Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tật Bệnh - Phần Năm

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:03 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH TẬT BỆNH  

PHẦN NĂM  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật ở trong vườn Ni Câu Luật, nước Ca Tỳ La Vệ. Bấy giờ, có nhiều người dòng họ Thích nhóm họp tại nhà luận nghị, bàn luận như vậy.

Khi ấy, có người họ Thích nói với người họ Thích tên là Nan Đề: Tôi có khi được đến Như Lai để cung kính cúng dường, có khi không được. Có khi được gần gũi cúng dường các vị Tỳ Kheo quen biết, có khi không được.

Lại cũng không biết có những vị Ưu Bà Tắc trí tuệ, mà khi có những vị Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di trí tuệ khác bị tật bệnh khốn khổ, thì sẽ làm sao thuyết pháp, giáo giới, giáo hóa cho họ?

Bây giờ chúng ta cùng đến chỗ Thế Tôn thưa hỏi nghĩa này. Theo như lời dạy Thế Tôn mà thọ trì.

Lúc đó, Nan đề và những người dòng họ Thích, cùng nhau đến chỗ Phật, cúi đầu lễ dưới chân, ngồi lui qua một bên, bạch Phật: Bạch Thế Tôn, chúng con những người họ Thích có bàn luận với nhau ở nhà nghị luận như vậy.

Có người họ Thích đến nói với con rằng: Này Nan đề, chúng tôi có khi được đến Như Lai để cung kính cúng dường, có khi không được. Có khi được gần gũi cúng dường các vị Tỳ Kheo quen biết, có khi không được. Nói đầy đủ như trên cho đến vâng theo lời dạy Thế Tôn mà thọ trì.

Hôm nay chúng con thỉnh vấn Thế Tôn: Nếu Ưu Bà Tắc trí tuệ, mà khi có Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di trí tuệ khác bị bệnh tật khốn khổ thì nên Thuyết Pháp giáo giới, giáo hóa thế nào?

Phật bảo Nan Đề: Nếu Ưu Bà Tắc trí tuệ, muốn đến chỗ Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di trí tuệ khác đang bị tật bệnh khốn khổ, thì đem ba Pháp an tâm này mà truyền dạy cho họ.

Nói rằng: Nhân giả! Hãy thành tựu lòng tin thanh tịnh bất hoại đối với Phật, đối với Pháp, Tăng.

Sau khi đem ba pháp an tâm này truyền dạy xong, lại nên hỏi rằng: Nhân giả có quyến luyến cha mẹ không?

Nếu người kia có quyến luyến cha mẹ, thì nên dạy buông xả và nên nói rằng: Nếu Nhân giả quyến luyến cha mẹ mà được sống, thì đáng quyến luyến.

Đã không do quyến luyến mà được sống, thì quyến luyến làm gì?

Nếu kia nói không có quyến luyến cha mẹ thì nên tùy hỷ khuyến thiện và hỏi thêm rằng: Đối với vợ con, nô bộc, tiền của cùng mọi vật Nhân giả có quyến luyến không?

Nếu nói quyến luyến thì nên khuyên buông xả, như pháp xả sự quyến luyến cha mẹ.

Nếu nói không quyến luyến, thì tùy hỷ khuyến thiện và hỏi nữa: Đối với ngũ dục thế gian Nhân giả có luyến tiếc không?

Nếu họ nói luyến tiếc, thì nên giải thích là ngũ dục thế gian là chỗ xấu xa, bất tịnh, bại hoại, hôi hám, không giống như ngũ dục thắng diệu Cõi Trời. Hãy khuyên kia lìa bỏ ngũ dục thế gian và quyết mong ngũ dục Cõi Trời.

Nếu người kia nói tâm đã xa lìa ngũ dục thế gian và trước đã nghĩ đến dục thắng diệu Cõi Trời, thì tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với họ rằng: Ngũ dục thắng diệu Cõi Trời, là pháp vô thường, khổ, không, biến hoại. Chư Thiên Cõi Trời có thân tướng thù thắng hơn ngũ dục Cõi Trời.

Nếu kia nói đã bỏ nghĩ đến dục Cõi Trời và chỉ nghĩ đến thân tướng hơn ngũ dục, thì cũng tùy hỷ khuyến thiện và lại nói với rằng: Dục của hữu thân cũng lại là pháp vô thường, biến hoại, chỉ có sự an lạc của xuất ly, là Niết Bàn với sự diệt tận của các hành.

Nhân giả nên lìa bỏ sự mê luyến nơi hữu thân, mà nên vui cái vui Niết Bàn vắng lặng, tối thượng, thù thắng. Vị Thánh đệ tử kia nếu đã lìa bỏ sự mê luyến đối với hữu, chỉ vui với Niết Bàn, thì cũng nên tùy hỷ khuyến thiện.

Như vậy, Nan Đề, Thánh đệ tử kia từ từ trước sau được nhắc nhở chỉ dạy, khiến cho họ được Niết Bàn bất khởi. Giống như Tỳ Kheo sống một trăm tuổi, giải thoát Niết Bàn.

Phật nói Kinh này xong, Nan Đề họ Thích cùng mọi người nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ ra về.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường