
Đó gọi là xuất thế.
Biết các ấm như vậy
Bản tánh không trụ xứ
Sắc ấy không thật có
Giả danh gọi là ấm.
Chỉ có tên gọi suông
Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Lời nói và các pháp
Không có chỗ quyết định
Nếu không có lời nói
Đó là nói sắc ấm.
Hiện thấy đối thọ ấm
Tưởng, hành cũng như vậy
Cho đến cả thức ấm
Chỉ có lời nói giả
Thấy ấm chẳng thể nói
Xa lìa tất ca tướng
Bản tánh không thật có
Chẳng sinh cũng chẳng trụ
Chân thật như đã nói
Xa lìa tất cả pháp
Biết các tướng như thế
Thể tánh không chỗ ở
Chỉ dùng giả danh nói
Nói ấm thảy cũng không
Biết lời nói không rồi
Không sinh cũng không diệt
Lời nói và các pháp
Không có chỗ quyết định
Nếu không có lời nói
Đó gọi là thức ấm.
Ấm này lìa lời nói
Hạn lượng không thật có
Tướng không sinh, không diệt
Cũng không chỗ nương tựa
Giải thoát các phiền não
Chẳng phải nghiệp, quả báo
Chẳng giác, cũng chẳng che
Chẳng lời, chẳng Niết Bàn
Tướng ấy không quyết định
Cũng không có trí tuệ
Trong ngoài không thật có
Không biếng nhác, tinh tấn
Không đùa bỡn, nghi ngờ
Cũng chẳng có thành tựu
Chẳng kinh, chẳng sợ hãi
Không có tất cả sắc
Cũng chẳng thấy cả không
Vô tướng cũng như thế
Không có một tướng khác
Chẳng buộc cũng chẳng mở
Tất cả các tiếng nói
Thanh ấy không chỗ vào
Đó gọi là Luật Đà.
Lời không diễn tả được
Rốt ráo nơi hiện thấy
Mà nói pháp vô tận
Được chánh định ấy rồi
Chẳng đắm mê lời nói
Trí này như hiện thấy
Đều nói A Luật Đà
Luật đà đồng các pháp
Im lặng mà giảng nói
Bấy giờ, hiện thấy đến
Chẳng từ nhân duyên khác
Đó gọi là Chánh Giác
Duyên Giác chẳng nghĩ bàn.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba