Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Trưởng Lão - Phần Sáu - Câu Hỏi Về Chánh Trị

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM CHÍN

PHẨM TRƯỞNG LÃO  

PHẦN SÁU

CÂU HỎI VỀ CHÁNH TRỊ  

Một thời, Tôn Giả Mahàkassapa ở tại Ràjagaha Vương Xá, Trúc Lâm, tại vườn nuôi dưỡng các con sóc.

Tại đấy, Tôn Giả Kassapa gọi các Tỳ Kheo: Này Chư Hiền Tỳ Kheo.

Thưa vâng Hiền Giả.

Các Tỳ Kheo ấy vâng đáp Tôn Giả Mahàkassapa.

Tôn Giả Mahàkassapa nói như sau:

Ở đây, này Chư Hiền Tỳ Kheo nói lên chánh trí, nói rằng:

Tôi biết rõ như sau: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Như Lai hay đệ tử Như Lai, những vị hành thiền, thiện xảo trong thiền chứng, thiện xảo trong tâm người khác, thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận.

Vị ấy khi bị Như Lai, hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, thẩm vấn, gạn hỏi, thảo luận, rơi vào trống không, rơi vào bối rối, rơi vào bế tắc, rơi vào bất hạnh, rơi vào bế tắc và bất hạnh.

Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy như sau: Như thế nào, vị Tôn Giả này nói lên chánh trí, nói rằng:

Tôi rõ biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những Bậc hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, biết được tâm người ấy như sau: Tăng thượng mạn là Tôn Giả này, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn đã tuyên bố về chánh trí, nói rằng:

Tôi rõ biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.

Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình, tác ý đến tâm người ấy: Dựa trên gì, Tôn Giả này tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí, nói rằng:

Tôi rõ biết: Sanh đã tận không còn trở lui trạng thái này nữa?

Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm của người khác, với tâm của mình biết được tâm của người ấy: Nghe nhiều là Tôn Giả này, thọ trì điều đã nghe, cất chứa điều đã nghe.

Những pháp nào sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán đời sống phạm hạnh hoàn toàn viên mãn trong sạch, những pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì điều được nghe, thọ trì đọc tụng bằng lời, với ý khéo quán sát, khéo thể nhập, với chánh kiến.

Do vậy, Tôn Giả này, tăng thượng mạn, xem tăng thượng mạn của mình như là sự thật, chưa chứng đạt tưởng rằng đã chứng đạt, chưa làm tưởng rằng đã làm, chưa chứng đắc tưởng rằng đã chứng đắc, với tăng thượng mạn, đã tuyên bố về chánh trí, nói rằng:

Tôi rõ biết: Sanh đã tận không còn trở lui trạng thái này nữa.

Như Lai hay đệ tử Như Lai, là những vị hành thiền thiện xảo trong hành tướng tâm người khác, với tâm của mình, biết rõ tâm của người ấy: Tham là Tôn Giả này, sống nhiều với tâm bị tham chi phối, và bị tham chi phối nghĩa là tổn giảm trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng.

Sân là Tôn Giả này, sống nhiều với tâm bị sân chi phối, và bị sân hôn trầm thụy miên là Tôn Giả này và sống nhiều với tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối, và bị hôn trầm thụy miên chi phối nghĩa là tổn giảm trạo cử là Tôn Giả này, và vị ấy sống nhiều với tâm bị trạo cử chi phối, và tâm bị trạo cử chi phối nghĩa là tổn giảm nghi là Tôn Giả này.

Sống nhiều với tâm bị nghi hoặc chi phối ưa thích công việc là Tôn Giả này, thích thú công việc, chuyên chú trong thích thú công việc, và ưa thích công việc nghĩa là tổn giảm trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng.

Ưa thích nói chuyện là Tôn Giả này, thích thú nói chuyện, chuyên chú trong thích thú nói chuyện, thích thú nói chuyện là tổn giảm trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng.

Ưa thích ngủ nghỉ là Tôn Giả này, thích thú ngủ nghỉ, và tánh thích thú ngủ nghỉ nghĩa là tổn giảm trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng.

Ưa thích hội chúng là Tôn Giả này, thích thú hội chúng, chuyên chú ưa thích hội chúng, ưa thích hội chúng có nghĩa là tổn giảm trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng.

Thất niệm là Tôn Giả này, đối với các pháp cao thượng chỉ được phần nhỏ, dầu cho có chứng được thù thắng nhưng chỉ là phần nhỏ, lại đứng lại giữa đường. Đứng lại giữa đường, có nghĩa là tổn giảm trong pháp luật do Như Lai thuyết giảng.

Tỳ Kheo ấy, này Chư Hiền, không đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng, lớn mạnh, lớn rộng trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này không xảy ra.

Tỳ Kheo ấy, này Chư Hiền, đoạn tận mười pháp này, sẽ được tăng trưởng lớn mạnh, lớn rộng trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng, sự kiện này có xảy ra.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần