Phật Thuyết Kinh Tiểu Bộ - Tập Mười - Chuyện Tiền Thân đức Phật - Chương Một - Phẩm Kakantaka - Chuyện Con Tắc Kè Tiền Thân Godha
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TIỂU BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP MƯỜI
CHUYỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG MỘT
PHẨM KAKANTAKA
CHUYỆN CON TẮC KÈ
TIỀN THÂN GODHA
Giao du với kẻ ác. Câu chuyện này, khi ở tại Trúc Lâm, Bậc Ðạo Sư kể về Tỳ Kheo phản bội. Chuyện này giống như chuyện trong Tiền Thân Mahihàmukha.
Thuở trước, khi Vua Brahmadatta trị vì ở Ba La Nại, Bồ Tát sanh làm con cắc kè. Khi đến tuổi trưởng thành, Bồ Tát sống trong một cái hang lớn trên bờ sông, với vài trăm con tắc kè khác vây quanh.
Bồ Tát có một con. Con tắc kè đực này làm bạn với một con kỳ nhông, sống thân mật với nó, và thường đi đến ôm quấn lấy nó. Sự thân mật ấy được báo lên cho cắc kè cha biết.
Cắc kè chúa cho gọi con mình lên và nói: Này con thân, con thân tình với chỗ không đáng thân tình. Con kỳ nhông thuộc gia đình hạ tiện, không nên làm thân với chúng. Nếu con làm thân với con kỳ nhông ấy, toàn bộ gia đình cắc kè sẽ lâm nạn. Bắt đầu từ nay con chớ thân mật với nó.
Tuy vậy, cắc kè con vẫn thân với bạn như trước. Bồ Tát nói đi nói lại nhiều lần nhưng không thể ngăn cản sự thân mật của con mình với con kỳ nhông.
Bồ Tát suy nghĩ: Rất có thể, vì con kỳ nhông này, sự sợ hãi sẽ khởi lên cho chúng ta. Khi sự sợ hãi ấy khởi lên, ta phải tìm con đường chạy trốn.
Rồi Bồ Tát bảo đào một lỗ thông gió phía bên cạnh hang để có lối thoát khi cần. Con cắc kè đực dần dần lớn với thân hình to lớn. Còn con kỳ nhông vẫn có thân thể nhỏ như xưa. Khi con cắc kè ôm chặt con kỳ nhông để hôn nó, con kỳ nhông có cảm giác như bị hòn núi đè nặng.
Con kỳ nhông bị mệt mỏi, suy nghĩ: Nếu con cắc kè ôm hôn ta như vậy vài ngày nữa, thì ta chết mất. Vậy ta hãy âm mưu với một người thợ săn để sát hại gia đình cắc kè này. Một hôm, nhân có cơn giông nổi lên giữa mùa hè, nhiều con kiến mối bay ra, và các con cắc kè từ chỗ này chỗ kia bò ra để ăn mồi. Một người thợ săn cắc kè, cầm cuốc để đào hang cắc kè, đi vào rừng với những con chó.
Con kỳ nhông thấy người, liền nghĩ: Hôm nay, ta sẽ thỏa mãn nguyện vọng của mình.
Nó liền bò đến, nằm không xa và hỏi: Thưa ông, ông vào rừng để làm gì?
Người thợ săn ấy nói: Ðể bắt các con cắc kè.
Tôi biết một cái hang có hàng trăm con cắc kè, hãy đem lửa và rơm đến.
Rồi nó dẫn người thợ săn đến đấy và nói: Hãy bỏ rơm vào chỗ này, đốt lửa xông khói, đặt các con chó ở xung quanh. Ông hãy cầm một cái vồ lớn, đập các con cắc kè chạy ra, giết chúng và vun thành đống.
Nói vậy xong, nó nghĩ: Hôm nay, ta sẽ thấy kẻ thù đại bại bỏ chạy, nghĩ vậy xong, nó đến nằm một chỗ và ngóc đầu lên. Người thợ săn xông khói rơm và khói bay vào trong hang.
Các con cắc kè bị khói làm mù mắt, hoảng sợ, bò ra với ý định chạy trốn. Người thợ săn đập các con chạy ra và giết hết. Những con nào chạy thoát tay anh ta, thì các con chó chận bắt. Ðại nạn khởi lên cho các con cắc kè.
Bồ Tát biết rằng do con kỳ nhông, nên sợ hãi đã khởi lên, Bồ Tát than: Thật không nên giao du với loài ác độc. Do loài ác độc nên an lạc không có. Chính do một con kỳ nhông độc ác, các con cắc kè này bị hủy diệt.
Trong khi chạy trốn thông qua lỗ khói, Bồ Tát nói lên bài kệ:
Giao du với kẻ ác
Không đưa đến an lạc,
Do một con kỳ nhông,
Toàn gia đình cắc kè
Ðã rơi vào đại nạn.
Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện tiền thân: Lúc bấy giờ, con kỳ nhông là Đề Bà Đạt Đa, cắc kè con của Bồ Tát không nghe lời giáo huấn là Tỳ Kheo phản bội, còn chúa loài cắc kè là ta vậy.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Phật Bản Hạnh Tập - Phẩm Bốn Mươi Sáu - Phẩm Hiến Cúng Rừng Tre - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ - Phẩm Bảy - Phẩm Thân Niệm Xứ - Tập Hai
Phật Thuyết Kinh Lạc Anh Lạc Trang Nghiêm Phương Tiện - Phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Phật Danh - Phần Mười Hai
Phật Thuyết Kinh Trung A Hàm - Phẩm Mười Ba - Phẩm Căn Bổn Phân Biệt - Kinh Phân Biệt Quán Pháp
Phật Thuyết Kinh Bố Thí đồ ăn đạt được Năm Phước Báo
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Hữu Lưu
Phật Thuyết Kinh Bát Nhã Ba La Mật - Phẩm Bốn Mươi Sáu - Phẩm Ma Sự