Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Phân Biệt - Phần Hai

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH PHÂN BIỆT   

PHẦN HAI  

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: Có năm thọ ấm. Ðó là, sắc thọ ấm, thọ, tưởng, hành, thức thọ ấm. Kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, vô minh, đối với năm thọ ấm sanh ra ngã kiến buộc vào, khiến cho tâm bị buộc vào mà sanh ra tham dục.

Này Tỳ Kheo, Ða văn Thánh đệ tử có trí tuệ, có minh, thì đối với năm thọ ấm này không bị buộc chặt bởi ngã kiến, khiến tâm bị trói buộc dính mắc, mà khởi lên tham dục.

Vì sao kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt, đối với năm thọ ấm, bị ngã kiến trói buộc, khiến cho tâm bị trói buộc dính mắc mà sanh ra tham dục?

Này Tỳ Kheo, kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt, thấy rằng sắc là ngã, là khác ngã, hay ở trong nhau.

Cũng vậy, thấy thọ, tưởng, hành, thức là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau. Những kẻ phàm phu ngu si không học, không trí tuệ, không sáng suốt như vậy, đối với năm thọ ấm nói là ngã và bị trói buộc vào, làm cho tâm bị trói buộc mà sanh ra tham dục.

Vì sao Thánh Đệ Tử, có trí tuệ, sáng suốt, không cho là ngã trói buộc, khiến kết buộc tâm mà sanh tham dục?

Vì không thấy sắc là ngã, khác ngã, hay ở trong nhau.  Cũng vậy, đối với thọ tưởng, hành, thức không thấy là ngã, khác ngã, hay ở trong ngã.

Như vậy, Thánh đệ tử, có trí tuệ, sáng suốt, thì đối với năm thọ ấm không thấy ngã trói buộc, để khiến trói buộc tâm mà sanh ra tham dục.

Nếu những gì thuộc về sắc, hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai. Hoặc trong, hoặc ngoài. Hoặc thô, hoặc tế. Hoặc tốt, hoặc xấu. Hoặc xa, hoặc gần, thì nên quán sát đúng tất cả chúng đều là vô thường.

Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức, hoặc là quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai. Hoặc trong, hoặc ngoài. Hoặc thô, hoặc tế. Hoặc tốt, hoặc xấu. Hoặc xa, hoặc gần, thì cũng nên quán sát đúng tất cả chúng đều là vô thường.

Bấy giờ, các Tỳ Kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường