Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Một - Bạn Lữ

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:04 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống

PHẬT THUYẾT KINH

TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Thi Hộ, Đời Tống  

PHẦN MỘT

BẠN LỮ  

Bấy giờ Chấp Kim Cương Bồ Tát Đại Dược Xoa Tướng có dáng tôn nghiêm đáng sợ vượt hơn cả ngàn mặt trời, nhất tâm mà trụ.

Thời đấng Đại Bi Tô Ma Hô Đồng Tử Subāhu kumāraka: Diệu Tý Đồng Tử từ chỗ ngồi đứng dậy, chân thành đỉnh lễ bàn chân của Bồ Tát Chấp Kim Cương Vajra dhāra, muốn hỏi pháp thành tựu Siddhi dharma của các vị Minh Chủ Vidyādhipati với nhóm chân ngôn Mantra.

Cho nên nói lời như vậy: Tôi thấy thế gian có người cầu chân ngôn, hạn chế việc ăn uống, trì tụng, chuyên tâm siêng năng chịu khổ… tu hành như vậy nhưng chẳng thành tựu. Nguyện xin Tôn Giả Ayuṣmat, hay Sthavira phân biệt, giải nói Nhân Duyên Hetu pratyaya chẳng thành tựu.

Tôn Giả có uy đức như ánh sáng mặt trời tràn đầy, đã diễn bày chân ngôn hay phá các sự mờ tối, lại hay vệ hộ với diệt các tội.

Vì sao tu Nhân Hetu lại chẳng được Quả Phala?

Giả sử có tu đầy đủ mọi loại Tất Địa Siddhi thuộc Phẩm Thượng Trung Hạ của chân ngôn đã mong cầu, nhưng chẳng thành tựu!

Nếu đã y theo Pháp Dharma mà chẳng thành tựu thời liền vứt bỏ chân ngôn mà thuận theo Vô Minh Avidya. Đức Phật nói dùng Tuệ Prajñā đắc được Tịch Diệt Vyupaśama, dùng Si Moha che tuệ thì chẳng thể chữa bệnh được.

Nếu nói chân ngôn chẳng được thành tựu thì cũng như người che lấp tuệ, không có thể chữa trị được. Nguyện xin Tôn Giả dùng Đại Bi Mahā kāruṇa diễn bày chân ngôn, cứu thoát chúng sinh.

Nếu kẻ kia niệm tụng kèm làm hộ hồng ma Homa thời vì sao vị Minh Chủ chẳng ban cho thành tựu?

Vì Pháp chẳng đủ, vì không có sức lực ư?

Vì do thời tiết, vì có tội ư?

Vì chân ngôn có sự thêm bớt ư?

Nguyện vì chúng sinh, phân biệt giải nói.

Thời Chấp Kim Cương Bồ Tát Đại Dược Xoa Tướng trực tiếp nghe Diệu Bạc Subāhu: Diệu Tý hỏi như vậy xong, trong khoảng thời gian ngắn tu du: Murhūta nhắm mắt lại suy nghĩ, liền chuyển bàn tay cầm Bạt Chiết La Vajra.

Chày Kim Cương màu nhiệm, mắt lộ tướng vui vẻ, nhìn kỹ rồi nói lời như vậy: Lạ thay! thương xót các loài chúng sinh giống như ánh sáng mặt trăng chiếu khắp thế gian. Do duyên Pratyaya với tâm rất thanh tịnh này của ông, cho nên đã vượt hẳn tất cả các vị Đại Bồ Tát Mahā bodhisatva.

Vị Bồ Đề Tát Đỏa Bodhisatva: Bồ Tát chẳng mong cầu niềm vui cho riêng mình, vì lợi hữu tình cho nên hay nhẫn chịu được nỗi khổ lớn. Chính vì thế cho nên Bồ Tát nhìn thấy chúng sinh đau khổ thì Bồ Tát cũng đau khổ, nhìn thấy chúng sinh vui thích thì Bồ Tát cũng vui thích.

Ta biết tâm của ông. Cuối cùng chẳng vì mình mà vì lợi cho chúng sinh, cho nên phát ra câu hỏi như vậy. Thế nên trong phút chốc, nhất tâm suy nghĩ, ta sẽ vì ông phân biệt giải nói pháp chân ngôn màu nhiệm.

Ông hãy nghe cho kỹ! Nếu có trì tụng pháp chân ngôn của ta thì nên làm như vậy.

Trước tiên, đối với Chư Phật phải khởi sự cung kính sâu xa. Tiếp theo, phát tâm vô thượng đại bồ đề, xa lìa nhóm Tham Lobha, hay Rāga, Sân Krodha, hay Dveṣa, Si Moha, Kiêu Mạn Adhi māna.

Lại đối với Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng nơm nớp ôm giữ sự tôn trọng, cũng nên chân thành sâu xa cung kính ta cùng với tuân sùng Đại Kim Cương Bộ Mahā vajra kulāya. Cần phải xa lìa sự giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thêu dệt phù phiếm, nói lời ác, nói hai lưỡi, cũng chẳng uống rượu với ăn thịt.

Nếu có chúng sinh thực hành tà kiến Mithyā dṛṣṭi tuy đem thân, miệng, ý làm nghiệp tốt lành thiện nghiệp: Kuśala karma, do tà kiến cho nên biến thành việc chẳng tốt lành bất thiện: A kuśala, được quả tạp nhiễm. Ví như đồn điền y theo thời tiết làm, nếu hạt giống bị khô héo thì cuối cùng chẳng sinh ra mầm được. Kẻ ngu si tà kiến cũng lại như vậy, giả sử thực hành điều thiện thì cuối cùng chẳng được quả.

Chính vì thế cho nên cần phải xa lìa tà kiến, luôn y theo chính kiến Samyag dṛṣṭi mà chẳng dao động, thường nên tu hành mười pháp tốt lành Thập Thiện Pháp: Daśakuśala karmāṇi, tăng trưởng pháp vi diệu thâm sâu.

Nếu có hàng Trời, Rồng, A Tu La với nhóm loại của các quỷ ăn máu thịt… du hành thế gian tổn hại hữu tình, quấy rối người tu hành khiến cho thoái tâm. Muốn khiến cho nhóm ấy chẳng gây tổn hại thì cần phải vào Pháp Đại Tam Muội Gia Mạn Trà La Mahā samaya maṇḍala này, nơi mà các chúng Đại Thánh cũng với Chư Thiên đã cư trú.

Thế nên gọi là Đại Mạn Trà La Mahā maṇḍala. Cũng lại nên vào làm các việc Pháp, Diệu Mạn Trà La Su maṇḍala. Do tồi phục các loài gây chướng khiến cho điều phục, thế nên ân cần như pháp đi vào. Cũng nên vào Tối Thắng Minh Chủ Đại Mạn Trà La chẳng nên gián đoạn.

Ví như cỗ xe nếu thiếu vành bánh xe dầu sai người khéo điều khiển, cuối cùng chẳng thể đi được. Pháp giới vô thắng cũng lại như vậy. Giả sử siêng năng thực hành, cuối cùng chẳng tăng trưởng.

Người cầu thành tựu, lại cần thắng bạn bạn thù thắng. Song bạn lữ ấy cần có đủ tuệ, tịnh khiết, đoan nghiêm, sinh trong nhà dòng tộc, y theo pháp cứng mạnh điều phục các căn, nói lời đáng yêu, ưa thích buông xả, đủ đại từ bi, hay chịu đựng được sự đói khát với các khổ não, chẳng quy y hàng Trời khác cùng với cúng dường, thông minh khéo léo, thường ôn giữ nhân nghĩa.

Ở chỗ của Tam Bảo, thâm tâm cung kính. Người có đức hạnh đủ trang nghiêm như vậy thì ở thời này rất khó gặp được. Nếu người có đủ căn lành, có đức hạnh thì nên tìm cầu người bạn như vậy.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần