Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Bốn Mươi - Phần Năm - Chánh Nghiệp

Kinh Đại thừa   •   Thứ hai, 25/12/2023, 22:18 PM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán

PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư 

An Thế Cao, Đời Hậu Hán  

ÐẠI KINH BỐN MƯƠI PHẦN NĂM

CHÁNH NGHIỆP  

Ở đây, này các Tỳ Kheo, chánh kiến đi hàng đầu.

Và như thế nào, này các Tỳ Kheo, là chánh kiến đi hàng đầu?

Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp, như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là tà nghiệp?

Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, như vậy, này các Tỳ Kheo, là tà nghiệp.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh nghiệp?

chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y, có loại chánh nghiệp, này các Tỳ Kheo, thuộc Bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y?

Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục, như vậy, này các Tỳ Kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỳ Kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc Bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi?

Cái gì, này các Tỳ Kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh Đạo, thành thục trong Thánh Đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm, như vậy, này các Tỳ Kheo, là chánh nghiệp thuộc Bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp, như vậy là chánh niệm của vị ấy.

Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

***

icon

Tổng hợp

Cùng chủ đề

Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba

Kinh Đại thừa   •   25.12.2023
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Đời Diêu Tần