Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Chín - Chín Pháp - Phẩm Một - Phẩm Chánh Giác - Phần Tám - Du Sĩ Sajjha
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG CHÍN
CHÍN PHÁP
PHẨM MỘT
PHẨM CHÁNH GIÁC
PHẦN TÁM
DU SĨ SAJJHA
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha Vương Xá, tại núi Gijjhakùta.
Rồi Du Sĩ Sajjha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm xã giao, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Du Sĩ Sajjha bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, có một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Giribaja.
Tại đây, bạch Thế Tôn, con có nghe từ miệng Thế Tôn, con có chấp nhận từ miệng Thế Tôn.
Này Sajjha, Tỳ Kheo nào là bậc A La Hán, đã đoạn các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát.
Vị ấy không có thể vi phạm năm sự:
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước làm Gia Chủ.
Bạch Thế Tôn, như vậy không biết con có khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì lời Thế Tôn dạy hay không?
Thật vậy, này Sajjha, như vậy thầy đã khéo nghe, khéo nắm giữ, khéo tác ý, khéo thọ trì.
Xưa kia và cả nay nữa, này Sajjha, ta đã nói như sau: Tỳ Kheo nào là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát.
Vị ấy không có thể vi phạm chín sự:
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể cố ý đoạt mạng sống của loài hữu tình.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể lấy của không cho, được gọi là ăn trộm.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hành dâm dục.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể biết mà nói láo.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, không có thể hưởng thọ các dục do các đồ cất chứa đem lại, như trước còn làm Gia Chủ.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Phật.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận Pháp.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận chúng Tăng.
Tỳ Kheo đã đoạn tận các lậu hoặc không có thể phủ nhận học pháp.
Xưa kia và cả nay nữa, ta tuyên bố như sau: Tỳ Kheo nào là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu viên mãn, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục đích đã đạt được, hữu kiết sử đã đoạn tận, chơn chánh giải thoát. Vị ấy không có thể vi phạm chín sự.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Magandiya
Phật Thuyết Kinh Phạm Thiên Thưa Hỏi - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Năm Mươi Bảy - Kinh đạp Miệng Trưởng Giả
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Thực Lạc
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Phương Quảng - Phần Năm - Tưởng
Phật Thuyết Kinh Thập Vãng Sanh A Di đà Phật Quốc
Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Hai Mươi Mốt - Công đức Thiên Pháp