Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Ví Dụ Con Rắn - Phần Năm - Lo âu
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT KINH TRUNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
KINH VÍ DỤ CON RẮN
PHẦN NĂM
LO ÂU
Ðược nghe nói vậy, một Tỳ Kheo khác bạch Thế Tôn: Có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp: Có thể có, này Tỳ Kheo, ở đây, có người nghĩ như sau: Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi.
Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy. Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh.
Này Tỳ Kheo, như vậy, có cái không thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp: Có thể có, này Tỳ Kheo, ở đây, này Tỳ Kheo, có người không nghĩ như sau: Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi.
Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy. Người đó không sầu muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh.
Như vậy, này Tỳ Kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền muộn.
Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp: Có thể có, này Tỳ Kheo, ở đây, này Tỳ Kheo, có người có tà kiến như sau: Ðây là Thế Giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú không biến chuyển.
Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi. Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn.
Người đó có thể nghĩ như sau: Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại.
Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỳ Kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn.
Bạch Thế Tôn, có thể có cái gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp: Có thể có, này Tỳ Kheo, ở đây, có người không có tà kiến như sau: Ðây là Thế Giới, đây là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi.
Người này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ, cố chấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn.
Vị ấy không nghĩ như sau: Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại. Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc. Vị ấy không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh.
Này các Tỳ Kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Vô thường và vô ngã.
Này các Tỳ Kheo, các ông có thể nắm giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
Chư Tỳ Kheo, các ông có thể thấy một vật sở hữu nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi không?
Bạch Thế Tôn, không.
Lành thay, này các Tỳ Kheo.
Này các Tỳ Kheo, Ta cũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi.
Này các Tỳ Kheo, các ông có thể chấp thủ ngã luận thủ nào mà ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỳ Kheo, các ông có thấy ngã luận thủ nào mà ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Bạch Thế Tôn không.
Lành thay, này các Tỳ Kheo.
Này các Tỳ Kheo, ta cũng không thấy ngã luận thủ nào mà ngã luận thủ ấy được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Này các Tỳ Kheo, các ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Này các Tỳ Kheo, các ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
Bạch Thế Tôn, không.
Lành thay, này các Tỳ Kheo!
Này các Tỳ Kheo, ta cũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Chư Tỳ Kheo, nếu có ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
Bạch Thế Tôn, có.
Chư Tỳ Kheo, nếu có ngã sở thuộc, thời có ngã của tôi không?
Bạch Thế Tôn, có.
Chư Tỳ Kheo, nếu ngã và ngã sở thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến xứ này: Ðây là Thế Giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi.
Này các Tỳ Kheo, kiến xứ ấy là hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
Bạch Thế Tôn, làm sao có thể hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
Này các Tỳ Kheo, các ông nghĩ thế nào?
Sắc là thường hay vô thường?
Bạch Thế Tôn, vô thường.
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Bạch Thế Tôn, khổ.
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Bạch Thế Tôn, không.
Chư Tỳ Kheo, cảm thọ là thường hay vô thường?
Bạch Thế Tôn, là vô thường.
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Bạch Thế Tôn, là khổ.
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: Cái này là của tôi.
Tự ngã của tôi?
Bạch Thế Tôn, không.
Chư Tỳ Kheo, tưởng là thường hay vô thường?
Bạch Thế Tôn, vô thường.
Cái gì vô thường?
Bạch Thế Tôn, không.
Chư Tỳ Kheo, các hành là thường hay vô thường.
Chư Tỳ Kheo, thức là thường hay vô thường?
Bạch Thế Tôn, vô thường.
Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
Bạch Thế Tôn, khổ.
Cái gì vô thường, khổ thì có hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
Bạch Thế Tôn, không.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, bất cứ các sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần.
Tất cả sắc pháp là: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ nào. Bất cứ tưởng nào. Bất cứ hành nào.
Bất cứ thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức là: Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỳ Kheo, nhờ thấy vậy, vị đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có trí khởi lên, biết được đã giải thoát.
Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây với một đời sống khác.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Ba - Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ - Phần Mười
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Bhaddali
Phật Thuyết Kinh Lục Tập độ - Phần Sáu Mươi Mốt
Phật Thuyết Kinh Tạo Lập Hình Tượng Phước Báo
Phật Thuyết Kinh Tối Thượng Bí Mật Na Nõa Thiên - Phần Ba - Tối Thượng Thành Tựu Nghi Quỹ
Phật Thuyết Kinh đại Bảo Tích - Pháp Hội Thứ Chín - Pháp Hội đại Thừa Thập Pháp - Phần Một
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Khổ Chúng
Phật Thuyết Kinh Trì Thế - Phẩm Một - Phẩm Tứ Lợi - Tập Ba
Phật Thuyết Kinh ánh Sáng Hoàng Kim - Phẩm Hai Mươi Mốt - Phẩm Thiện Sinh Luân Vương