Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tì Nữu đa La

Kinh Nguyên thủy   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:01 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống  

KINH TÌ NỮU ĐA LA  

Tôi nghe như vậy!

Một thời Đức Phật trú tại Câu Tát La du hành trong nhân gian, đang nghỉ trong rừng cây Thân Thứ, phía Bắc làng Tì Nữu Đa La. Gia chủ Bà La Môn làng Tì Nữu Đa La nghe Phật đang nghỉ nơi này.

Sau đó rủ nhau đến rừng cây Thân Thứ, đến trước Thế Tôn thăm hỏi an úy nhau xong, ngồi lui qua một bên.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo gia chủ Bà La Môn: Ta sẽ vì ông nói pháp tự thông, hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ.

Những gì là pháp tự thông?

Thánh Đệ Tử nên học như vậy: Tôi tự nghĩ, nếu có người muốn giết tôi, điều đó tôi không thích. Cũng như vậy, điều mà nếu tôi không thích người khác cũng không thích.

Tại sao lại giết họ?

Nhận ra điều này rồi, sẽ thọ trì sự không sát sanh, không thích sát sanh. Nếu tôi không thích bị người trộm cướp, người khác cũng không thích.

Vậy tại sao tôi lại trộm cướp đối với người?

Cho nên hãy giữ giới không trộm cướp, không thích việc trộm cướp. Tôi đã không thích người xâm phạm đến vợ tôi, người khác cũng không thích.

Vậy tại sao nay tôi lại xâm phạm đến vợ người?

Cho nên phải giữ giới không tà dâm đối với người. Tôi còn không thích bị người dối gạt, người khác cũng như thế.

Vậy tại sao lại dối gạt người khác?

Cho nên, phải giữ giới không nói dối. Tôi còn không thích người khác chia lìa thân hữu tôi, người khác cũng như vậy.

Vậy tại sao nay tôi lại chia lìa thân hữu người khác?

Cho nên không nói hai lưỡi. Tôi còn không thích người khác nói lời thô ác, người khác cũng như thế.

Vậy tại sao đối với người khác mà lại mạ nhục?

Cho nên đối với người khác không nên nói lời ác khẩu. Tôi còn không thích người nói lời thêu dệt, người khác cũng như thế.

Vậy tại sao đối với người lại nói lời thêu dệt?

Cho nên đối với người khác không nên nói lời thêu dệt. 

Bảy pháp như vậy gọi là Thánh giới. Lại nữa, thành tựu tín thanh tịnh bất hoại đối với Phật, thành tựu tín thanh tịnh bất hoại đối với pháp, đối với Tăng. Đó gọi là Thánh đệ tử thành tựu bốn bất hoại tịnh. Tự mình quán sát ngay bây giờ có thể tự ký thuyết, mình không còn vào địa ngục, không còn vào ngạ quỷ, súc sanh và không còn vào tất cả đường ác.

Đạt được pháp Tu Đà Hoàn, không rơi vào pháp đường ác, quyết định thẳng đến Chánh Giác, chỉ còn bảy lần qua lại Cõi Trời, người, cứu cánh biên tế khổ.

Sau khi gia chủ Bà La Môn làng Tì Nữu nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy ra về.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Sáu

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Năm

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Bốn

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Ba

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Hai

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường

Phật Thuyết Kinh đại Thừa Mật Nghiêm - Phẩm Tám - Phẩm A Lại Da Vi Mật - Tập Một

Kinh Nguyên thủy   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Địa Bà Ha La, Đời Đường