Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Niết Bàn - Phần Ba

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH NIẾT BÀN   

PHẦN BA  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Nếu Tỳ Kheo an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba La Đề Mộc Xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi.

Tỳ Kheo khi đã an trụ giới đầy đủ, khéo nhiếp trì Ba La Đề Mộc Xoa, đầy đủ oai nghi hành xứ, thấy những tội vi tế hay sanh lòng sợ hãi, bình đẳng thọ trì học giới, khiến cho sự tu tập ba học đầy đủ.

Những gì là ba?

Đó là tăng thượng giới học, tăng thượng ý học, tăng thượng tuệ học.

Thế nào là tăng thượng giới học?

Tỳ Kheo giới đầy đủ, nhưng định ít, tuệ ít. Đối với mỗi một phần giới vi tế cho đến nên gìn giữ giới học. Nếu Tỳ Kheo nào biết như vậy, thấy như vậy thì sẽ đoạn được ba kết và tham, nhuế, si còn mỏng, được nhất chủng đạo.

Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được Tư Đà Hàm. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì được gọi là gia gia. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác thì, sẽ được Tu Đà Hoàn. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được tùy pháp hành. Ở địa vị này nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được tùy tín hành. Đó gọi là tăng thượng giới học.

Thế nào là tăng thượng ý học?

Là Tỳ Kheo định đã đầy đủ, Tam Muội đã đầy đủ, nhưng tuệ ít. Đối với mỗi một phần giới vi tế, nếu phạm thì theo đó mà sám hối cho đến nên gìn giữ học giới.

Nếu Tỳ Kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ đoạn trừ năm hạ phần kết đó là thân kiến, giới thủ, nghi, tham dục, sân nhuế.

Khi đã đoạn trừ năm hạ phần kết này rồi, thì sẽ được trung Bát Niết Bàn. Ở đây nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được Sanh Bát Niết Bàn. Ở đây nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được vô hành Bát Niết Bàn. Ở đây nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được hữu hành Bát Niết Bàn. Ở đây nếu chưa được Đẳng Giác, thì sẽ được thượng lưu Bát Niết Bàn. Đó gọi là tăng thượng ý học.

Thế nào là tăng thượng tuệ học?

Là Tỳ Kheo học giới đã đầy đủ, định đã đầy đủ, tuệ đã đầy đủ. Nếu Tỳ Kheo nào biết như vậy, thấy như vậy, thì sẽ giải thoát tâm dục hữu lậu, giải thoát tâm hữu hữu lậu, giải thoát tâm vô minh hữu lậu. Giải thoát tri kiến.

Ta, sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã lập, những việc cần làm đã làm xong, tự biết không còn tái sanh đời sau nữa. Đó gọi là tăng thượng tuệ học.

Sau khi Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường