Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Bảy - Bảy Pháp - Phẩm Hai - Phẩm Tùy Miên - Phần Bảy - Khổ, Vô Ngã, Tịch Tịnh

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

 An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG BẢY

BẢY PHÁP  

PHẨM HAI

PHẨM TÙY MIÊN  

PHẦN BẢY

KHỔ, VÔ NGÃ, TỊCH TỊNH  

Có bảy hạng người này, này các Tỳ Kheo, đáng được cung kính ở đời.

Thế nào là bảy?

Ở đây, này các Tỳ Kheo, có hạng người sống tùy quán khổ trong tất cả các hành sống, tùy quán vô ngã trong tất cả các pháp sống, tùy quán lạc trong Niết Bàn, tưởng lạc, cảm thọ lạc trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập.

Vị ấy với sự đoạn diệt các lậu hoặc sau khi chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Ðây là hạng người thứ nhất đáng được cung kính là ruộng phước vô thượng ở đời.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, ở đây có hạng người sống tùy quán lạc trong Niết Bàn, tưởng lạc cảm thọ lạc, trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập.

Với vị ấy, sự chấm dứt các lậu hoặc và sự chấm dứt sinh mạng xảy đến một lần, không trước không sau. Ðây là hạng người thứ hai đáng được cung kính là ruộng phước vô thượng ở đời.

Lại nữa, này các Tỳ Kheo, ở đây có hạng người sống quán lạc trong Niết Bàn, tưởng lạc, cảm thọ lạc trong tất cả thời, liên tục, không có gián đoạn, với tâm thắng giải, với tuệ thể nhập.

Vị ấy sự đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được trung gian Niết Bàn, chứng được tổn hại Niết Bàn, chứng được vô hành Niết Bàn, chứng được hữu hành Niết Bàn, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc Cứu Cánh. Ðây là hạng người thứ bảy, này các Tỳ Kheo, đáng được cung kính là ruộng phước vô thượng ở đời.

Này các Tỳ Kheo, đây là bảy hạng người ở đời đáng được cung kính là ruộng phước vô thượng ở đời.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần