Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Bất động Lợi ích - Phần Hai - Bất động
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
KINH BẤT ĐỘNG LỢI ÍCH PHẦN HAI
BẤT ĐỘNG
Ở đây, các ác bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp ấy tác thành chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập.
Ở đây, này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: Các dục hiện tại và các dục tương lai. Cho Thánh đệ tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi chiến thắng Thế Giới, sau khi xác định vị trí của ý.
Khi ta an trú với tâm quảng đại, đại hành chiến thắng Thế Giới, xác định vị trí của ý, các ác bất thiện ý: Tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên, với các pháp ấy được đoạn trừ, tâm của ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu tập. trong khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó.
Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến samvattanikam vinnanam có thể tùy theo đây đạt đến bất động. Như vậy, này các Tỳ Kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích bất động.
Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại, và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo thành. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ của nó.
Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến bất động. Như vậy, này các Tỳ Kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích bất động.
Lại nữa này các Tỳ Kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những sắc tưởng hiện tại và những sắc tưởng tương lai, cả hai đều vô thường.
Cái gì vô thường thời không đáng để được hoan hỷ, không đáng để được hoan nghênh, không đáng để được chấp trước. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ của nó.
Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến bất động. Như vậy, này các Tỳ Kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích bất động.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - hội đầu - Phẩm Bảy - Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền - phần Sáu
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Cấp Cô độc - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Thí đăng Công đức - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Thường - Phần Một
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Bảy - Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm - Phẩm Ba Mươi Bốn - Phẩm đẳng Kiến - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Thừa Bí Mật Chẳng Nghĩ Bàn Của Như Lai - Phẩm Mười Chín - Phẩm Hộ Thế