Phật Thuyết Kinh Tô Ma Hô đồng Tử Thỉnh Hỏi - Phần Mười Một - Phân Biệt Các Bộ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Thi Hộ, Đời Tống
PHẬT THUYẾT KINH
TÔ MA HÔ ĐỒNG TỬ THỈNH HỎI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
PHẦN MƯỜI MỘT
PHÂN BIỆT CÁC BỘ
Lại nữa, Đức Thế Tôn vì lợi ích chúng sinh cho nên nói ba câu chi năm lạc xoa chân ngôn với Minh, tên là Trì Minh Tạng Vidyā dhara piṭaka.
Lại Thánh Quán Tự Tại nói ba câu chi năm lạc xoa chân ngôn.
Ở trong Bộ này chân ngôn Chủ tên là Hà Gia Cật Lật Bà Hayagrīva: Mã Đầu.
Mạn Trà La của Bộ này nói là Nễ Tỳ Gia Nitya lại có bảy chân ngôn Chủ là: Thập Nhị Tý chân ngôn Chủ Dva daśa bhūja, Lục Tý Ṣaḍ bhūja, Thượng Kế, Mãn Như Ý Nguyện, Tứ Diện Catur mukha, Bất Không Quyến Sách Amoghapāśa, Nhị Tý Dva bhūja giống như ánh sáng mặt trời chiếu sáng thế gian. Bảy chân ngôn chủ của nhóm này đều là chỗ quán của Mã Đầu.
Lại có tám Minh Phi Vidyā rāñji là: Mục Tinh Tārā, Diệu Bạch Suśveta, Cư Bạch Pāṇḍara vāsinī, Quán Thế Vilokini, Độc Kế Eka jaṭa, Kim Giáp Suvarṇamukha, Danh Xưng Yaśa, Bật Cú Chi Bhṛkuṭī. Nhóm này đều là Minh Phi trong Liên Hoa Bộ.
Lại nói mọi loại Diệu Mạn Trà La với các Thủ Ấn.
Ta vì lợi ích cho chúng sinh nghèo túng với đập nát các loài quỷ cho nên nói bảy câu chi chân ngôn với Mạn Trà La.
Lại có bảy Sứ Giả, bảy Minh Phi. Lại có sáu mươi bốn Tần Nữ Quan, lại có tám đại tâm chân ngôn, lại có vô lượng phẫn nộ của hàng Quân Trà Lợi, lại có vô lượng chân ngôn chủ của hàng Tối Thắng Minh… thế nên Bộ này có tên là Quảng Đại Bạt Tích La Bộ Quảng Đại Kim Cương Bộ.
Lại có Đại Thần tên là Bát Chi Ca Pañcika nói hai vạn chân ngôn. Vị Thần ấy có Phi vợ tên là Di Khước La Mikara nói một vạn chân ngôn. Đây lại gọi là Bát Chi Ca Bộ Pañcika kula.
Lại có Đại Thần tên là Ma Ni Bát Đà La Maṇi bhadra: Bảo Hiền nói mười vạn chân ngôn. Đa Văn Thiên Vương Vaiśravaṇa nói ba vạn chân ngôn. Đây lại gọi là Ma Ni Bộ Maṇi kula.
Lại có Chư Thiên với A Tu La cầu nơi Pháp Tắc, lại tu hành đầy đủ, niệm tụng chẳng gián đoạn. Người như vậy mau được thành tựu, cứu thoát các khổ, lại hay diệt tội, hay cho đời này với đời sau được niềm vui.
Ngoài chân ngôn lại không có pháp khác. Ví như lửa Trời giáng xuống cùng với sương, mưa đá hay tổn hại các vật, không thứ già có thể tránh thoát. Uy lực của chân ngôn cũng lại như vậy, hay đập tan khổ não với các tội chướng. Như cây báu Như Ý hay tỏa mãn mọi loại ý nguyện của hữu tình.
Pháp màu nhiệm của chân ngôn cũng lại như vậy, hay ban cho thành tựu, hoặc ban cho phú quý, thảy đều hay ban cho: Sắc đẹp, sức mạnh, sống lâu.
Có các Bồ Tát quán sát hữu tình gặp các nạn khổ với sự sợ hãi khác, sự khổ đau vì nạn Vua chúa, giặc ác, lửa, mưa đá… tức tự biến thân làm hình chân ngôn Chủ cứu giúp chúng sinh.
Nếu lại có người tuy ở tại nhà thọ nhận các sự yêu thích, đối với Pháp Tắc đã nói bên trong chân ngôn, người kia mỗi ngày chẳng thiếu sót, số niệm tụng chưa đầy đủ, hoặc đủ thời xong, hoặc nghiệm hiện xong, tức lìa năm dục đủ giới thanh tịnh, vào nơi Tịnh Thất lại tụng chân ngôn đủ mười vạn biến, sau đó cầu thành tựu, chẳng lâu liền được chân ngôn Tất Địa mà ý đã ưa thích.
Lại nữa, Hành Giả nếu muốn tắm rửa, lấy đất sạch hòa với nước xoa bôi khắp thân ấy. Sau đó vào trong nước lớn thanh tịnh, tùy ý tẩy rửa xong. Hoặc hướng mặt về phương Đông, hoặc hướng mặt về phương Bắc, rửa tay chân xong, chỉ ngồi xổm. Nên để hai bàn tay ở khoảng giữa hai đầu gối, dùng nước rưới khắp thân thể.
Đừng để cho nước phát ra tiếng, liền dùng bàn tay phải làm pháp bụm nước, ở trong lòng bàn tay ấy đừng để nước có bọt, Chú vào nước ba lần, rồi uống nước ấy ba lần, đừng để phát ra tiếng. Đem ngón cái của bàn tay lau chùi miệng hai lần với rưới lên thân, tức làm Hộ Thân xong.
Đột nhiên, sau đó kẽ răng vướng chất cấu uế mà lưỡi tiếp chạm biết được. Hoặc lại ho hắng, khạc nhổ, chảy nước mũi.
Hoặc lại ép lồng ngực… liền nên như bên trên tụng vào nước rồi uống nước, cho đến súc miệng tắm gội xong rồi, liền đến Tịnh Thất, khoảng trung gian chẳng cùng với người ngoài, hoặc nam hoặc nữ, người xuất gia, Bà La Môn thanh tịnh, Đồng Nam, Đồng Nữ với Hoàng Môn kẻ bán nam bán nữ … nói chuyện với cùng tiếp chạm nhau. Nếu có tiếp chạm nhau thì lại như lúc trước tắm gội vời dùng nước súc miệng, sau đó niệm tụng.
Như ưa thích tắm gội, sau đó ưa thích niệm tụng. Đối với các hữu tình có đủ sự thương xót, lại chẳng yêu lợi dưỡng của người khác, đi xin thức ăn để ăn.
Chân Ngôn chẳng đúng pháp phi pháp liền sinh giận dữ, tức hại mạng kia.
Nếu có trì tụng đại thừa Phương Quảng, lại hay tin nhận, cững ưa thích vì người khác rộng nói, dũng mãnh tinh tiến, bền chắc bồ đề thắng tâm. Người như vậy trì tụng chân ngôn, chẳng lâu sẽ được thành tựu điều mà ý ưa thích.
Ông đã thỉnh hỏi, ta đã vì ông nói chính đúng Nhất Thiết Phật Giáo Chân Ngôn Đô Giáo Pháp.
Lại nữa, bên cạnh đó nói về lời dạy bảo ngôn giáo của ngoại đạo, ông nên nghe cho kỹ! Ma Hề Thủ La Thiên Maheśvara nói mười câu chi chân ngôn, bên dưới đó các hàng Trời, Rồng với nhóm phi mỗi mỗi đều nói số ngàn vạn chân ngôn với Thủ Ấn, Mạn Trà La… y theo pháp thọ trì.
Nếu trái ngược với sự dạy bảo giáo này thì chẳng đến thẳng, chẳng thành tựu, cũng sẽ tự hại mình.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Bốn Mươi - Phẩm Thất Nhật - Phần Một
Phật Thuyết Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng - Phẩm Hai Mươi Hai - Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Nhập Lăng Già - Phẩm Mười - Phẩm Kệ Tụng Phần Thứ Nhất - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cận Trụ
Phật Thuyết Kinh Pháp Cú Thí Dụ - Phẩm Mười Sáu - Phẩm Minh Triết - Thí Dụ Ba Mươi Hai