Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Mười - Mười Pháp - Phẩm Hai Mươi Mốt - Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh - Phần Mười - Sau Khi Chết

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:19 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT

KINH TĂNG CHI BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

CHƯƠNG MƯỜI

MƯỜI PHÁP  

PHẨM HAI MỐT

PHẨM THÂN DO NGHIỆP SANH  

PHẦN MƯỜI

SAU KHI CHẾT  

Rồi một Bà La Môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, vị Bà La Môn ấy bạch Thế Tôn: Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?

Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà La Môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Thưa Tôn Giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên Giới, cõi đời này?

Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà La Môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên Giới, cõi đời này.

Lời tuyên bố vắn tắt này của Sa Môn Gotama, con không hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi.

Lành thay, nếu Tôn Giả Gotama, như vậy thuyết pháp cho con, để con có thể như vậy hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Sa Môn Gotama.

Vậy này Bà La Môn, hãy nghe và khéo tác ý, ta sẽ nói.

Thưa vâng, Tôn Giả.

Vị Bà La Môn ấy vâng đáp Tôn Giả Gotama.

Tôn Giả Gotama nói như sau: Này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba. Phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn. Phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba?

Xem Kinh sáu ở trên. Như vậy, này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba. sáu

Như thế nào, này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn?

Xem Kinh sáu ở trên. Như vậy, này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn.

Và như thế nào, này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba?

Xem Kinh sáu ở trên, đoạn bốn. Như vậy, này Bà La Môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba.

Như vậy, do nhân phi hành pháp, bất bình đẳng hành, này Bà La Môn như vậy ở đây có các loài chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này Bà La Môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba. Pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn. Pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba.

Như thế nào, này Bà La Môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba?

Như Kinh sáu ở trên, đoạn tám. Như vậy, này Bà La Môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba.

Và này Bà La Môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn?

Xem Kinh sáu ở trên, đoạn chín. Như vậy, này Bà La Môn, pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn.

Và này Bà La Môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba?

Xem Kinh sáu ở trên. Như vậy, này Bà La Môn, pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba.

Như vậy, này Bà La Môn, do nhân pháp hành, bình đẳng hành, như vậy, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên Giới, cõi đời này.

Thật vi diệu thay, thưa Tôn Giả Gotama! Mong Tôn Giả Gotama nhận con làm đệ tử Cư Sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần