Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Hai - Tương ưng Thọ - Phẩm Có Kệ - Phần Bảy - Tật Bệnh
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, Đời Hậu Hán
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BỐN
THIÊN SÁU SỨ
CHƯƠNG HAI
TƯƠNG ƯNG THỌ
PHẨM CÓ KỆ
PHẦN BẢY
TẬT BỆNH
Một thời Thế Tôn trú ở Vesali, Ðại Lâm, tại giảng đường của ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến gian phòng chữa bệnh. Sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỳ Kheo: Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến khi mệnh chung. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các ông.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là Tỳ Kheo chánh niệm?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là Tỳ Kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỳ Kheo, là Tỳ Kheo chánh niệm.
Và như thế nào, này các Tỳ Kheo, là Tỳ Kheo tỉnh giác?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác.
Khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác.
Khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác.
Khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác.
Khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác.
Khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác.
Khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, là Tỳ Kheo tỉnh giác.
Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo cần phải chánh niệm tỉnh giác khi thời đã đến. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các ông.
Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc thọ khởi lên.
Vị ấy tuệ tri như sau: Lạc thọ này khởi lên nơi ta. Lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên.
Do duyên gì?
Do duyên chính thân này, nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?
Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và lạc thọ.
Vị ấy trú, quán tiêu vong vaya.
Vị ấy trú, quán ly tham.
Vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Vị ấy trú, quán từ bỏ.
Do vị ấy trú, quán vô thường.
Do vị ấy trú, quán tiêu vong.
Do vị ấy trú, quán ly tham.
Do vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và lạc thọ của vị ấy, nên tham tùy miên đối với thân và lạc thọ được đoạn diệt.
Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khổ thọ khởi lên.
Vị ấy tuệ tri như sau: Khổ thọ này khởi lên nơi ta. Khổ thọ ấy có duyên, không phải không duyên.
Do duyên gì?
Do duyên chính thân này.
Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời khổ thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?
Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và khổ thọ.
Vị ấy trú, quán tiêu vong.
Vị ấy trú, quán ly tham.
Vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Vị ấy trú, quán từ bỏ.
Do vị ấy trú, quán vô thường.
Do vị ấy trú, quán tiêu vong.
Do vị ấy trú, quán ly tham.
Do vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và khổ thọ của vị ấy, nên sân tùy miên đối với thân và khổ thọ được đoạn diệt.
Này các Tỳ Kheo, nếu Tỳ Kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, bất khổ bất lạc thọ khởi lên.
Vị ấy tuệ tri như sau: Bất khổ bất lạc thọ này khởi lên nơi ta. Bất khổ bất lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên.
Do duyên gì?
Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh.
Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, thời bất khổ bất lạc thọ được khởi lên làm sao sẽ thường trú được?
Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và bất khổ bất lạc thọ.
Vị ấy trú, quán tiêu vong.
Vị ấy trú, quán ly tham.
Vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Vị ấy trú, quán từ bỏ.
Do vị ấy trú, quán vô thường.
Do vị ấy trú, quán tiêu vong.
Do vị ấy trú, quán ly tham.
Do vị ấy trú, quán đoạn diệt.
Do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và bất khổ bất lạc thọ của vị ấy, nên vô minh tùy miên đối với thân và bất khổ bất lạc thọ được đoạn diệt.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, vị ấy tuệ tri: Thọ ấy là vô thường.
Vị ấy tuệ tri: Ta không chấp trước thọ ấy.
Vị ấy tuệ tri: Ta không hoan hỷ thọ ấy.
Nếu vị ấy cảm thọ khổ thọ, nếu vị ấy cảm thọ bất khổ bất lạc thọ, vị ấy tuệ tri: Thọ ấy là vô thường.
Vị ấy tuệ tri: Ta không chấp trước thọ ấy.
Vị ấy tuệ tri: Ta không hoan hỷ thọ ấy.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.
Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.
Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân.
Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng.
Vị ấy tuệ tri rằng: Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, một cảm thọ cảm giác không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu.
Ví như, này các Tỳ Kheo, do duyên dầu và do duyên tim bấc, một ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc khô cạn, cháy hết, không được tiếp nhiên liệu thêm, ngọn đèn ấy bị tắt.
Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, khi Tỳ Kheo cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân.
Khi vị ấy đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng.
Vị ấy tuệ tri rằng: Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu.
***
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Năm - Phẩm Mười Bảy - Phẩm Tham Hành - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đại Bát Nhã Ba La Mật đa - Hội Thứ Ba - Phẩm Ba Mươi Mốt - Phẩm Tuyên Hóa - Phần Ba
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - Kinh Magandiya
Phật Thuyết Kinh Phạm Thiên Thưa Hỏi - Phần Bảy
Phật Thuyết Kinh Bách Dụ - Kinh Thứ Năm Mươi Bảy - Kinh đạp Miệng Trưởng Giả
Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm - Kinh Vô Thực Lạc
Phật Thuyết Kinh Trung Bộ - ðại Kinh Phương Quảng - Phần Năm - Tưởng
Phật Thuyết Kinh Thập Vãng Sanh A Di đà Phật Quốc
Phật Thuyết Kinh Duyên Sinh Sơ Thắng Phần Pháp Bản - Phần Hai
Phật Thuyết Kinh đà La Ni Tập - Phần Hai Mươi Mốt - Công đức Thiên Pháp