Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Hai - Phẩm Bảy - Phẩm Biranatthambhaka - ðám Cỏ Thơm - Chuyện Con Sông ðầy Tiền Thân Punnanadi
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG HAI
PHẨM BẢY
PHẨM BIRANATTHAMBHAKA
ÐÁM CỎ THƠM
CHUYỆN CON SÔNG ÐẦY
TIỀN THÂN PUNNANADI
Vật gì người ta nói. Câu chuyện này khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư kể về trí tuệ Ba La Mật.
Một thời đại chánh pháp đường, các Tỳ Kheo nói chuyện liên hệ đến trí tuệ của Như Lai: Thưa các Hiền Giả, bậc Chánh Đẳng Giác có trí tuệ vĩ đại, trí tuệ rộng rãi, minh trí, mẫn tiệp, trí tuệ sắc bén, trí tuệ thấu triệt, và đầy đủ phương tiện.
Bậc Ðạo Sư đến và hỏi: Này các Tỳ Kheo, các ông hội họp ở đây đang bàn luận vấn đề gì?
Khi nghe vấn đề trên, bậc Ðạo Sư nói: Này các Tỳ Kheo, không phải chỉ nay, mà thuở trước cũng vậy, Như Lai đã có trí tuệ và thiện xảo phương tiện. Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ. Thuở xưa, khi Vua Brahmadatta trị vì ở Ba La Nại, Bồ Tát sanh ra trong gia đình của vị cố vấn tế tự.
Khi trưởng thành, vị ấy đi học tất cả các nghề ở Takkasilà. Sau khi phụ thân mất, vị ấy nhận được chức vụ cố vấn tế tự cho Vua về thánh sự và tục sự.
Sau một thời gian, Vua nghe theo lời gièm pha của các nịnh thần, phẫn nộ không cho Bồ Tát ở gần, và tẩn xuất vị ấy ra khỏi thành Ba La Nại. Bồ Tát đem vợ con đi, và sống tại một làng nhỏ ở Kàsi.
Sau một thời gian, Vua nhớ lại công đức của Bồ Tát, suy nghĩ: Nếu ta cử một sứ giả đi mời Sư Trưởng về, như vậy không thích hợp. Ta hãy làm một bài Kệ, viết trên lá cây, cho nấu thịt quạ, gói cả lá và thịt trong miếng vải trắng, đóng dấu ấn của Vua rồi gửi đi. Nếu Sư Trưởng là Bậc Hiền Trí, sau khi đọc tấm lá, và biết là thịt quạ, Sư Trưởng sẽ đến. Nếu không, vị ấy sẽ không đến.
Vì vậy, nhà Vua viết bài kệ này trên tấm lá:
Vật gì người ta nói
Uống được nước sông đầy?
Vật gì người ta nói
Ðược lúa mì che lấp?
Vật gì người ta nói
Người lữ hành đi xa?
Vật ấy, nay đã đến,
Hãy ăn, Bà La Môn!
Như vậy Vua viết bài kệ này trên lá, rồi gửi cho Bồ Tát.
Bồ Tát đọc thư tự nghĩ:
Vua muốn gặp ta và đọc bài kệ thứ hai:
Vì Vua còn nhớ ta,
Nên mới gởi cho quạ,
Ngỗng Trời, hạc, chim công,
Vua cũng sẽ gửi thôi,
Nếu Vua không gửi gì
Ấy là điều đáng ngại.
Bồ Tát cho thắng bò vào xe và đi đến yết kiến Vua. Vì thế Vua thoả mãn, đặt Bồ Tát vào chức vụ cố vấn tế tự như cũ.
Bậc Ðạo Sư kể pháp thoại này xong, liền nhận diện tiền thân: Lúc bấy giờ, Vua là Ànanda, còn vị tế tự là ta vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Ratthapala
Những ngôi chùa nổi tiếng tại trung tâm Hà Nội
Phật Thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật - Phần Ba - đại Thừa Chánh Tông
Phật Thuyết Kinh đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết - Phẩm Mười - Phẩm Thuyết Pháp
Phật Thuyết Kinh Lục độ Tập - Chương Năm - Thiền độ Vô Cực - Kinh Số Tám Mươi Hai
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Năm - Phẩm Súc Sinh - Tập Bốn
Phật Thuyết Kinh đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Năm - Phẩm Hoa Tạng Thế Giới - Phần Bốn