Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni - Phẩm Năm - Phẩm Nhập Vào Sự Nghiệp Sâu Xa Chẳng Thể Nghĩ Bàn Của Như Lai - Tập Bốn
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Bát Nhã, Đời Đường
PHẬT THUYẾT KINH
THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Bát Nhã, Đời Đường
PHẨM NĂM
PHẨM NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA
CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI
TẬP BỐN
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Trí chân thật của Phật Pháp Vương
Biết nhân nhiễm, tịnh của chúng sinh
Nhân duyên như vậy sinh phiền não
Nhân duyện như vậy được giải thoát
Nghĩ lệch tà tư làm nhân hetu, vô minh duyên pratyaya
Vô minh làm nhân, hành làm duyên
Thức với nhóm danh sắc, sáu nhập
Hữu chi một trong mười hai nhân duyên nhân duyên đều như vậy
Phiền não làm nhân, nghiệp làm duyên
Các kiến làm nhân, tham làm duyên
Tùy miên kiết hoặc dùng làm
Nhân hiện hành phiền não dùng làm duyên.
Hai nhân duyên khiến chúng sinh giải thoát
Nghe tiếng của pháp khởi tùy thuận
Nội tâm chánh niệm quán pháp không śūnya: Trống rỗng
Giải thoát biển có được siêu thăng
Chỉ śamatha, quán vipaśyana trợ nương nhau
Không chút đi, lại mà có được
Quán kỹ không sinh cũng không diệt
Gần gũi giải thoát được trong mát thanh lương.
Trụ ba hạnh, nuôi lớn ba minh
Tu tập giải thoát chẳng phóng dật
Tận vô sinh trí được Thật Đế
Do nhân duyên này, tâm thanh tịnh
Phật vào môn chánh định tam muội
Ra vào diệt định nirodha samāpatti:
Diệt thọ tưởng định, niệm đầy đủ
Pháp Vương thiền định không gì bằng vô đẳng đẳng:
Không có hàng nào ngang bằng được
Vào tám giải thoát, nhiều Đẳng Trì Samāhita
Ngược thuận thứ tự vượt khoảng cách
Một định hiển bày vô biên định
Tâm không trăm ải nơi hiểm trở không phân biệt
Tuy thường trụ định, không tâm định
Thanh Văn, Duyên Giác, Tam Ma Đề
Bồ Tát trăm ngàn mọi loại định
Phật Tam Ma Địa vượt các định
Trí nghiệp khéo léo này thiện xảo nghiệp trí khó lường.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai dùng túc trụ trí pūrvanivāsānusmṛti jñāna biết vô số việc ở đời trước trong quá khứ của thân của mình với các chúng sinh, ấy là: Một đời, hai đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, vạn đời, ức trăm ngàn đời.
Kiếp thành vivarta kalpa, kiếp hoại saṇvarta kalpa, kiếp thành hoại vivarta saṇvarta kalpa, vô số kiếp thành, vô số kiếp hoại, vô số kiếp thành hoại… ta với chúng sinh có tên gọi danh tự như vậy, chủng tính như vậy, ăn uống như vậy, hình tướng như vậy, sắc loại như vậy, khổ vui như vậy, xứ sở như vậy, thọ mệnh như vậy, sinh tử như vậy, ở nơi tên là… mất đi rồi sinh ở nơi tên là… vô số mọi loại việc của đời trước thảy đều nghĩ nhớ được.
Lại biết mỗi mỗi chúng sinh ấy, quá khứ dùng nhân hetu như vậy sinh vào Thế Giới này. Đức Như Lai biết xong, tùy theo chỗ tương ứng ấy mà nói pháp. Lại biết như thật, tâm hạnh quá khứ của chúng sinh, niệm lúc trước như vậy theo thứ tự nhân diệt nối tiếp nhau dẫn khởi niệm lúc sau như vậy, hoặc lại duyên bị thiếu nên niệm lúc sau chẳng sinh được. Mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.
Như một chúng sinh: tâm như vậy diệt, tâm như vậy sinh, luân chuyển chẳng đứt đoạn, vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp nói chẳng thể hết. Như một chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, niệm niệm sinh diệt, tâm tâm nối tiếp nhau, nói chẳng thể hết.
Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Giả sử tận hết kiếp ở bờ mé vị lai nói việc đời trước mà Đức Như Lai đã biết thì chẳng thể cùng tận, cho nên nói túc trụ trí tuệ của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, khó biết bờ mé, nói chẳng thể hết.
Bấy giờ, Đức Như Lai phát ra tiếng đại bi Mahā kāruṇa śabda giống như Ngưu Vương Ṛṣabha bảo khắp chúng sinh: Các ngươi cần phải niệm niệm suy nghĩ, đời quá khứ: Xa, gần từng gieo trồng căn lành, hoặc ở chỗ của Đức Phật từng gieo trồng căn lành, hoặc ở chỗ của Nhị Thừa gieo trồng các căn lành…
Các chúng sinh ấy do Uy Lực của Đức Phật đều nhớ đến điều tốt lành xưa kia. Đức Như Lai biết xong, tùy ứng nói pháp. Các chúng sinh ấy được nghe pháp xong, như căn lành xưa kia đều ở nơi Thừa Yāna của mình được chẳng chuyển lùi. Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ tám của Như Lai.
Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ rằng:
Phật, thế gian đăng một tên gọi của Phật nhớ kiếp xưa
Vô biên ức số na do tha
Thấu tỏ chánh mình với chúng sinh
Như xem quả A Ma Lặc Amla phala trong tay
Như vậy họ tên, sắc phân biệt
Thọ mệnh, trú xứ, sinh tử khác
Do nhân duyên đó sinh chốn này
Khéo biết thời nên vì nói pháp
Lại biết vô biên Kiếp quá khứ
Chúng sinh: tâm citta, tâm sở caitasika chẳng đồng
Vô lượng chùng loại đều sinh tâm
Đại Trí Như Lai đều biết rõ
Quá khứ: tâm tuôn chảy chẳng dứt
Mỗi một chúng sinh, Phật đều biết
Số Kiếp Kalpa ngang bằng các Sông Hằng
Vô biên hành ấy, nói không hết
Tận mé vị lai, hết thảy kiếp
Chẳng thể nói nhân trước nhân của đời trước của Phật
Trí Tuệ vô đẳng, không bờ mé
Giống như biển lớn không bờ mé
Phật trụ lợi trí, sức thắng thông
Nhớ nhân trắng sạch, xưa đã tu
Với chúng sinh kia gieo căn lành
Quá khứ hoặc từng cúng dường Phật
Sức uy thần Phật khiến nghĩ nhớ
Như nhân pháp trắng thiện pháp trong sạch trước đã làm
Nhớ dùng giáo này trụ ba thừa
Thanh tịnh giải thoát, không thoái lùi
Thiện Thệ Sugata vô lượng nhân Hetu quá khứ
Tất cả chúng sinh khó đo lường
Dủng nghiệp thứ tám này làm nhân
Vô số chúng sinh đều điều phục.
Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thiên Nhãn Devya cakṣu của Như Lai hơn hẳn con mắt của loài người, nhìn thấy các chúng sinh: Sinh ở chỗ này, chết ở chỗ kia.
Ấy là: Thấp kém, tối thắng, hình sắc thiện, hình sắc ác, hoặc tốt, hoặc xấu… mọi loại như vậy tùy theo nghiệp thọ sinh. Hoặc có chúng sinh thân đủ hạnh ác, hoặc có chúng sinh miệng đủ hạnh ác, hoặc có chúng sinh ý đủ hạnh ác, hoặc chê bai Hiền Thánh với nhóm tà kiến… do nhân duyên của nghiệp cho nên buông bỏ thân này xong thì bị đọa vào địa ngục.
Lại có chúng sinh thân đủ hạnh thiện, hoặc có chúng sinh miệng đủ hạnh thiện, hoặc có chúng sinh ý đủ hạnh thiện, chẳng chê bai Hiền Thánh với nhóm chánh kiến… do nhân duyên của nghiệp cho nên buông bỏ thân này xong thì sinh ở trên Trời.
Thiên Nhãn của Như Lai thảy đều thấy biết.
Như vậy mười phương cùng tận pháp giới, tột cùng cõi hư không vô lượng vô biên, vượt qua số lượng hết thảy Thế Giới… ở khoảng giữa ấy, hoặc có Thế Giới bị kiếp hỏa kalpāgni: Tai vạ do lửa dấy lấy trong thời hoại kiếp thiêu đốt nên trống rỗng, không còn nơi nào có được vô sở hữu.
Hoặc có Thế Giới: Mọi loại chúng sinh sinh ở chỗ này, chết ở chỗ kia. Hoặc các Bồ Tát du hành các cõi nước, hoặc các Như Lai hướng đến Đạo Thụ cây Bồ Đề chứng Đại Bồ Đề, chuyển bánh xe pháp, tương ứng dứt hết dấu vết tăm tối, bày vào Niết Bàn…
Mỗi mỗi Thanh Văn đều hiện được giải thoát nhập vào Niết Bàn, mỗi mỗi Duyên Giác kia hiện mọi loại thông abhijña: Thần thông hay khiến cho kẻ gặp được tăng trưởng công đức. Mọi loại như vậy, Đức Phật đều thấy rõ như đối trước mắt.
Lại thấy Thế Giới có các chúng sinh không có thân tướng, chẳng phải là chỗ mà thiên nhãn của ngoại ngũ thông năm loại thần thông của ngoại đạo, cũng chẳng phải là nơi mà con mắt của Nhị Thừa với Bồ Tát nhìn thấy được, chỉ có thiên nhãn của Như Lai mới thấy rõ.
Hoặc có đất ấy lớn như bánh xe, các chúng sinh không có thân tướng ấy tràn đầy bên trong, nhiều như hết thảy người Trời trong ba ngàn đại thiên Thế Giới… Đức Phật đều thấy rõ, dùng thiên nhãn thanh tịnh quán sát nhỏ nhiệm hết thảy chúng sinh trong tất cả Thế Giới, kẻ có thể điều phục được thì khiến cho mỗi một kẻ đều thấy thân Phật hiện ngay trước mặt, mỗi một chúng sinh ấy cũng chẳng biết nhau.
Đây là sự nghiệp Chánh Giác thứ chín của Như Lai.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Ba - Kinh Phật Tự Thuyết - Chương Một - Phẩm Bồ đề
Phật Thuyết Kinh chánh Pháp Hoa - Phẩm Hai Mươi Mốt - Bồ Tát Dược Vương
Phật Thuyết Kinh Thành Cụ Quang Minh định ý - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Vân Luân Cầu Mưa - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Tứ Thập Nhị Chương - Chương Ba Mươi Tám - Có Sanh Tất Có Diệt
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Tham Dục - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Na Tiên Tỳ Kheo - Phẩm Năm Mươi Hai - Phẩm Cùng đến Một Lượt