Phật Thuyết Kinh Thiền đạt Ma đa La - Phần Một - Con đường Phương Tiện Tu Hành Pháp Niệm An Ban Phần Thoái Chuyển
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La, Đời Đông Tấn
PHẬT THUYẾT
KINH THIỀN ĐẠT MA ĐA LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Phật Đà Bạt Đà La, Đời Đông Tấn
PHẦN MỘT
CON ĐƯỜNG PHƯƠNG TIỆN
TU HÀNH PHÁP NIỆM
AN BAN PHẦN THOÁI CHUYỂN
Trước lễ Phật Mâu Ni
Diệt phiền não thiêu đốt
Người lưu chuyển thoái thất
Giúp họ được thăng tiến
Tu hành pháp vi diệu
Hay lìa lỗi thoái thất
Diệt luôn mọi điều ác
Thành tựu các công đức.
Đức Thế Tôn biết rõ tướng của các pháp, đạt được trí tuệ như thật, diệt tan lửa dữ phiền não, đã thoát khỏi nhà lửa thiêu đốt, dùng thuyền bát nhã Ba la mật vượt biển khổ vô lượng, vì bản nguyện đại bi nên không bao giờ Ngài rời bỏ chúng sinh, luôn luôn vì những người tu hành mà nói pháp chưa từng có, độ những người chưa độ, làm cho họ được an ổn, có hai cửa cam lồ.
Mỗi cửa có hai đường: Một là đường phương tiện, hai là con đường thù thắng, thanh tịnh, đầy đủ sự vi diệu sâu xa, có khả năng giúp tất cả người tu hành vượt khỏi ba pháp thoái thất, xa lìa mọi trói buộc, thăng tiến càng tăng khiến được thành tựu, quyết định hết khổ sinh tử, dứt trừ mọi ngu si đen tối của chúng sinh từ lâu đời, đưa đến nẻo giải thoát một cách rốt ráo.
Sau khi Đức Thế Tôn diệt độ, các Tôn Giả như Ma Ha Ca Diếp, A Nan, Mạt Điền Địa, Xá Na Bà Tư, Ưu Ba Quật, Bà Tu Mật, Tăng Già La Xoa, Đạt Ma Đa La, cho đến Tôn Giả Bất nhược mật đa la, các vị trì pháp, đem ngọn đuốc trí tuệ này thứ tự truyền cho nhau. Như nay theo những gì tôi đã lãnh hội mà nói ra nghĩa này.
Như những gì tôi nghe
Nói cảnh giới tu hành
Phương tiện vượt cứu cánh
Nhờ tu tập phát sinh
Hành giả đối pháp thiện
Trước nên biết bốn thứ
Lùi, giảm, trụ, thăng tiến
Quyết định các công đức
Khi tu hành thoái lui
Liền trụ pháp không sinh
Cũng không thể thăng tiến
Điều đó nay lược nói
Trước khởi ý bình đẳng
Tập hành quán tâm từ
Liền chấm dứt sân hận
Làm cho không khởi lại
Chận đứng các phiền não
Luôn giữ giới thanh tịnh.
Khi giới đã thanh tịnh
Chánh định từ đó khởi
Đã khởi chánh định rồi
Quán sát nên, không nên
Khéo biết nên, không nên
Hướng về điều nên làm
Đã hướng điều nên làm
Chuyên niệm buộc tâm vào
Từ đó được an lạc
Chánh quán nương hơi thở
Khi quán nương hơi thở
Tâm ấy còn tán loạn
Buộc tâm vào hơi thở
Như người khéo điều ngựa.
An Ban có hai thứ: Một là thấy, hai là xúc, kẻ độn căn không thể thấy.
Tâm đã trụ hơi thở
Tư duy nhớ nghĩ đúng
Lạnh, nóng cùng nặng nhẹ
Mềm mại, trơn, thô nhám
Hành giả biết rõ ràng
Tùy thuận khéo điều hòa
Xúc chạm mà không biết
Tức là tu hành lùi.
Đếm một cho là hai
Đếm hai cho là một
Cho đến chín còn lộn
Thế nên nói tu lùi.
Nếu đếm bị thoái lui
Phải đếm lại từ đầu
Cho đến mười đầy đủ
Xa lìa các nhầm lẫn.
Chưa tu hoặc tu rồi
Hay có cách tu khác
Phát sinh các lỗi này
Như vậy là tu lùi.
Hành giả khi đếm số
Tâm cứ sinh rối loạn
Rối loạn càng phát triển
Như vậy là tu lùi.
Hơi thở không thông suốt
Xông lên trên mũi, mắt
Làm đảnh đầu đau nhức
Bên trong phong đại khởi,
Thở loạn, mất giềng mối
Mà không biết điều phục
Thân thể hết sức nóng
Tâm kia sinh hỗn loạn,
Bốn thứ đã rối bời
Phong đại dấy lên tranh
Hành giả khiến nó dứt
Mà không đủ khả năng,
Không biết cách đối trị
Đây ắt mau thoái giảm
Hành giả nương thở vào
Mà lại nương thở ra,
Hành giả duyên thở ra
Mà lại duyên thở vào
Cả hai tâm đều tịnh
Đây là quả tu hành.
Vắng lặng định ý sinh
Mà lại trụ số đếm
Có các lỗi lầm này
Do tu hành thoái lui.
Thở gấp mà an ban
Thì khiến niệm tán loạn
Do niệm tán loạn này
Tâm tu hành phát cuồng.
Vì tâm kia phát cuồng
Không biết nên, không nên
Cả hai không phân biệt
Thế nên nói tu lùi.
Hành giả đếm đã thành
Thở ra biết thở ra
Ra rồi biết chỗ trụ
Nơi ấy khéo quán sát.
Quán rồi thở trở lại
Lại rồi được thanh tịnh
Không rõ biết sáu thứ
Nên tu hành thoái lui.
Dài, ngắn phân biệt rõ
Toàn thân đều tỉnh thức
Thân hành tạm ngơi nghỉ
Tất cả nên biết rõ
Không hiểu rõ điều đó
Khiến tu hành thoái lùi.
Bốn việc thù thắng của
Thân niệm xứ xong
Biết vui cũng biết thích
Ý hành siêng phương tiện
Lại nên chế tâm mình
Khiến không cho loạn động.
Bốn việc thù thắng của
Thọ niệm xứ xong
Phân biệt biết tâm mình
Tu hành quán sát đúng
Lại sinh tâm vui vẻ
Trở lại nhiếp vào định
Không phải tâm không định
Định rồi tâm giải thoát.
Bốn việc thù thắng của
Tâm niệm xứ xong
Người khéo tu giải thoát
Không để tâm chìm đắm
Nếu rơi vào chìm đắm
Thì không thể giải thoát
Quán sát đoạn vô thường
Lìa dục và diệt tận
Hít vào, thở ra diệt
Gọi là tu hành thắng.
Đây là bốn pháp tương tợ niệm xứ
Như vậy mười sáu hành
Tâm tự tại hồi chuyển
Những gì xúc biết được
Thấy được cũng như vậy.
Nếu thấy cùng với xúc
Không khéo biết phân tích
Lỗi này cần phải rõ
Vô trí nên thoái lui.
Tu hành tăng tiến lên
Không nên duyên nơi thấp
Nơi thấp cũng như vậy
Không nên tiến lên trên.
Nếu thấy hai đều tiến
Tâm trụ quán bình đẳng
Thì nó tự nhiên thành
Như vậy đạt cứu cánh.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Nghi Quỹ đại Oai Nộ ô Sô Sáp Ma - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Xá Lợi Phất Hối Quá
Phật Thuyết Kinh Bồ Tát Tự Tại Vương - Phần Năm
Phật Thuyết Kinh Tứ đồng Tử Tam Muội - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Ba - Ba Pháp - Phẩm Chín - Phẩm Sa Môn - Phần Bốn - Hữu Học 1
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Khất Thực - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Sinh - đức Phật Thuyết Giảng Về Tôn Giả Ca Chiên Diên Nói Về Vô Thường
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Hai - Phẩm Phạm Chí - Kinh Hà Khổ
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Lục Thường Hành - Phần Hai