Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Sa Môn - Phần Năm - Hữu Học 2

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BA

BA PHÁP  

PHẨM CHÍN

PHẨM SA MÔN  

PHẦN NĂM

HỮU HỌC 2  

Này các Tỳ Kheo, bản tụng đọc này gồm hơn một trăm năm mươi học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy. Này các Tỳ Kheo, tất cả được thâu nhiếp họp lại thành ba học giới này.

Thế nào là ba?

Tăng thượng giới học, tăng thượng định học, tăng thượng tuệ học. Chính ba học giới này, này các Tỳ Kheo, thâu nhiếp tất cả. Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì một phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản phạm hạnh, tương xứng phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự Lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh Giác.

Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần. Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản phạm hạnh, tương xứng phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, làm cho muội lược tham, sân, si là bậc Nhất lai, chỉ trở về Thế Giới này một lần, rồi đoạn tận khổ đau. Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì một phần.

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản phạm hạnh, tương xứng phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết Bàn, không còn phải trở lui đời này nữa. Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần, đối với định, hành trì toàn phần, đối với tuệ, hành trì toàn phần.

Vị ấy có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản phạm hạnh, tương xứng phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp.

Vị ấy, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Như vậy, này các Tỳ Kheo, người hành trì có một phần, thành tựu được một phần. Người hành trì toàn phần, thành tựu được toàn phần. Ta tuyên bố rằng, này các Tỳ Kheo, các học giới không phải là rỗng không.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần