Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Kẻ Chiến Sĩ - Phần Năm - Mền Bằng Tóc

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BA

BA PHÁP  

PHẨM MƯỜI BỐN

PHẨM KẺ CHIẾN SĨ  

PHẦN NĂM

MỀN BẰNG TÓC  

Ví như, này các Tỳ Kheo, trong tất cả loại vải được dệt, mền được dệt bằng tóc được xem là hạ liệt nhất. Mền được dệt bằng tóc, này các Tỳ Kheo, khi trời lạnh thì lạnh, khi trời nóng thì nóng, xấu xí, có mùi hôi, xúc chạm khó chịu.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, trong các chủ thuyết của các Sa Môn ngoại đạo tuyên bố, chủ thuyết của Makkhali được xem là hèn hạ nhất. Này các Tỳ Kheo, Makkhali, kẻ ngu si có thuyết như sau.

Có kiến như sau: Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn. Này các Tỳ Kheo, những ai là các vị A La Hán trong thời quá khứ, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn. Các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn.

Nhưng này các Tỳ Kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn. Này các Tỳ Kheo, những ai là các vị A La Hán trong thời vị lai, các vị Chánh Ðẳng Giác, các bậc Thế Tôn. Các vị ấy đều chủ trương có nghiệp, đều chủ trương có nghiệp quả, đều chủ trương có tinh tấn.

Nhưng này các Tỳ Kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn. Còn Ta, này các Tỳ Kheo, nay là bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác cũng chủ trương có nghiệp, chủ trương có nghiệp quả, chủ trương có tinh tấn.

Nhưng này các Tỳ Kheo, chỉ có Makkhali, kẻ ngu si nói phản lại tất cả: Không có nghiệp, không có nghiệp quả, không có tinh tấn. Ví như, này các Tỳ Kheo, tại cửa sông, có người đặt một cái sập bẫy cá đem đến bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho các loại cá.

Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, Makkhali, kẻ ngu si xuất hiện ở đời như cái bẫy sập người, đem lại bất hạnh, đau khổ, tổn hại, nguy hại cho nhiều loài Hữu Tình.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần