Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Ba - Thiên Uẩn - Chương Một - Tương ưng Uẩn - Năm Mươi Kinh ở Giữa - Phẩm Tham Luyến - Phần Tám - Mahàli
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BA
THIÊN UẨN
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG UẨN
NĂM MƯƠI KINH Ở GIỮA
PHẨM THAM LUYẾN
PHẦN TÁM
MAHÀLI
Như vậy tôi nghe!
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, trong rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các đại giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi, bạch Thế Tôn:
Puràna Kassapa Phú Lan Na Ca Diếp, bạch Thế Tôn, thuyết như sau:
Không nhân, không duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh.
Không nhân, không duyên, chúng sanh bị nhiễm ô.
Không nhân, không duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh.
Không nhân, không duyên, chúng sanh được thanh tịnh.
Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào?
Này Mahàli, có nhân, có duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh.
Này Mahàli, có nhân, có duyên, chúng sanh bị nhiễm ô.
Này Mahàli, có nhân có duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh.
Có nhân, có duyên, chúng sanh được thanh tịnh.
Nhưng bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì là sự nhiễm ô của chúng sanh?
Do có nhân gì, do có duyên gì chúng sanh bị nhiễm ô?
Này Mahàli, nếu sắc nhất hướng khổ, rơi trên đau khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với sắc. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô.
Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô. Và này Mahàli, nếu thọ nhất hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời các chúng sanh không tham đắm đối với thọ.
Và vì rằng, này Mahàli, thọ là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với thọ. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô.
Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.
Và này Mahàli, nếu tưởng nhất hướng khổ, nếu các hành nhất hướng khổ, và này Mahàli, nếu thức nhất hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với thức.
Vì rằng, này Mahàli, thức là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, do vậy chúng sanh tham đắm đối với thức. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô.
Này Mahali, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.
Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân, thế nào là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh?
Do có nhân như thế nào, có duyên như thế nào, chúng sanh được thanh tịnh?
Này Mahàli, nếu sắc là nhất hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với sắc. Do yếm ly nên ly tham. Do ly tham nên giải thoát.
Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.
Này Mahàli, nếu thọ là nhất hướng lạc.
Này Mahàli, nếu tưởng là nhất hướng lạc.
Này Mahàli, nếu các hành là nhất hướng lạc.
Này Mahàli, nếu thức là nhất hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với thức. Và vì rằng, này Mahàli, thức là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với thức. Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên giải thoát.
Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Bảo Tàng Thần đại Minh Mạn Noa La Nghi Quỹ - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh Chiên đà Việt Quốc Vương
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Nhật Xuất
Phật Thuyết Kinh Như Lai Trang Nghiêm Trí Tuệ Quang Minh Nhập Nhất Thiết Phật Cảnh Giới - Phần Bốn
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Sáu - Sáu Pháp - Phẩm Sáu - ðại Phẩm - Phần Sáu - Lời Cảm Hứng