Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh ái - Phần Hai
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
KINH ÁI
PHẦN HAI
Tôi nghe như vậy!
Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, tại nước Xá Vệ.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Có khi từ ái sanh ra ái, từ ái sanh ra nhuế, từ nhuế sanh ra ái, từ nhuế sanh ra nhuế.
Thế nào là từ ái sanh ra ái?
Có người đối với chúng sanh là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Mọi người khác đối với người này đáp lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý.
Nó tự nghĩ: Ta đối với chúng sanh kia là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Những người khác đối xử với chúng sanh kia cũng hoan hỷ, đáng yêu, đáng nhớ, đáng thích ý. Cho nên ta lại sanh yêu mến mọi người khác. Đó gọi là từ ái sanh ra ái.
Thế nào là từ ái sanh ra nhuế?
Có một người đối với chúng sanh kia là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nhưng mà những người khác đối xử với chúng sanh kia lại không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý.
Nó nghĩ rằng: Ta đối với chúng sanh kia, là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Nhưng những người khác đối xử với người kia lại không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý. Cho nên ta sanh ra sân nhuế đối với mọi người kia. Đó gọi là từ ái sanh ra nhuế.
Thế nào là từ nhuế sanh ra ái?
Có một người đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Những người khác lại đối xử với người kia không hoan hỷ, không đáng yêu, không đáng nhớ, không đáng thích ý. Do đó nên ta đối với những người khác sanh ra ái niệm. Đó gọi là từ nhuế sanh ra ái.
Thế nào là từ nhuế sanh ra nhuế?
Có một người đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Mọi người khác đối xử với người này lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý.
Nó nghĩ rằng: Ta đối với chúng sanh kia không là hoan hỷ, không là đáng yêu, không là đáng nhớ, không là đáng thích ý. Nhưng mà người khác đối với người kia lại là hoan hỷ, là đáng yêu, là đáng nhớ, là đáng thích ý. Do đó ta sanh lòng sân nhuế đối với người khác ấy. Đó gọi là từ nhuế sanh ra nhuế.
Nếu Tỳ Kheo nào lìa dục, lìa pháp ác bất thiện, có giác, có quán cho đến thành tựu an trụ Sơ Thiền, cho đến Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, thì ái từ ái sanh, nhuế từ nhuế sanh, nhuế từ ái sanh, ái từ nhuế sanh, tất cả đều đã đoạn, đã biến tri.
Đoạn tận cội gốc của nó như chặt đứt ngọn cây Đa La, không thể mọc lại nữa, ở đời vị lai trở thành pháp bất sanh.
Nếu Tỳ Kheo nào sạch hết hữu lậu, tâm vô lậu giải thoát, tuệ giải thoát, ngay đời hiện tại tự biết tác chứng: Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Chính lúc này không bốc lên, không chống trả, không nổi bụi, không thiêu đốt, không hiềm người.
Thế nào là bị bốc lên?
Thấy sắc là ngã, sắc khác ngã, ngã trong sắc, sắc trong ngã. Đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Đó gọi là bị bốc lên.
Thế nào là không bị bốc lên?
Không thấy sắc là ngã, sắc khác ngã, sắc ở trong ngã, ngã ở trong sắc. Và thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Đó gọi là không bị bốc lên.
Thế nào là chống trả?
Đối với người mạ lỵ thì mạ lỵ lại. Đối với người sân giận thì sân giận lại, đối với người đánh thì đánh lại. Đối với người xúc phạm thì xúc phạm lại. Đó gọi là chống trả.
Thế nào là không chống trả?
Đối với người mắng chưởi mà không mắng chưởi lại. Đối với người sân giận mà không sân giận lại. Đối với người đánh mà không đánh lại. Đối với người xúc phạm mà không xúc phạm lại. Đó gọi là không chống trả lại.
Thế nào là nổi bụi?
Có ngã, ngã dục, cho đến mười tám thứ ái. Đó gọi là khởi trần lao.
Thế nào là không nổi bụi?
Không có ngã, không có ngã dục, cho đến mười tám thứ ái không khởi. Đó gọi là không khởi trần lao.
Thế nào là thiêu đốt?
Có ngã sở, ngã sở dục, cho đến mười tám ái hành bên ngoài. Đó gọi là thiêu đốt.
Thế nào là không thiêu đốt?
Không có ngã sở, không có ngã sở dục, cho đến không có mười tám ái hành bên ngoài. Đó gọi là thiêu đốt.
Thế nào là hiềm người?
Thấy ngã chân thật, mà khởi lên ngã mạn, ngã dục, ngã sử. Không đoạn, không biến tri. Đó gọi là hiềm người.
Thế nào là không hiềm người?
Không thấy ngã là chân thật, đối với ngã mạn, ngã dục, ngã sử đã đoạn, đã biến tri. Đó gọi là không hiềm người.
Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
***
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một
Phật Thuyết Kinh Làm Rõ Công đức Vô Biên Cõi Phật
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Bốn - Tinh Tấn độ Vô Cực - Kinh Số Năm Mươi Chín
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội đầu - Phẩm Mười Tám - Phẩm Vô Sở đắc - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Một - Phẩm Thông đạt
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Anh Lạc Hiện Tại Báo - Phẩm Ba Mươi - Phẩm Ba đường, Ba Thừa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Xuất Diệu - Phẩm Mười Bốn - Phẩm Phẫn Nộ - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Tám - Thập Nhất Diện Quán Thế âm Thần Chú Kinh - Tập Bốn